![Phân tích tư tưởng của nhân dân qua đoạn thơ: Những người vợ nhớ chồng… Những cuộc đời đã hóa sông núi ta trong Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm](https://timtailieu.net/upload/document/136415/phan-tich-tu-tuong-cua-nhan-dan-qua-doan-tho-039-039-nhung-nguoi-vo-nho-chong-nhung-cuoc-doi-da-hoa-song-nui-ta-039-039-trong-dat-nuoc-cua-nguyen-khoa-136415.jpg)
Xác định thành phần hóa học của tinh dầu quả Quất (Citrus japonica ‘Japonicia') thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
Số trang: 7
Loại file: pdf
Dung lượng: 295.90 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nguyên liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là vỏ quả Quất. Tiến hành thu nhận tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Phân tích thành phần hóa học bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định thành phần hóa học của tinh dầu quả Quất (Citrus japonica ‘Japonicia’) thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU QUẢ QUẤT (CITRUS JAPONICA ‘JAPON C ’) THU ĐƯỢC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT LÔI CUỐN HƠ NƯỚC Võ Xuân Đạt, Nguyễn Trọng Nguyễn, Nguyễn Thị Quỳnh Như, Nguyễn Thị Hậu Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Trịnh Thị Lan Anh TÓM TẮT Nguyên liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là vỏ quả Quất. Tiến hành thu nhận tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Phân tích thành phần hoá học bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS). Thu nhận được tinh dầu vỏ quả Quất có chứa 44 cấu tử, trong đó các hợp chất thuộc nhóm Sesquiterpene chiếm tỷ lệ cao, các chất này bao gồm: Nerolidol (18,8%), Guaiol (12,48%), Germacrene D (8,48%), as-Linalool (7,74%) và 2-Cyclohexen-1-ol,4-ethyl-1,4-dimethyl (6,39%). Những thành phần này có khả năng kháng oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng côn trùng,… tạo hương cho nước hoa. Hứa hẹn ứng dụng trong y học, thực phẩm và mỹ phẩm. Từ khóa: chỉ số hóa lý, Citrus japonica ‘japonicia, chưng cất lôi cuốn hơi nước, GC – MS, hoạt tính sinh học. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tắc hay còn gọi là Quất họ cam chanh (Rutaceae), loài này dễ trồng nên được trồng phổ biến ở Việt Nam. Trái Quất ngoài việc làm cảnh trong những ngày Tết cổ truyền, còn được dùng làm thay chanh trong một số món ăn, thức uống và gia vị. Các nghiên cứu về tính chất vật lý, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu Quất thu nhận được bằng các kỹ thuật tách chiết hiện đại đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Ahmad và cộng sự (2006) đã nghiên cứu tính chất lý học của tinh dầu chiết xuất từ vỏ của các loài thuộc chi Citrus. Nguyễn Thị Thảo Trân và cộng sự (2009) đã thu nhận tinh dầu từ vỏ quả và lá quất (Fortunella japonica). Nguyễn Thị Lý và cộng sự (2019) đã tách chiết tinh dầu và alkaloid từ vỏ quả Quất. Atti-Santos và cộng sự (2005) đã thu nhận tinh dầu từ chanh bằng phương pháp chưng cất lôi cuối hơi nước và phương pháp CO2 siêu tới hạn. Nguyễn Đắc Phát (2010) đã nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ vỏ bưởi Năm Roi. Các nghiên cứu về tinh dầu lá và vỏ Quất được thực hiện khá nhiều trên thế giới nhưng ở tại Việt Nam còn hạn chế. Hơn nữa, vùng canh tác và phương pháp trích ly cũng ảnh hưởng đến thành phần hóa học của tinh dầu. Việc xác định thành phần hóa học của tinh dầu giúp hiểu biết về vai trò và tác dụng dược lý và ứng dụng. 484 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nguyên liệu sử dụng tách tinh dầu trong nghiên cứu này là: quả Quất (Citrus japonica Thumb) có nguồn gốc từ các tỉnh phía Nam và được thu mua trực tiếp tại vườn thuộc xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Nguyên liệu tươi, không bị nấm mốc quả xanh tươi, đạt độ trưởng thành và không bị sâu bệnh. 2.2 Phương pháp chưng cất Sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Đây là phương pháp đầu tiên được dùng để tách tinh dầu ra khỏi nguyên liệu thực vật. Cơ sở của phương pháp này là nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ thấp hơn nhiệt độ sôi của các cấu tử thành phần. Do đó, khi chưng cất hơi nước các cấu tử tinh dầu sẽ được tách ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của nước, vì vậy sẽ hạn chế sự biến tính hóa học (sự oxy hóa, nhiệt phân,...) các cấu tử tinh dầu. Trong quá trình chưng cất, hơi nước sẽ được thẩm thấu vào các mô nguyên liệu, sau đó sẽ hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo các hợp chất hữu cơ trong thành phần tinh dầu. Dịch chưng cất sẽ được ngưng tụ và phân tách thành 2 lớp (lớp tinh dầu bên trên và lớp nước ở bên dưới) trong hệ thống ngưng tụ. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định (AOAC, 2000). 2.3 Quy trình tách chiết Tinh dầu được ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đun nóng cổ điển với bộ chưng cất 1.000 ml (bộ tách chiết tinh dầu nhẹ). Mỗi lần thí nghiệm sử dụng 200 g nguyên liệu và 450 ml nước. Tiến hành trích ly trong khoảng thời gian nhất định. Sử dụng phễu chiết để tách riêng tinh dầu và nước, làm khan nước bằng Na2SO4 khan để thu tinh dầu tinh khiết. 2.4 Thành phần hóa học Xác định thanh phần hóa học zbằng phương pháp sắc ký khí ghép phổ (GC - MS) trên máy HP 5890GC/5972MS, cột mao quản: RTX 5 (30,0m.250), nhiệt độ injector: 250 oC, tốc độ phòng: 3 ml/phút. Chương trình nhiệt: Nhiệt độ đầu 40 oC, tăng 2 oC/phút, đến 80 oC lưu 4 phút, tăng 4 oC/phút đến 180 oC, lưu 6 phút, tăng 15oC/phút đến 280 oC và lưu 2 phút. 2.5 Chỉ số vật lý và hóa học Tỷ trọng được xác định bằng tỷ trọng kế thủy tinh. Chỉ số khúc xạ được xác định trên khúc xạ kế WYA - S ABBE. Các chỉ số acid (IA), ester (IE), savon hóa (IS) được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam. 485 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Quy trình hoàn thiện tách chiết tinh dầu quả Quất Quả quất Xử lý Tỷ lệ nước/nguyên liệu (v/w): 6/1 Xay Thời gian xay 2 phút Ngâm Nồng độ NaCl: 0% Thời gian ngâm nước: 3h Chưng cất lôi cuốn hơi nước Thời gian chưng cất: 80 phút Ngưng tụ Phân ly Tinh dầu thô Làm khan Na2SO4 khan Lắng, gạn Tinh dầu Quất 3.2 Kết quả đánh giá cảm quan và xác định các chỉ số hóa lý tinh dầu Quất 3.2.1 Mô tả tính chất cảm quan tinh dầu Quất Bảng 1. Tính chất cảm quan tinh dầu Quất Tính chất cảm quan ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xác định thành phần hóa học của tinh dầu quả Quất (Citrus japonica ‘Japonicia’) thu được bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước XÁC ĐỊNH THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TINH DẦU QUẢ QUẤT (CITRUS JAPONICA ‘JAPON C ’) THU ĐƯỢC BẰNG PHƯƠNG PHÁP CHƯNG CẤT LÔI CUỐN HƠ NƯỚC Võ Xuân Đạt, Nguyễn Trọng Nguyễn, Nguyễn Thị Quỳnh Như, Nguyễn Thị Hậu Viện Khoa học Ứng dụng HUTECH, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Trịnh Thị Lan Anh TÓM TẮT Nguyên liệu được sử dụng trong nghiên cứu này là vỏ quả Quất. Tiến hành thu nhận tinh dầu bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Phân tích thành phần hoá học bằng phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ (GC – MS). Thu nhận được tinh dầu vỏ quả Quất có chứa 44 cấu tử, trong đó các hợp chất thuộc nhóm Sesquiterpene chiếm tỷ lệ cao, các chất này bao gồm: Nerolidol (18,8%), Guaiol (12,48%), Germacrene D (8,48%), as-Linalool (7,74%) và 2-Cyclohexen-1-ol,4-ethyl-1,4-dimethyl (6,39%). Những thành phần này có khả năng kháng oxy hóa, kháng khuẩn, kháng nấm, kháng côn trùng,… tạo hương cho nước hoa. Hứa hẹn ứng dụng trong y học, thực phẩm và mỹ phẩm. Từ khóa: chỉ số hóa lý, Citrus japonica ‘japonicia, chưng cất lôi cuốn hơi nước, GC – MS, hoạt tính sinh học. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tắc hay còn gọi là Quất họ cam chanh (Rutaceae), loài này dễ trồng nên được trồng phổ biến ở Việt Nam. Trái Quất ngoài việc làm cảnh trong những ngày Tết cổ truyền, còn được dùng làm thay chanh trong một số món ăn, thức uống và gia vị. Các nghiên cứu về tính chất vật lý, thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của tinh dầu Quất thu nhận được bằng các kỹ thuật tách chiết hiện đại đã được quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Ahmad và cộng sự (2006) đã nghiên cứu tính chất lý học của tinh dầu chiết xuất từ vỏ của các loài thuộc chi Citrus. Nguyễn Thị Thảo Trân và cộng sự (2009) đã thu nhận tinh dầu từ vỏ quả và lá quất (Fortunella japonica). Nguyễn Thị Lý và cộng sự (2019) đã tách chiết tinh dầu và alkaloid từ vỏ quả Quất. Atti-Santos và cộng sự (2005) đã thu nhận tinh dầu từ chanh bằng phương pháp chưng cất lôi cuối hơi nước và phương pháp CO2 siêu tới hạn. Nguyễn Đắc Phát (2010) đã nghiên cứu chiết xuất tinh dầu từ vỏ bưởi Năm Roi. Các nghiên cứu về tinh dầu lá và vỏ Quất được thực hiện khá nhiều trên thế giới nhưng ở tại Việt Nam còn hạn chế. Hơn nữa, vùng canh tác và phương pháp trích ly cũng ảnh hưởng đến thành phần hóa học của tinh dầu. Việc xác định thành phần hóa học của tinh dầu giúp hiểu biết về vai trò và tác dụng dược lý và ứng dụng. 484 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 2.1 Đối tượng nghiên cứu Nguyên liệu sử dụng tách tinh dầu trong nghiên cứu này là: quả Quất (Citrus japonica Thumb) có nguồn gốc từ các tỉnh phía Nam và được thu mua trực tiếp tại vườn thuộc xã Phong Hòa, huyện Lai Vung, tỉnh Đồng Tháp. Nguyên liệu tươi, không bị nấm mốc quả xanh tươi, đạt độ trưởng thành và không bị sâu bệnh. 2.2 Phương pháp chưng cất Sử dụng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước. Đây là phương pháp đầu tiên được dùng để tách tinh dầu ra khỏi nguyên liệu thực vật. Cơ sở của phương pháp này là nhiệt độ sôi của hỗn hợp sẽ thấp hơn nhiệt độ sôi của các cấu tử thành phần. Do đó, khi chưng cất hơi nước các cấu tử tinh dầu sẽ được tách ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi của nước, vì vậy sẽ hạn chế sự biến tính hóa học (sự oxy hóa, nhiệt phân,...) các cấu tử tinh dầu. Trong quá trình chưng cất, hơi nước sẽ được thẩm thấu vào các mô nguyên liệu, sau đó sẽ hòa tan, khuếch tán và lôi cuốn theo các hợp chất hữu cơ trong thành phần tinh dầu. Dịch chưng cất sẽ được ngưng tụ và phân tách thành 2 lớp (lớp tinh dầu bên trên và lớp nước ở bên dưới) trong hệ thống ngưng tụ. Sự khuếch tán sẽ dễ dàng khi tế bào chứa tinh dầu trương phồng do nguyên liệu tiếp xúc với hơi nước bão hòa trong một thời gian nhất định (AOAC, 2000). 2.3 Quy trình tách chiết Tinh dầu được ly trích bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước đun nóng cổ điển với bộ chưng cất 1.000 ml (bộ tách chiết tinh dầu nhẹ). Mỗi lần thí nghiệm sử dụng 200 g nguyên liệu và 450 ml nước. Tiến hành trích ly trong khoảng thời gian nhất định. Sử dụng phễu chiết để tách riêng tinh dầu và nước, làm khan nước bằng Na2SO4 khan để thu tinh dầu tinh khiết. 2.4 Thành phần hóa học Xác định thanh phần hóa học zbằng phương pháp sắc ký khí ghép phổ (GC - MS) trên máy HP 5890GC/5972MS, cột mao quản: RTX 5 (30,0m.250), nhiệt độ injector: 250 oC, tốc độ phòng: 3 ml/phút. Chương trình nhiệt: Nhiệt độ đầu 40 oC, tăng 2 oC/phút, đến 80 oC lưu 4 phút, tăng 4 oC/phút đến 180 oC, lưu 6 phút, tăng 15oC/phút đến 280 oC và lưu 2 phút. 2.5 Chỉ số vật lý và hóa học Tỷ trọng được xác định bằng tỷ trọng kế thủy tinh. Chỉ số khúc xạ được xác định trên khúc xạ kế WYA - S ABBE. Các chỉ số acid (IA), ester (IE), savon hóa (IS) được xác định theo tiêu chuẩn Việt Nam. 485 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Quy trình hoàn thiện tách chiết tinh dầu quả Quất Quả quất Xử lý Tỷ lệ nước/nguyên liệu (v/w): 6/1 Xay Thời gian xay 2 phút Ngâm Nồng độ NaCl: 0% Thời gian ngâm nước: 3h Chưng cất lôi cuốn hơi nước Thời gian chưng cất: 80 phút Ngưng tụ Phân ly Tinh dầu thô Làm khan Na2SO4 khan Lắng, gạn Tinh dầu Quất 3.2 Kết quả đánh giá cảm quan và xác định các chỉ số hóa lý tinh dầu Quất 3.2.1 Mô tả tính chất cảm quan tinh dầu Quất Bảng 1. Tính chất cảm quan tinh dầu Quất Tính chất cảm quan ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chưng cất lôi cuốn hơi nước Tinh dầu quả quất Phương pháp sắc ký khí ghép khối phổ Hợp chất thuộc nhóm Sesquiterpene quy trình tách chiết tinh dầu quả QuấtTài liệu liên quan:
-
6 trang 41 0 0
-
Các phương pháp chiết xuất tinh dầu hoa hồng Rosa damascena Mill.
10 trang 20 0 0 -
8 trang 16 0 0
-
9 trang 14 0 0
-
Nghiên cứu trích ly tinh dầu ngải cứu, xác định các chỉ số hóa lý và khảo sát hoạt tính kháng khuẩn
10 trang 14 0 0 -
Bài giảng Hóa lý 1: Chương 5 - Cân bằng lỏng - lỏng
10 trang 14 0 0 -
6 trang 14 0 0
-
52 trang 12 0 0
-
6 trang 12 0 0
-
Đề tài: Nghiên cứu chiết xuất tinh dầu tỏi bằng phương pháp chưng cất lôi cuốn hơi nước
35 trang 12 0 0