Xác định hàm lượng crinamidin trong một số thực phẩm chức năng bằng GC-MS/MS
Số trang: 5
Loại file: pdf
Dung lượng: 494.95 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết tiến hành xây dựng phương pháp nhằm xác định hàm lượng Crinamidin trong các sản phẩm thực phẩm chức năng bằng sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS). Từ đó góp phần kiểm soát chất lượng của các chế phẩm Trinh nữ hoàng cung trên thị trường, nâng cao hiệu quả cho người sử dụng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định hàm lượng crinamidin trong một số thực phẩm chức năng bằng GC-MS/MS NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CRINAMIDIN TRONG MỘT SỐ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG BẰNG GC-MS/MS Lê Thị Liên1, Bạch Thúy Anh2, Cao Công Khánh2, Trần Nguyên Hà1, Lê Thị Hồng Hảo2 1 Trường đại học Dược Hà Nội 2 Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Ngày đến tòa soạn: 22/1/2018; Ngày sửa bài sau phản biện: 2/3/2018; Ngày chấp nhận đăng: 9/3/2018) Tóm tắt P HƯƠNG pháp xác định hàm lượng Crinamidin bằng sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS) đã được xây dựng và thẩm định trên nền mẫu thực phẩm chức năng. Phương pháp được thực hiện trên cột DB5-MS, kết hợp với detector khối phổ ba tứ cực. Phương pháp được đánh giá về độ đặc hiệu, đường chuẩn, độ đúng, độ chụm, giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ). Đường chuẩn được xây dựng trong khoảng nồng độ từ 5ppm-50ppm với hệ số tương quan là 0,9970. Độ thu hồi với ba mức nồng độ đều đạt trên 90,1%. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp lần lượt là 3 và 10 mg/kg. Tất cả các kết quả thu được đều đáp ứng yêu cầu của AOAC trên nền mẫu thực phẩm chức năng. Phương pháp được ứng dụng để phân tích 34 mẫu thực tế trên địa bàn Hà Nội. Từ khóa: Crinamidin, sắc ký khí khối phổ hai lần (GS-MS/MS) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trinh nữ hoàng cung (TNHC) là loại dược liệu được sử dụng ngày càng nhiều tại Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được các tác dụng của TNHC trên u xơ tử cung, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, phổi [2]. Ngoài ra TNHC còn có khả năng chống ngưng kết tiểu cầu, chống độc tế bào, ức chế sự hình thành mạch máu của các tế bào nội mô tĩnh mạch rốn ở người (HUVECs) và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể. Hiện nay thực phẩm chức năng chứa TNHC xuất hiện trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Việc tiêu chuẩn hóa chế phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát chất lượng. Crinamidin là alkaloid đại diện được lựa chọn để xác định hàm lượng nhằm đánh giá tiêu chuẩn của chế phẩm. Mặc dù trong Dược điển Việt Nam đã có phương pháp xác định hàm lượng Crinamidin bằng HPLC trên nền mẫu dược liệu, tuy nhiên vẫn gặp những khó khăn trong quá trình phân tích do hạn chế về độ nhạy và độ đặc hiệu, nhất là trên nền mẫu phức tạp như thực phẩm chức năng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng phương pháp nhằm xác định hàm lượng Crinamidin trong các sản phẩm thực phẩm chức năng bằng sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS). Từ đó góp phần kiểm soát chất lượng của các chế phẩm TNHC trên thị trường, nâng cao hiệu quả cho người sử dụng. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là Crinamidin. Mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là các thực phẩm chức năng: viên nang cứng, trà túi lọc. 2.2. Thiết bị và dụng cụ Thiết bị phân tích sử dụng trong nghiên cứu là hệ thống GC-MS/MS gồm máy GC 7890A và khối phổ MS 7000B (ba tứ cực) của Agilent. Cột sắc ký khí DB5MS (30m x 0,25mm x 0,25 µm) được sử dụng để phân tích Crinamidin. 2.3. Hóa chất và chất chuẩn - Dung dịch chuẩn Crinamidin 200 µg/mL (Bộ môn Hóa phân tích kiểm nghiệm, Trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, 93,1%) được pha trong chloroform, bảo quản ở 2-8οC. - Nội chuẩn (IS) Cafein 1000 µg/mL (Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương), được pha trong chloroform, bảo quản ở 2-8οC. 1 Điện thoại: 0912111463 Email: lelien274@gmail.com Tạp chí KIỂM NGHIỆM VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Số 1-2018) 3 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Các dung môi gồm chloroform, methanol, acid hydrochloric, ammoniac thuộc loại tinh khiết phân tích (Merck). 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp xử lý mẫu Đồng nhất mẫu: Viên nang cứng, lấy 20 viên, loại bỏ vỏ nang và gộp mẫu đồng nhất. Nền mẫu thực phẩm chức năng là nền mẫu rất phức tạp do chứa nhiều loại dược liệu khác nhau và các tá dược nên việc lựa chọn dung môi chiết và quy trình xử lý mẫu là rất quan trọng. Crinamidin là một alkaloid, ở dạng bazơ tan tốt trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước; khi chuyển sang dạng muối lại tan tốt trong nước và không tan trong dung môi hữu cơ. Vì vậy, chúng tôi đã dựa trên tính chất này và tham khảo các tài liệu [1,2,4,5] để chiết Crinamidin ra khỏi nền mẫu. Quá trình đun hồi lưu mẫu: các điều kiện về dung môi chiết, thời gian và số lần chiết được khảo sát lựa chọn quy trình chiết Crinamidin tối ưu. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chiết lỏng - lỏng để loại tạp và làm giàu mẫu. 2.4.2. Phương pháp sắc ký khí khối phổ hai lần Crinamidin và nội chuẩn Cafein được tối ưu sử dụng nguồn ion hóa va chạm electron (EI), chế độ quét lựa chọn đa phản ứng (MRM). Mỗi chất chọn ion mẹ và thực hiện tối ưu các điều kiện phân mảnh để chọn ra 2-3 ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định hàm lượng crinamidin trong một số thực phẩm chức năng bằng GC-MS/MS NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CRINAMIDIN TRONG MỘT SỐ THỰC PHẨM CHỨC NĂNG BẰNG GC-MS/MS Lê Thị Liên1, Bạch Thúy Anh2, Cao Công Khánh2, Trần Nguyên Hà1, Lê Thị Hồng Hảo2 1 Trường đại học Dược Hà Nội 2 Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Ngày đến tòa soạn: 22/1/2018; Ngày sửa bài sau phản biện: 2/3/2018; Ngày chấp nhận đăng: 9/3/2018) Tóm tắt P HƯƠNG pháp xác định hàm lượng Crinamidin bằng sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS) đã được xây dựng và thẩm định trên nền mẫu thực phẩm chức năng. Phương pháp được thực hiện trên cột DB5-MS, kết hợp với detector khối phổ ba tứ cực. Phương pháp được đánh giá về độ đặc hiệu, đường chuẩn, độ đúng, độ chụm, giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ). Đường chuẩn được xây dựng trong khoảng nồng độ từ 5ppm-50ppm với hệ số tương quan là 0,9970. Độ thu hồi với ba mức nồng độ đều đạt trên 90,1%. Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng của phương pháp lần lượt là 3 và 10 mg/kg. Tất cả các kết quả thu được đều đáp ứng yêu cầu của AOAC trên nền mẫu thực phẩm chức năng. Phương pháp được ứng dụng để phân tích 34 mẫu thực tế trên địa bàn Hà Nội. Từ khóa: Crinamidin, sắc ký khí khối phổ hai lần (GS-MS/MS) I. ĐẶT VẤN ĐỀ Trinh nữ hoàng cung (TNHC) là loại dược liệu được sử dụng ngày càng nhiều tại Việt Nam. Đã có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh được các tác dụng của TNHC trên u xơ tử cung, ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày, phổi [2]. Ngoài ra TNHC còn có khả năng chống ngưng kết tiểu cầu, chống độc tế bào, ức chế sự hình thành mạch máu của các tế bào nội mô tĩnh mạch rốn ở người (HUVECs) và điều hòa hệ miễn dịch của cơ thể. Hiện nay thực phẩm chức năng chứa TNHC xuất hiện trên thị trường rất phong phú và đa dạng. Việc tiêu chuẩn hóa chế phẩm đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kiểm soát chất lượng. Crinamidin là alkaloid đại diện được lựa chọn để xác định hàm lượng nhằm đánh giá tiêu chuẩn của chế phẩm. Mặc dù trong Dược điển Việt Nam đã có phương pháp xác định hàm lượng Crinamidin bằng HPLC trên nền mẫu dược liệu, tuy nhiên vẫn gặp những khó khăn trong quá trình phân tích do hạn chế về độ nhạy và độ đặc hiệu, nhất là trên nền mẫu phức tạp như thực phẩm chức năng. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xây dựng phương pháp nhằm xác định hàm lượng Crinamidin trong các sản phẩm thực phẩm chức năng bằng sắc ký khí khối phổ hai lần (GC-MS/MS). Từ đó góp phần kiểm soát chất lượng của các chế phẩm TNHC trên thị trường, nâng cao hiệu quả cho người sử dụng. II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là Crinamidin. Mẫu được sử dụng trong nghiên cứu là các thực phẩm chức năng: viên nang cứng, trà túi lọc. 2.2. Thiết bị và dụng cụ Thiết bị phân tích sử dụng trong nghiên cứu là hệ thống GC-MS/MS gồm máy GC 7890A và khối phổ MS 7000B (ba tứ cực) của Agilent. Cột sắc ký khí DB5MS (30m x 0,25mm x 0,25 µm) được sử dụng để phân tích Crinamidin. 2.3. Hóa chất và chất chuẩn - Dung dịch chuẩn Crinamidin 200 µg/mL (Bộ môn Hóa phân tích kiểm nghiệm, Trường Đại học y dược thành phố Hồ Chí Minh, 93,1%) được pha trong chloroform, bảo quản ở 2-8οC. - Nội chuẩn (IS) Cafein 1000 µg/mL (Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương), được pha trong chloroform, bảo quản ở 2-8οC. 1 Điện thoại: 0912111463 Email: lelien274@gmail.com Tạp chí KIỂM NGHIỆM VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM (Số 1-2018) 3 NGHIÊN CỨU KHOA HỌC - Các dung môi gồm chloroform, methanol, acid hydrochloric, ammoniac thuộc loại tinh khiết phân tích (Merck). 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Phương pháp xử lý mẫu Đồng nhất mẫu: Viên nang cứng, lấy 20 viên, loại bỏ vỏ nang và gộp mẫu đồng nhất. Nền mẫu thực phẩm chức năng là nền mẫu rất phức tạp do chứa nhiều loại dược liệu khác nhau và các tá dược nên việc lựa chọn dung môi chiết và quy trình xử lý mẫu là rất quan trọng. Crinamidin là một alkaloid, ở dạng bazơ tan tốt trong dung môi hữu cơ, không tan trong nước; khi chuyển sang dạng muối lại tan tốt trong nước và không tan trong dung môi hữu cơ. Vì vậy, chúng tôi đã dựa trên tính chất này và tham khảo các tài liệu [1,2,4,5] để chiết Crinamidin ra khỏi nền mẫu. Quá trình đun hồi lưu mẫu: các điều kiện về dung môi chiết, thời gian và số lần chiết được khảo sát lựa chọn quy trình chiết Crinamidin tối ưu. Nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp chiết lỏng - lỏng để loại tạp và làm giàu mẫu. 2.4.2. Phương pháp sắc ký khí khối phổ hai lần Crinamidin và nội chuẩn Cafein được tối ưu sử dụng nguồn ion hóa va chạm electron (EI), chế độ quét lựa chọn đa phản ứng (MRM). Mỗi chất chọn ion mẹ và thực hiện tối ưu các điều kiện phân mảnh để chọn ra 2-3 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Xác định hàm lượng crinamidin Thực phẩm chức năng Hàm lượng crinamidin trong thực phẩm chức năng Chế phẩm Trinh nữ hoàng cung Hoạt tính sinh học của crinamidinGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài thuyết trình môn Thực phẩm chức năng: Thực phẩm chức năng từ chất béo và các chế phẩm
42 trang 162 0 0 -
82 trang 118 0 0
-
Tiểu luận Đề tài: Hệ thống phân phối nhũ tương trong thực phẩm chức năng
32 trang 72 1 0 -
Bài thuyết trình môn Thực phẩm chức năng: Phát triển các thành phần chức năng
14 trang 48 0 0 -
6 trang 45 0 0
-
8 trang 36 0 0
-
59 trang 32 0 0
-
Bài thu hoạch Công nghệ thực phẩm: Thực phẩm chức năng, xu hướng phát triển và cơ hội nghề nghiệp
37 trang 32 0 0 -
7 thực phẩm người bị tiểu đường nên tránh
3 trang 31 0 0 -
Cuối năm khám sức khỏe định kỳ
4 trang 28 0 0