Danh mục

Xây dựng chuẩn đầu ra - giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường sư phạm

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 154.23 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đổi mới giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ, đồng bộ ở mọi cấp học từ mầm non, giáo dục phổ thông đến đại học và ở mọi khâu của quá trình giáo dục. Chuẩn hóa là một trong những khía cạnh đổi mới quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và nâng cao uy tín của các cơ sở giáo dục có chất lượng, trong đó các các trường đại học sư phạm. Bài viết này đi sâu phân tích những căn cứ để xây dựng chuẩn đầu ra và những nội dung cơ bản trong chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng chuẩn đầu ra - giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng đào tạo giáo viên ở các trường sư phạmJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8A, pp. 101-110This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2016-0135XÂY DỰNG CHUẨN ĐẦU RA – GIẢI PHÁP QUAN TRỌNG NÂNG CAOCHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƯỜNG SƯ PHẠMNguyễn Thị Kim DungViện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà NộiTóm tắt. Đổi mới giáo dục đang diễn ra mạnh mẽ, đồng bộ ở mọi cấp học từ mầm non,giáo dục phổ thông đến đại học và ở mọi khâu của quá trình giáo dục. Chuẩn hóa là mộttrong những khía cạnh đổi mới quan trọng nhằm nâng cao chất lượng giáo dục nói chungvà nâng cao uy tín của các cơ sở giáo dục có chất lượng, trong đó các các trường đại học sưphạm.Bài viết này đi sâu phân tích những căn cứ để xây dựng chuẩn đầu ra và những nộidung cơ bản trong chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đại học sư phạm.Từ khóa: Chuẩn đầu ra, chất lượng đào tạo, sinh viên tốt nghiệp, đại học sư phạm.1.Mở đầuTriết lí về giáo dục cho thế kỉ XXI có những biến đổi sâu sắc. Đó là lấy việc “học thườngxuyên, suốt đời” làm nền móng, dựa trên các mục tiêu tổng quát – 4 trụ cột của giáo dục, là: “Họcđể biết”; “Học để làm”; “Học để cùng chung sống” và “Học để làm người”. Trong nền giáo dụcmới có sự chuyển đổi cơ bản vai trò, vị trí của người học. Người học phải ở vị trí trung tâm củanhà trường, là người tham gia trực tiếp, tích cực vào quá trình học tập, phát triển óc tò mò, thái độhoài nghi khoa học, ý chí, khả năng chọn lựa hành động và cam kết thực hiện. Sự thay đổi vai tròcủa người học trong nền giáo dục hiện đại đã dẫn đến sự thay đổi chức năng và vai trò của giáoviên (GV), từ vai trò là người cung cấp thông tin, trở thành người nhạc trưởng, tổ chức, hướng dẫnquá trình học của học sinh (HS).Những yêu cầu mới của xã hội, những thay đổi về vai trò, vị trí của người học và người dạytrong những hoàn cảnh biến đổi nhanh, phức tạp đòi hỏi xem xét, xác định chuẩn đầu ra (CĐR)đối với sinh viên tốt nghiệp (SVTN) các cơ sở đào tạo giáo viên (ĐTGV) để chuẩn bị cho họ cókhả năng đáp ứng linh hoạt và hiệu quả trước những yêu cầu mới của đổi mới căn bản, toàn diệngiáo dục (GD) Việt Nam.2.2.1.Nội dung nghiên cứuNhững căn cứ xây dựng chuẩn đầu ra đối với sinh viên tốt nghiệp đại họcsư phạmYêu cầu đổi mới chương trình giáo dục [4]Ngày nhận bài: 22/8/2016. Ngày nhận đăng: 23/9/2016.Liên hệ: Nguyễn Thị Kim Dung, e-mail: kimdung28863@gmail.com101Nguyễn Thị Kim DungNghị quyết 29-NQ/TW (NQ 29) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêurõ mục tiêu và những yêu cầu đổi mới nội dung, phương pháp giáo dục. Đây là một trong nhữngcăn cứ quan trọng để xây dựng CĐR đối với SVTN ĐHSP. Chuẩn đầu ra phải đáp ứng những yêucầu đổi mới của chương trình giáo dục. Cụ thể:- Mục tiêu tổng quát của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo“Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứngngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân. Giáo dụccon người Việt Nam phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo củamỗi cá nhân; yêu gia đình, yêu Tổ quốc, yêu đồng bào; sống tốt và làm việc hiệu quả”.Đối với giáo dục phổ thông, NQ 29 yêu cầu “tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thànhphẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dưỡng năng khiếu, định hướng nghề nghiệp chohọc sinh. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lí tưởng, truyền thống, đạođức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kĩ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn.Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.Trên cơ sở mục tiêu đổi mới giáo dục và đào tạo, NQ 29 yêu cầu phải xác định rõ và côngkhai mục tiêu, CĐR của từng bậc học, môn học, chương trình, ngành và chuyên ngành đào tạo.Coi đó là cam kết bảo đảm chất lượng của cả hệ thống và từng cơ sở giáo dục và đào tạo; là căn cứgiám sát, đánh giá chất lượng giáo dục, đào tạo.- Yêu cầu đổi mới về nội dung, phương pháp dạy và học“Đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí,thể, mĩ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề. Đổi mới nội dung giáo dục theo hướng tinh giản, hiệnđại, thiết thực, phù hợp với lứa tuổi, trình độ và ngành nghề; tăng thực hành, vận dụng kiến thứcvào thực tiễn. Chú trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống, tri thức pháp luật và ý thức côngdân. Tập trung vào những giá trị cơ bản của văn hóa, truyền thống và đạo lí dân tộc, tinh hoa vănhóa nhân loại, giá trị cốt lõi và nhân văn của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. . . . .”.Nghị quyết yêu cầu cần đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại;phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của người học... Tậptrung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người h ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: