Danh mục

Xác định khả năng thích hợp đất đai cho phát triển nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 414.03 KB      Lượt xem: 27      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Xác định khả năng thích hợp đất đai cho phát triển nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang" nhằm xác định khả năng thích nghi đất đai cho các loại hình sản xuất nông nghiệp chính trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là cơ sở đề xuất vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng tập trung. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định khả năng thích hợp đất đai cho phát triển nông nghiệp huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang HỆ THỐNG THÔNG TIN, VIỄN THÁM VÀ TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ XÁC ĐỊNH KHẢ NĂNG THÍCH HỢP ĐẤT ĐAI CHO PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP HUYỆN CHÂU THÀNH, TỈNH TIỀN GIANG Phan Chí Nguyện1, Ngô Minh Thành2, Phạm Thanh Vũ1 1 Khoa Môi trƣờng và Tài nguyên Thiên nhiên, Đại học Cần Thơ 2 Văn phòng Đăng ký Đất đai tỉnh Tiền Giang, tỉnh Tiền Giang Liên hệ email:pcnguyen132@gmail.com TÓM TẮT Nghiên cứu nhằm xác định khả năng thích nghi đất đai cho các loại hình sản xuất nông nghiệp chính trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là cơ sở đề xuất vùng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng tập trung. Các phƣơng pháp đã đƣợc nghiên cứu sử dụng bao gồm phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp; phƣơng pháp đánh giá thích nghi đất đai (FAO, 2007) và phƣơng pháp bản đồ. Kết quả nghiên cứu đã thành lập đƣợc 7 đơn vị đất đai từ điều kiện thổ nhƣỡng và ngập lũ. Từ khả năng thích hợp đất đai cho ba kiểu sử dụng đất lúa 3 vụ, chuyên màu và cây ăn trái, kết quả đã xác định đƣợc năm vùng thích nghi đất đai. Trên cơ sở đó, nghiên cứu đã đề xuất đƣợc ba vùng sản xuất nông nghiệp theo hƣớng sản xuất tập trung cho huyện phù hợp với điều kiện tự nhiên. Ngoài ra, kết quả cũng đã đề xuất đƣợc một số giải pháp nhằm khắc phục những yếu tố hạn chế làm ảnh hƣởng đến khả năng phù hợp của cây trồng để nâng cao hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trong thời gian tới. Kết quả là cơ sở khoa học giúp các nhà hoạch định chiến lƣợc phát triển nông nghiệp định hƣớng sử dụng đất hợp lý cho huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang thích ứng với biến đổi khí hậu ngày càng phức tạp. Từ khóa: Đán g á đất, Tiềm năng đất đ , đất nông nghiệp, Châu Thành - Tiền Giang. 1. MỞ ĐẦU Đồng bằng sông Cửu Long đƣợc biết đến nhƣ là một trong những trung tâm nông nghiệp lớn nhất Việt Nam và có tầm ảnh hƣởng đến phạm vi toàn cầu với hệ thống canh tác đa dạng, các yếu tố về thổ nhƣỡng, nguồn nƣớc và khí hậu (Nguyễn Hiếu Trung và cs, 2012). Bên cạnh đó, tình hình biến đổi khí hậu trong những năm gần đây đã ảnh hƣởng rất nhiều đến sản xuất nông nghiệp của ngƣời dân (Nguyễn Văn Bé và cs, 2017). Huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang là một huyện có tiềm năng phát triển nông nghiệp với sự đa dạng về mô hình canh tác, tài nguyên nƣớc phong phú (Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành, 2019). Tuy vậy, điều kiện hiện nay bị thay đổi nhiều do diễn biến ngập lũ ngày càng phức tạp, tình trạng khô hạn kéo dài và tình hình xâm nhập mặn đã tác động đến quá trình canh tác nông nghiệp của ngƣời dân trên địa bàn huyện (Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Châu Thành, 2019). Thêm vào đó, tình trạng chuyển đổi sử dụng đất nông nghiệp mang tính tự phát, không theo quy hoạch và định hƣớng phát triển của địa phƣơng cũng là một vấn đề cần đƣợc quan tâm trong ngành nông nghiệp (Phạm Thanh Vũ và cs, 2019). Ngoài ra, hiện nay trong quá trình sản xuất nông nghiệp ngƣời dân đã sử dụng quá nhiều phân, thuốc bảo vệ thực vật làm tác động ảnh hƣởng xấu đến tài nguyên đất đai của huyện (Lê Văn Khoa và Trần Bá Linh, 2013). 233 | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC Từ những thực tiễn trên, việc đánh giá thực trạng canh tác nông nghiệp và xác định tiềm năng đất đai nhằm tạo nên cơ sở khoa học giúp nhà quản lý hoạch định chiến lƣợc phát triển nông nghiệp mang tính bề vững và tập trung là vấn đề cần đƣợc thực hiện cho huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang hiện nay. 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Phƣơng pháp thu thập số liệu Nghiên cứu tiến hành thu thập các số liệu, tài liệu và bản đồ về hiện trạng sử dụng đất, tình hình sản xuất nông nghiệp và thống kê đất đai trên địa bàn vùng nghiên cứu tại Phòng Tài nguyên và Môi trƣờng và Phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng đã khảo sát thực địa nhằm khoanh vẽ lại các vùng sản xuất, cũng nhƣ các bản đồ tài nguyên nƣớc, xâm nhập mặn cho việc xác định tiềm năng đất đai cho phát triển nông nghiệp của huyện. Ngoài ra, nghiên cứu kế thừa dữ liệu bản đồ đất huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang từ Bộ môn Tài nguyên Đất đai - Trƣờng Đại học Cần Thơ để đánh giá về đặc tính thổ nhƣỡng cho sự sinh trƣởng và phát triển của cây trồng. 2.2. Phƣơng pháp xử lý số liệu Các số liệu sau khi thu thập đƣợc tổng hợp bằng phần mềm Microsoft Excel để vẽ biểu đồ so sánh, phân tích và đánh giá thống kê mô tả phi tham số. Bản đồ đƣợc tổng hợp bằng công cụ GIS với sự hỗ trợ của phần mềm Mapinfo 15.0 để xây dựng các bản đồ chuyên đề phù hợp với nghiên cứu. 2.3. Phƣơng pháp đánh giá thích nghi đất đai Phƣơng pháp này đƣợc thực hiện dựa trên quy trình đánh giá thích nghi đất đai của FAO (1976) để xây dựng những vùng thích nghi đất đai cho các kiểu sử dụng đất chính trên địa bàn huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang với 05 bƣớc thực hiện cơ bản nhƣ Hình 1. Nguồn: FAO, 1976; Lê Quang Trí, 2010 Hình 1. Quy trình thực hiện đánh giá thích nghi đất đai định tính 234 | HỆ THỐNG THÔNG TIN, VIỄN THÁM VÀ TRẮC ĐỊA - BẢN ĐỒ 2.4. Phƣơng pháp ản đồ - Geographic Imformation System (GIS) Các dữ liệu bản đồ đƣợc thu thập với hình thức đƣợc số hóa và dạng khoanh vẽ trên giấy đƣợc chuẩn hóa lên cùng hệ tọa độ VN 2000/WGS 84 zone 48 (6 Degree). Sau đó tiến hành số hóa lại các bản đồ đơn tính nhƣ đất, nƣớc và bản đồ hiện trạng sử dụng đất nông nghiệp. Các bản đồ đơn tính đƣợc chồng xếp lại với nhau bằng công cụ hỗ trợ Mapinfo 15.0 để xây ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: