Danh mục

Xác định nhu cầu sử dụng nước tưới trong trồng trọt đối với một số cây trồng chính trên địa bàn thành phố Đà Lạt bằng mô hình Cropwat

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 421.52 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đề tài sử dụng mô hình Cropwat để tính toán nhu cầu nước tưới trong tồng trọt đối với 5 loại cây chính: Súp lơ, ớt chuông, khoai tây, dâu tây và hành lá trên địa bàn phường 9 thành phố Đà Lạt. Đề tài sử dụng số liệu khí tượng của Cục niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng và tài liệu thổ nhưỡng trên địa bàn phường 8, thành phố Đà Lạt nhằm xác định nhu cầu nước tưới trong trồng trọt trên địa bàn Thành phố bằng mô hình Cropwat, cung cấp tài liệu cho việc quản lý tưới của 05 loại cây chính và hướng dẫn cách sử dụng mô hình Cropwat để xác định nhu cầu tưới cho các loại cây trồng khác.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định nhu cầu sử dụng nước tưới trong trồng trọt đối với một số cây trồng chính trên địa bàn thành phố Đà Lạt bằng mô hình Cropwat Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 XÁC ĐỊNH NHU CẦU SỬ DỤNG NƯỚC TƯỚI TRONG TRỒNG TRỌT ĐỐI VỚI MỘT SỐ CÂY TRỒNG CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ LẠT BẰNG MÔ HÌNH CROPWAT Trần Lê Trang - 1510541 Nguyễn Thành Trung - 1510545 Phạm Quang Trung - 1510544 Nguyễn Văn Bình - 1513173 Hoàng Minh Phương - 1510527 Tô Ngọc Thắng - 1513221 Phạm Thị Thúy An - 1513168 Nguyễn Thế Long - 1513198 Lớp MTK39, Khoa Môi trường và Tài nguyên Đề tài sử dụng mô hình Cropwat để tính toán nhu cầu nước tưới trong tồng trọt đối với 5 loại cây chính: Súp lơ, ớt chuông, khoai tây, dâu tây và hành lá trên địa bàn phường 9 thành phố Đà Lạt. Đề tài sử dụng số liệu khí tượng của Cục niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng và tài liệu thổ nhưỡng trên địa bàn phường 8, thành phố Đà Lạt nhằm xác định nhu cầu nước tưới trong trồng trọt trên địa bàn Thành phố bằng mô hình Cropwat, cung cấp tài liệu cho việc quản lý tưới của 05 loại cây chính và hướng dẫn cách sử dụng mô hình Cropwat để xác định nhu cầu tưới cho các loại cây trồng khác. 1. MỞ ĐẦU Đà Lạt là thành phố có ngành du lịch, dịch vụ phát triển với tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn phong phú. Trong đó, nông nghiệp là ngành đóng vai trò mũi nhọn trong ngành kinh tế của thành phố khi chi phối gần 80% nền kinh tế. Chỉ tính riêng các loại cây ngắn ngày và các loại hoa, diện tích canh tác nông nghiệp trên địa bàn thành phố đã lên đến hơn 12.000 ha. Trong đó, có rất nhiều loại cây mang lại giá trị kinh tế cao như: dâu tây, khoai tây, ớt chuông, súp lơ, hoa cúc, hoa hồng,.. Tuy nhiên theo tài liệu Biến đổi khí hậu Lâm Đồng, đã có số liệu thống kê cụ thể dự báo thiếu hụt nước trên địa bàn tỉnh. Tính đến năm 2020, Đà Lạt sẽ thiếu 7,90.106 m3vào tháng 1, 2 và 3 dự kiến đến năm 2050 con số thiếu hụt nước này lên đến 8,84.106 m3. Các số liệu này cho thấy nếu không điều chỉnh phương thức sử dụng nước hiện tại thì tương lai thiếu hụt nước cho hoạt động nông nghiệp là điều khó tránh khỏi. Do đó, nghiên cứu xác định nhu cầu sử dụng nước tưới hiện nay cho nông nghiệp thành phố Đà Lạt là cần thiết. Tuy nhiên do hạn chế về kinh phí và nguồn nhân lực nên đề tài “Xác định nhu cầu sử dụng nước tưới trong trồng trọt đối với một số loại cây trồng chính trên địa bàn thành phố Đà Lạt bằng mô hình Cropwat” chỉ tập trung cho 05 loại cây: Súp lơ, khoai tây, dâu tây, ớt chuông và hành lá thuộc địa bàn phường 08 thành phố Đà Lạt. 109 Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 Để tính toán nhu cầu nước cho cây trồng (CWR), CROPWAT cẫn dữ liệu về sự bốc thoát hơi nước ETo. CROPWAT chấp nhận người sử dụng hoặc nhập các giá trị ETo được đo đạc, hoặc nhập các giá trị về nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và số giờ nắng để CROPWAT tính ETo từ công thức Penman-Monteith. Trong Đề tài nghiên cứu, nhóm chúng tôi nhập các giá trị nhiệt độ, độ ẩm, tốc độ gió và số giờ nắng được thu thập từ Cục niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng để CROPWAT tính ETo từ công thức Penman-Monteith. Dữ liệu mưa cung cần thiết như một dữ liệu đầu vào để CROPWAT lên kế hoạch tính toán CWR.Cuối cùng là dữ liệu cây trồng và dữ liệu về đất Hình 1. Sơ đồ tiến trình nghiên cứu 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp tài liệu • Thu thập, tổng hợp các số liệu liên quan đến hoạt động canh tác nông nghiệp, bao gồm: Diện tích canh tác, năng suất, sản lượng của các loại cây trồng trên địa bàn thành phố Đà Lạt. Chọn 5 loại cây trồng ngắn ngày, mang tính đại diện và ưu tiên những loại cây có sẵn hệ số cây trồng (Kc) trong mô hình Cropwat làm đối tượng nghiên cứu. • Thu thập, tổng hợp các số liệu khí tượng thủy văn trong 10 năm (2005-2015), bao gồm: số liệu về các yếu tố khí tượng thủy văn như lượng mưa, số giờ nắng, nhiệt độ không khí, độ ẩm không khí, nhiệt độ,… Từ cục niên giám thống kê tỉnh Lâm Đồng. • Xử lý số liệu 110 Kỷ yếu tóm tắt Hội nghị nghiên cứu khoa học sinh viên 2018 2.1.2. Phương pháp khảo sát thực địa Khảo sát thực địa nhằm mục đích điều tra về tình hình tưới nước cho cây trồng, phương pháp tưới của cây, lịch mùa vụ của cây, diện tích đất trồng các loại cây của hộ dân, loại đất. Lựa chọn và tiến hành điều tra 10 vườn đang trồng các loại cây nghiên cứu,trong đó cây ớt chuông trồng 100% trong nhà kính và 4 loại cây trồng còn lại trồng ngoài trời. Xây dựng biểu mẫu ghi nhận thông số đầu vào cho mô hình: Độ ẩm có sẵn trong đất trước mùa vụ, tính toán tổng lượng nước có sẵn, chiều dài của rễ, chiều cao lớn nhất của cây. Sử dụng thiết bị đo độ ẩm của đất. 2.1.3. Phương pháp mô hình Chương trình CROPWAT được thiết lập bởi 8 mô đun khác nhau, bao gồm 5 môđun dữ liệu đầu vào và 3 môđun tính toán. Các môđun dữ liệu đầu vào bao gồm: Climate ( khí hậu)/ ETo: Cung cấp các số liệu đo đạc được hoặc các dữ liệu khí hậu để tính toán ETo theo Penman-Monteith; Rain: số liệu đầu vào về lượng mưa và tính toán ản ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: