Danh mục

Xạ trị ngoài ung thư vú trái phối hợp hít sâu nín thở: Bước đầu thực hiện tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 7.84 MB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xạ trị là điều trị bổ túc cần thiết đối với ung thư vú (UTV), giúp giảm tái phát tại chỗ tại vùng và gia tăng sống còn, tuy nhiên xạ trị có tác dụng phụ lên tim mạch, nhất là với UTV trái. Nghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật xạ trị phối hợp DIBH trên thể tích đích, tim, các cơ quan lành khác trong xạ trị UTV trái.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xạ trị ngoài ung thư vú trái phối hợp hít sâu nín thở: Bước đầu thực hiện tại Bệnh viện Ung Bướu thành phố Hồ Chí MinhVÚXẠ TRỊ NGOÀI UNG THƯ VÚ TRÁI PHỐI HỢP HÍT SÂU NÍN THỞ: BƯỚC ĐẦU THỰC HIỆN TẠI BỆNH VIỆN UNG BƯỚU THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN CÔNG MỸ HÀ1, TRẦN THỊ XUÂN2, HỒ VĂN TRUNG3, PHAN NHẬT KHANG4, BÙI THỊ THÚY NGA4, VÕ TẤN LINH4, LÊ ANH PHƯƠNG5, TRẦN LƯƠNG THU THẢO6, NGUYỄN THỊ NHUNG6, NGUYỄN THỊ HỒNG THỌ6, NGUYỄN NGỌC YẾN6, TRẦN THỊ HỒNG DUYÊN6, TỪ VIỄN NGHỊ6, ĐẶNG VĂN KHOA6, TÔ THANH TÒNG6, TRẦN NGỌC BÍCH6, NGUYỄN MINH NHỰT6, LÊ THANH HIỀN6TÓM TẮT Mục tiêu: Xạ trị là điều trị bổ túc cần thiết đối với ung thư vú (UTV), giúp giảm tái phát tại chỗ tại vùng vàgia tăng sống còn, tuy nhiên xạ trị có tác dụng phụ lên tim mạch, nhất là với UTV trái. Nhiều nghiên cứu đãchứng minh biến chứng và tử vong do tim mạch tăng tỉ lệ thuận với liều trung bình lên tim. Xạ trị phối hợp hítsâu nín thở (DIBH) là một trong những phương pháp giúp giảm liều xạ lên tim hiệu quả. Chúng tôi thực hiệnnghiên cứu này nhằm đánh giá hiệu quả của kỹ thuật xạ trị phối hợp DIBH trên thể tích đích, tim, các cơ quanlành khác trong xạ trị UTV trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Từ tháng 10/2018 - 10/2019, 30 bệnh nhân (BN) UTV trái đượcxạ trị phối hợp DIBH với hệ thống RPM bằng máy TrueBeam tại bệnh viện Ung Bướu TP.Hồ Chí Minh. Bệnhnhân được chọn khi có tiền căn tim mạch; nguy cơ tim mạch cao; BN trẻ tuổi giai đoạn sớm; liều xạ vào timvượt ngưỡng dung nạp khi BN thở tự do (FB). Phần lớn bệnh nhân được xạ trị bằng kỹ thuật 3D-CRT (27 BN),sau khi lập hai kế hoạch xạ trị khi thở tự do và có hít sâu nín thở, chúng tôi so sánh liều xạ vào thể tích đích vàcác cơ quan lành để chọn kế hoạch xạ trị tối ưu. Kết quả nghiên cứu: So với kế hoạch xạ trị FB, kế hoạch có DIBH giúp cải thiện có ý nghĩa thể tích thànhngực/ tuyến vú (V95% = 96,4% so với 95,2%, P = 0,037); tất cả các chỉ số trên tim: Dmax (40,7Gy so với44,8Gy, P = 0,013), Dmean (3,0Gy so với 5,5Gy, P < 0,001), V25Gy (3,8Gy so với 9,4Gy, P < 0,001);động mạch gian thất trước (LAD): Dmax (36,9Gy so với 43,4Gy, P = 0,003), Dmean (24,6Gy so với 37,2Gy,P < 0,001), V25Gy (51,8% so với 88,1%, P < 0,001); phổi cùng bên: V20Gy (30,6% so với 37,2%, P < 0,001),Dmean (13,5Gy so với 16,1Gy, P < 0,001). Không khác biệt có ý nghĩa giữa liều xạ trên vú đối bên: Dmax(10,3Gy so với 9,9Gy, P = 0,827), D5% (1,3Gy so với 2,8Gy, P = 0,081); phổi đối bên: V5Gy (1,3% so với3,5%, P = 0,357) và V95% thể tích hạch nách/đỉnh nách trên đòn (97,6% so với 97,7%, P = 0,814), nền bướuxạ tăng cường (97,8% so với 97,4%, P = 0,667). Trung vị thời gian xạ trị có phối hợp hít sâu nín thở là 9,2 phút(3,9 – 127,0 phút, thường là 8,1 phút). Kết luận: Xạ trị phối hợp DIBH giúp giảm liều xạ vào tim phổi một cách rõ rệt mà vẫn đảm bảo đủ liều xạthể tích đích. Và vẫn cần thêm các nghiên cứu để đánh giá trực tiếp hiệu quả cải thiện độc tính lên tim mạch vàtìm các tiêu chí lựa chọn bệnh nhân thích hợp cho kỹ thuật này. Từ khóa: Ung thư vú trái; xạ trị; hít sâu nín thở; nguy cơ tim mạch; tử suất do tim.1 BSCKI. Khoa Xạ 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM2 BSCKII. Phó Trưởng Khoa Xạ 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM3 BSCKII. Trưởng Khoa Xạ 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM4 Kỹ sư Khoa Kỹ thuật Phóng xạ - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM5 BSCKII. Trưởng Khoa Xạ 1 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM6 Kỹ thuật viên Khoa Xạ 1 - Bệnh viện Ung Bướu TP. HCM442 TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM VÚABSTRACT Deep inspiration breath-hold technique in left side breast cancer radiation therapy: Pilot study in Ho Chi Minh City Oncology Hospital Objects: Adjuvant radiation therapy in the postmastectomy setting or as part of breast-conserving therapyimproves local control and overall survival; however, radiation therapy has side effects on cardiovascularsystem, especially with left side breast cancer. Many studies have demonstrated that cardiovascularcomplications and deaths increase with mean dose to the heart. Deep inspiration breath-hold technique is onemethods to reduce heart dose effectively. The purpose of this study was to evaluate the efficacy of deepinspiration breath-hold (DIBH) technique on target organs, the heart and other organs at-risk in radiationtherapy of left-sided breast cancer. Methods: From Oct. 2018 to Oct. 2019, thirty left - sided breast cancer patient underwent adjuvantradiation therapy with DIBH technique using RPM system on TrueBeam at Ho Chi Minh Oncology Hospital.Patients are selected if having history of cardio ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: