Danh mục

Xây dựng hệ sinh thái số phù hợp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 366.32 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Xây dựng hệ sinh thái số phù hợp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam" trình bày về quá trình chuyển đổi số đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và mức độ ngày càng quyết liệt. Việc xây dựng, hình thành và phát huy vai trò của một hệ sinh thái số phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi mỗi chủ thể tham gia quá trình này không thể hoạt động một cách biệt lập mà phải có sự tương tác chặt chẽ với nhau. Những giải pháp thích hợp phải được thực hiện đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể có liên quan sẽ thúc đẩy quá trình trên diễn ra một cách kịp thời theo đúng yêu cầu. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng hệ sinh thái số phù hợp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số của các doanh nghiệp Việt Nam XÂY DỰNG HỆ SINH THÁI SỐ PHÙ HỢP ĐỂ THÚC ĐẨY QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI SỐ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM Nguyễn Thu Ha1 Tóm tắt: Chuyển đổi số đang diễn ra với tốc độ ngày càng nhanh và mức độ ngày càng quyết liệt. Việc xây dựng, hình thành và phát huy vai trò của một hệ sinh thái số phù hợp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi mỗi chủ thể tham gia quá trình này không thể hoạt động một cách biệt lập mà phải có sự tương tác chặt chẽ với nhau. Những giải pháp thích hợp phải được thực hiện đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các chủ thể có liên quan sẽ thúc đẩy quá trình trên diễn ra một cách kịp thời theo đúng yêu cầu. Từ khóa: Chuyển đổi số, công nghệ số, hệ sinh thái doanh nghiệp, kinh tế số1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiến bộ khoa học - công nghệ, đặc biệt là của công nghệ thông tin, cũng như việc vậndụng chúng vào sản xuất và đời sống đã giúp tạo ra sự phát triển rất nhanh chóng của nền kinhtế, tạo ra những biến chuyển to lớn của đời sống kinh tế- xã hội. Công nghệ thông tin đã xâmnhập và được ứng dụng ngày càng sâu rộng vào ngày càng nhiều lĩnh vực của đời sống. Việcsử dụng công nghệ thông tin và ứng dụng công nghệ thông tin ngày càng sâu rộng và triệt đểvào các công nghệ truyền thống tạo ra quá trình “chuyển đổi số” trong đời sống kinh tế- xã hội. Ở Việt Nam, quá trình ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực của đời sống kinhtế- xã hội đã bắt đầu từ khá sớm. Thực hiện và đẩy nhanh quá trình “chuyển đổi số” đã trởthành một chính sách quan trọng của cả nhà nước lẫn các doanh nghiệp và các tổ chức kinh tế-xã hội. Nó cũng được thực hiện và thúc đẩy bởi các đơn vị nhỏ nhất của xã hội- các cá nhân.Tuy nhiên, mức độ ứng dụng công nghệ thông tin và thực hiện chuyển đổi số, kết quả của nócũng như tác động của chúng tới đời sống kinh tế- xã hội cũng như sự phát triển kinh tế của cácđịa phương, các ngành, các tổ chức kinh tế- xã hội có sự khác biệt khá lớn. Điều này xuất pháttừ nhiều nguyên nhân, từ nhận thức của các chủ thể có liên quan, chính sách của Nhà nước,năng lực của quốc gia cũng như các chủ thể có liên quan, … và sự đồng bộ giữa các yếu tố,các bộ phận, các “mắt xích” có liên quan trong quá trình thực hiện chuyển đổi số. Nhiều cánbộ quản lý nhà nước, cán bộ nghiên cứu và cán bộ thực tiễn đã đề cập tới một số khía cạnhtrong những nguyên nhân này, đặc biệt là việc tạo ra một “hệ sinh thái” phù hợp nhằm tạo ramột môi trường đồng bộ, thuận lợi cho cả quá trình cũng như những hoạt động cụ thể trongchuyển đổi số. Trong số những nghiên cứu hoặc báo cáo nói trên, có tác giả đã đề cập tới cơ sởlý luận, có tác giả chỉ nêu ra các vấn đề thực tiễn liên quan tới “hệ sinh thái” phù hợp cho việcthực hiện chuyển đổi số trong các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội- nghề nghiệp hoặc cácdoanh nghiệp. Tuy nhiên, những nghiên cứu một cách có hệ thống và những điều kiện thực tếđể thực hiện chuyển đổi số trong các cơ quan, tổ chức mới chỉ được đề cập một cách khái quát,1 Viện Kinh tế kỹ thuật và Công nghiệp138 KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CHUYỂN ĐỔI SỐ NỀN KINH TẾ VIỆT NAMít được nghiên cứu sâu, ít được đánh giá một cách toàn diện. Nghiên cứu này là một phần trongchương trình nghiên cứu tổng hợp và toàn diện về việc hình thành và phát triển hệ sinh thái phùhợp như một điều kiện thuận lợi và cần thiết để thực hiện và thúc đẩy quá trình chuyển đổi sốtrong các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp ở Việt Nam.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Việc nghiên cứu toàn diện về cơ sở thực tiễn đề thực hiện và thúc đẩy chuyển đổi số đòihỏi phải vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, phù hợp với cả quấ trình chuyểnđổi số nói chung cũng như từng điều kiện/ cơ sở cụ thể. Riêng trong trường hợp của nghiêncứu này, tác giả chỉ dùng phương pháp phân tích và suy luận trên cơ sở sử dụng các tài liệu thứcấp đã được công bố trong thời gian gần đây.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bản chất của hệ sinh thái phù hợp với chuyển đổi số “Hệ sinh thái” trong kinh doanh được hiểu là một cộng đồng các tổ chức, cá nhân có liênquan với nhau để sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng và tái sử dụng một hoặc một nhóm sản phẩm,dịch vụ nhất định. Moore cho rằng cộng đồng kinh tế này hình thành và được hỗ trợ bởi nềntảng là sự tương tác giữa các tổ chức và các cá nhân; tạo ra sản phẩm và dịch vụ có giá trị chokhách hàng, một bộ phận khác cấu thành hệ sinh thái này. Một hệ sinh thái bao gồm các cácthành viên là những tổ chức cấu thành từ các nhà cung cấp, những nhà sản xuất chính, các đốithủ cạnh tranh, và các bên hữu quan khác1. Anggraeni, den Hartigh và Zegveld phân chia mộthệ sinh thái thành 3 cấp độ, trong đó hạt nhân của hệ sinh thái bao gồm toàn bộ các tổ chức,cá nhân tham gia các giai đoạn từ cung ứng đầu vào trực tiếp, sản xuất và phân phối một sảnphẩm/ dịch vụ; hạt nhân mở rộng bao gồm các nhà cung ứng gián tiếp (“cung ứng cho các nha ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: