Danh mục

Xây dựng chỉ số thành phố bền vững - Cách tiếp cận cho việc thực hiện phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 309.50 KB      Lượt xem: 18      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Xây dựng chỉ số thành phố bền vững - Cách tiếp cận cho việc thực hiện phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam" cho thấy chiến lược phát triển đô thị gắn với các mô hình đô thị bền vững phù hợp với bối cảnh từng địa phương đang trở thành một xu hướng và việc sử dụng các bộ chỉ số làm thước đo đánh giá sự phát triển đồng thời định hướng cho mục tiêu phát triển của đô thị là rất cần thiết cho việc thực hiện phát triển các đô thị bền vững tại Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng chỉ số thành phố bền vững - Cách tiếp cận cho việc thực hiện phát triển đô thị bền vững ở Việt Nam QUẢN TRỊ RỦI RO VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG XÂY DỰNG CHỈ SỐ THÀNH PHỐ BỀN VỮNG CÁCH TIẾP CẬN CHO VIỆC THỰC HIỆN PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM Triệu Thanh Quang* Dương Thị Ngọc Oanh** Tóm tắt: Đô thị hóa là một trong những vấn đề nóng gắn liền với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam trong những thập kỷ gần đây. Những vấn đề về quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường, bất cập xã hội ở đô thị có nguyên nhân từ đô thị hóa đòi hỏi cần sớm có những giải pháp thiết thực phù hợp cho sự phát triển bền vững. Các nghiên cứu trên thế giới cho thấy áp dụng cách tiếp cận dựa trên các chỉ số là một phương thức thực hiện hiệu quả cho việc đẩy mạnh phát triển đô thị bền vững. Bài viết này tìm hiểu những nội dung của thành phố bền vững và kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng bộ chỉ số thành phố bền vững. Thông qua việc nghiên cứu thực trạng đô thị hóa ở Việt Nam và kinh nghiệm thực tiễn tại các địa phương đã triển khai áp dụng các mô hình đô thị trong phát triển đô thị, bài viết đã cho thấy chiến lược phát triển đô thị gắn với các mô hình đô thị bền vững phù hợp với bối cảnh từng địa phương đang trở thành một xu hướng và việc sử dụng các bộ chỉ số làm thước đo đánh giá sự phát triển đồng thời định hướng cho mục tiêu phát triển của đô thị là rất cần thiết cho việc thực hiện phát triển các đô thị bền vững tại Việt Nam. Từ khóa: Chỉ số thành phố bền vững; Đô thị bền vững; Thành phố bền vững. 1. Đặt vấn đề Ngày nay, hơn một nửa dân số thế giới sống ở các khu vực đô thị, theo báo cáo của Liên hợp quốc, tỷ lệ này sẽ lên tới 68% vào năm 2050 (UNDESA, 2019). Đô thị hóa có mối quan hệ chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia. Nó vừa là điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội vừa là kết quả của quá trình phát triển kinh tế. Phát triển đô thị bền vững được xem là một trong những yếu tố quan trọng cho sự phát triển bền vững. Trong bối cảnh 95% sự tăng trường đô thị sẽ diễn ra ở các nước đang phát triển (UN-HABITAT, 2020), việc làm rõ những định hướng cho sự phát triển đô thị bảo đảm sự phát triển bền vững là hết sức cần thiết. * Triệu Thanh Quang, Tiến sĩ, Viện Nghiên cứu phát triển bền vững Vùng, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. ** Dương Thị Ngọc Oanh, Thạc sĩ, Khoa Quy hoạch, Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội. 300 RISK GOVERNANCE AND SUSTAINABLE URBAN DEVELOPMENT Là một quốc gia đang phát triển, trong những những năm qua, quá trình đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra một cách nhanh chóng. Đi cùng với quá trình này là một loạt các vấn đề mới nảy sinh và ngày càng tăng áp lực cho các nhà quản lý cần phải giải quyết như ô nhiễm môi trường, việc làm, di dân, phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội,… thách thức sự phát triển bền vững ở các đô thị. Trong bối cảnh đó, nhiều giải pháp được đưa ra ở cả cấp độ quốc gia cũng địa phương như việc ban hành và thực hiện Luật Quy hoạch, các quy hoạch đô thị, chiến lược phát triển đô thị. Nhiều thành phố đưa các chiến lược và giải pháp để thực hiện phát triển đô thị bền vững. Mặc dù vậy, nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc lồng ghép các tiêu chí bền vững vào phát triển đô thị chưa được thực hiện một cách hiệu quả. Trong khi đó, các nghiên cứu trên thế giới cho thấy áp dụng cách tiếp cận dựa trên các chỉ số là một phương thức thực hiện hiệu quả cho việc đẩy mạnh phát triển đô thị bền vững. Nghiên cứu này trước hết tập trung làm rõ những nội dung của thành phố bền vững và kinh nghiệm quốc tế trong việc sử dụng bộ chỉ số thành phố bền vững, đồng thời đánh giá sơ bộ về việc vận dụng cách tiếp cận bộ chỉ số ở Việt Nam trong phát triển đô thị bền vững. Trên cơ sở đó, bài viết đề xuất những hướng đi cho việc sử dụng bộ chỉ số như một phương thức quản lý đô thị ở Việt Nam trong thời gian tới. 2. Khái niệm thành phố bền vững và vai trò của nó trong phát triển đô thị 2.1. Khái niệm thành phố bền vững Phát triển bền vững vốn được xem là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai (WCED, 1987). Nội dung của phát triển bền vững được Liên hợp quốc đưa vào Chương trình Nghị sự 2030 với trọng tâm là 17 mục tiêu phát triển bền vững (17 SDGs). Trong đó, phát triển đô thị bền vững được xem là một trong 17 mục tiêu. Theo đó phát triển đô thị hướng tới việc xây dựng các thành phố dành cho tất cả mọi người, an toàn, có khả năng chống chịu và bền vững. Từ đó, thuật ngữ “thành phố bền vững” trở thành một thuật ngữ phổ biến trong các chính sách, các tài liệu học thuật liên quan đến phát triển đô thị. Mặc dù được sử dụng ngày càng phổ biến, tuy nhiên đến nay vẫn không có một định nghĩa thống nhất nào cho thành phố bền vững. Theo Schraven và cộng sự (2021), có đến 35 tên gọi khác nhau đã được sử dụng từ năm 1990-2019 để ám chỉ các đô thị có tính chất đô thị bền vững như: thành phố carbon thấp, thành phố sinh thái, thành phố xanh, thành phố thông minh. Sự khác biệt này xuất phát từ các cách tiếp cận khác nhau trong nghiên cứu, đề án, dự án gắn với việc phát triển đô thị, thành phố bền vững. Thành phố bền vững được mô tả theo các trụ cột của phát triển bền vững. Thành phố bền vững được cho là sự phát triển hiện tại của thành phố không hạn chế sự phát triển của nó trong tương lai; là thành phố mà khả năng tái tạo của nó theo thời gian được xem xét dựa trên ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường (Castells, 2000); là thành phố được thiết kế, quy hoạch đáp ứng yêu cầu cân bằng giữa các khía cạnh môi trường, kinh tế, xã hội (Bibri, 2021); là thành phố có thể duy trì nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên đồng thời đạt được tiến bộ về kinh ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: