Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí phần nhiệt học – lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lực
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng hệ thống bài tập Vật lí phần nhiệt học – lớp 10 THPT theo định hướng phát triển năng lựcJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2016-0186Educational Sci., 2016, Vol. 61, No. 8B, pp. 289-297This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnXÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP VẬT LÍ PHẦN NHIỆT HỌC – LỚP 10 THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Nguyễn Đăng Thuấn, Đinh Phước Như, Nguyễn Hoàng Phúc, Nguyễn Lê Yến Linh Khoa Sư phạm Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Sài Gòn Tóm tắt. Bài viết đề cập nghiên cứu xây dựng một hệ thống bài tập Vật lí nhằm phát triển năng lực cho học sinh phổ thông, góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực. Cụ thể, chúng tôi dựa vào hệ thống các năng lực đặc thù của bộ môn Vật lí và kiến thức Vật lí lớp 10 phần Nhiệt học để xây dựng hệ thống bài tập nhằm phát triển các năng lực đó. Kết quả là sau quá trình nghiên cứu, chúng tôi xây dựng được một hệ thống cơ sở lí luận, hệ thống bài tập Vật lí lớp 10 phần Nhiệt học theo định hướng phát triển năng lực và biện pháp tổ chức bồi dưỡng năng lực cho học sinh thông qua hệ thống bài tập đã xây dựng. Từ khóa: Hệ thống bài tập, phát triển năng lực, năng lực, Nhiệt học, Vật lí.1. Mở đầu Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI đổi mới căn bản,toàn diện Giáo dục và Đào tạo đặt ra yêu cầu mới cho Giáo dục: phải phát triển “năng lực” ngườihọc. Tuy nhiên, để hình thành và phát triển “năng lực”, cần có sự đổi mới đồng bộ từ chươngtrình, nội dung, phương tiện giảng dạy. Trước kế hoạch đổi mới SGK năm 2018 theo định hướngphát triển năng lực người học, cần thêm nhiều tài liệu hỗ. Một số nghiên cứu đã đề cập xây dựngchương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực như tác giả Lê Vân Anh [1] tìm hiểuvà thử nghiệm chương trình giáo dục Phổ thông ở một số nước trên Thế giới. Hay tác giả LươngViệt Thái [2] chương trình môn học theo hướng tiếp cận năng lực và vấn đề tích hợp, phát triển cácnăng lực chung trong giáo dục Phổ thông mới ở Việt Nam. Các nghiên cứu này chỉ rõ ưu điểm vàhiệu quả của chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực. Một số nghiên cứu khácgiới thiệu phương pháp đánh giá năng lực như tác giả Phạm Đỗ Nhật Tiến [3] bài toán đổi mớiđánh giá người học trong giáo dục theo tiếp cận năng lực, hay nhóm tác giả Vũ Trọng Rỹ, PhạmXuân Quế [4] kiểm tra đánh giá kết quả học tập môn Vật lí ở trường phổ thông theo định hướngphát triển năng lực. Trong đó, các khung đánh giá đã hỗ trợ mô tả các mức yêu cầu cần đạt vềnăng lực người học. Thông qua việc sử dụng sơ đồ tư duy như nghiên cứu của Nguyễn Thị Nhị [5]bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh thông qua sử dụng sơ đồ tư duy trong dạy học Vật lí ởNgày nhận bài: 10/07/2016. Ngày nhận đăng: 05/09/2016.Liên hệ: Nguyễn Đăng Thuấn, e-mail: thuanvatly@gmail.com. 289 N.Đ.Thuấn, Đ.P.Như, N.H.Phúc, N.L.Y.Linhtrường trung học phổ thông, hay sử dụng thí nghiệm của Nguyễn Văn Biên [6] xây dựng chuyênđề thí nghiệm mở bồi dưỡng năng lực thực nghiệm cho học sinh THPT chuyên; các tác giả đã đưara một số cách thức bồi dưỡng một số năng lực đặc thù môn Vật lí. Trong các nghiên cứu trên, vấnđề xoay quanh chương trình giáo dục định hướng phát triển năng lực được nêu bật, nhưng chưa cómột hệ thống bài tập tương ứng để phát triển năng lực. Trên cơ sở đó, chúng tôi xây dựng một hệthống bài tập Vật lí theo định hướng phát triển năng lực, rồi minh họa qua phần Nhiệt học – lớp 10THPT, một phần kiến thức khá trừu tượng và có thể khai thác được nhiều dạng bài tập phát triểnnăng lực cho học sinh.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Năng lực, hình thành và bồi dưỡng năng lực người học Khái niệm năng lực. Đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu, đưa ra khái niệm về năng lực, chẳng hạn như: Năng lực là khả năng cá nhân đáp ứng các yêu cầu phức hợp và thực hiện thành công nhiệmvụ trong một bối cảnh cụ thể [7]; Năng lực là các khả năng và kĩ năng nhận thức vốn có ở cá nhânhay có thể học được,... để giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống. Năng lực cũng hàm chứatrong nó tính sẵn sàng hành động, động cơ, ý chí và trách nhiệm xã hội để có thể sử dụng một cáchthành công và có trách nhiệm các giải pháp,... trong những tình huống thay đổi [7]; Năng lực làkhả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng thái độ và hứng thú để hành động mộtcách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống đa dạng của cuộc sống [7,8]. Từ đó, chúng tôi thống nhất và đưa ra khái niệm năng lực như sau: “Năng lực là khả năngvận dụng những kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo của cá nhân vào việc giải quyết các tình huống đặt rađể thu được kết quả có chất lượng cao”. Phân loạ ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Educational sciences Hệ thống bài tập Phát triển năng lực Hệ thống bài tập Vật lí Bài tập Vật lý Bệ thống bài tập Vật líGợi ý tài liệu liên quan:
-
Bài giảng chuyên đề luyện thi đại học Vật lý – Chương 9 (Chủ đề 1): Đại cương về hạt nhân nguyên tử
0 trang 106 0 0 -
150 câu hỏi trắc nghiệm vật lý
25 trang 87 0 0 -
0 trang 87 0 0
-
Bài tập trắc nghiệm Chương 3: Phân cực ánh sáng (Có đáp án)
2 trang 59 0 0 -
Bài tập momen quán tính của vật rắn, hệ vật rắn phương trình động lực học của vật rắn
34 trang 43 0 0 -
3 trang 38 0 0
-
Bài tập trắc nghiệm Chương 6: Vật lý nguyên tử (Có đáp án)
1 trang 35 0 0 -
Phương pháp giải và xử lý các dạng bài tập Vật lý trong đề thi THPT Quốc gia: Phần 2
216 trang 31 0 0 -
227 trang 31 0 0
-
Dạy học âm nhạc cho học sinh tiểu học theo hướng phát triển năng lực
9 trang 31 0 0 -
5 trang 30 0 0
-
Lỗi sai, nguyên nhân gây lỗi sai khi viết chữ Hán của sinh viên và biện pháp khắc phục
8 trang 30 0 0 -
Một số bí quyết luyện thi Quốc gia môn Vật lí theo chủ đề (Tập 1): Phần 2
1141 trang 29 0 0 -
Bài giảng vật lý : Tia Ronghen part 3
5 trang 28 0 0 -
Bài tập Vật lý: Dao động điều hòa
111 trang 28 0 0 -
76 trang 27 0 0
-
Đề kiểm tra 15 môn lý lớp 10 Trường THPT Quỳnh Lưu
4 trang 26 0 0 -
Hệ thống bài tập hình học lớp 12
8 trang 26 0 0 -
Phương pháp giải bài tập sóng ánh sáng
5 trang 25 0 0 -
Một số bí quyết luyện thi Quốc gia môn Vật lí theo chủ đề (Tập 1): Phần 1
977 trang 25 0 0