Danh mục

Xây dựng khung pháp luật thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 380.01 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài nghiên cứu "Xây dựng khung pháp luật thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam" đánh giá một yếu tố quan trọng tác động đến tiến trình thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam - pháp luật, nghiên cứu kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất một số khuyến nghị. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng khung pháp luật thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam XÂY DỰNG KHUNG PHÁP LUẬT THÚC ĐẨY KINH TẾ TUẦN HOÀN TẠI VIỆT NAM ThS. Đặng Minh Phương Học viện Chính sách và Phát triển Nguyễn Thị Hương Giang Công ty Luật Hà Nội Consultancy Email: minhphuong250990@apd.edu.vnTóm tắt: Phát triển bền vững đang là yêu cầu cấp bách đặt ra đối với từng quốc gia nóiriêng và toàn thế giới nói chung. Nhiều phương án được đặt ra nhằm thúc đẩy tiến trìnhnày, trong đó có mô hình kinh tế tuần hoàn. Không đứng ngoài xu hướng, các nhà hoạchđịnh chính sách tại Việt Nam ngày càng quan tâm và vạch ra nhiều kế hoạch, chiến lượccho kinh tế tuần hoàn. Bài nghiên cứu dưới đây đánh giá một yếu tố quan trọng tác độngđến tiến trình thực hiện kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam - pháp luật, nghiên cứu kinhnghiệm của một số quốc gia trên thế giới và đề xuất một số khuyến nghị.Từ khoá: Kinh tế tuần hoàn, phát triển bền vững, cộng sinh công nghiệp BOOSTING THE CIRCULAR ECONOMY’S LEGAL FRAMEWORK IN VIETNAMAbstract: Sustainable development is an urgent requirement for each country as well asthe world in general. Many options are proposed to accelerate this process, including thecircular economy model. Not standing out of the trend, policy makers in Vietnam areincreasingly interested in and drawing out many plans and strategies for the circulareconomy. The following study evaluates an important factor affecting the process ofimplementing circular economy in Vietnam - legal framework, studies the experience ofsome countries around the world and proposes some recommendations.Keywords: Circular economy, sustainable development industrial symbiosis1. Đặt vấn đề Biến đổi khí hậu, sự nóng lên toàn cầu, ô nhiễm nước, phá rừng, xử lý chất thải, cạnkiệt tài nguyên và phát thải nhiên liệu hóa thạch cùng với các vấn đề môi trường khác, từlâu đã trở thành mối quan tâm chính của công chúng. Phát triển bền vững nói chung vàphát triển nền kinh tế tuần hoàn ngày càng được Đảng và Nhà nước quan tâm và đặt ranhững mục tiêu, nhiệm vụ giải pháp để thực hiện. Một trong những vấn đề cơ bản và quantrọng nhất chính là khung pháp luật điều chỉnh về kinh tế tuần hoàn cần được xây dựngnhư thế nào để đáp ứng những yêu cầu thực tiễn của Việt Nam trong thời điểm hiện tại.Nội dung này sẽ được đánh giá trong phần nghiên cứu dưới đây. 2852. Tổng quan nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Tại Việt Nam và trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về kinh tế tuầnhoàn. Các nghiên cứu quốc tế tiêu biểu có thể kể đến: “The Circular Economy: A Wealthof Flows” của Ellen MacArthur Foundation (2015) cung cấp một khung pháp luật chi tiếtđể thúc đẩy kinh tế tuần hoàn thông qua việc tăng cường hiệu quả tài nguyên và giảmlượng chất thải; “Policy Strategies for the Development of the Circular Economy in China”của Xuemei Bai và cộng sự (2018) phân tích các chính sách của chính phủ Trung Quốc đểthúc đẩy kinh tế tuần hoàn và đề xuất các chiến lược chính sách để cải thiện hiệu quả kinhtế tuần hoàn của Trung Quốc; “Circular Economy and Green Growth in Korea” của JinsooKim và cộng sự (2019) phân tích chiến lược của chính phủ Hàn Quốc để thúc đẩy kinh tếtuần hoàn và đề xuất các hướng đi mới cho việc phát triển kinh tế tuần hoàn trong tươnglai; “The Role of Law in the Transition to a Circular Economy” của Marleen van Rijswickvà cộng sự (2018) phân tích vai trò của pháp luật trong việc thúc đẩy kinh tế tuần hoàn vàđề xuất các cách tiếp cận pháp lý để đạt được mục tiêu này. Tại Việt Nam, trong khía cạnh pháp luật có thể kể đến một số công trình như:“Kinh nghiệm xây dựng, hoàn thiện pháp luật về kinh tế tuần hoàn ở một số nước trên thếgiới và đề xuất cho Việt Nam” của TS. Lê Hải Đường, TS. Đỗ Tiến Dũng đăng trên Tạpchí Nghiên cứu lập pháp số 11, tháng 6/2022; “Thực trạng pháp luật về thúc đẩy phát triểnkinh tế tuần hoàn ở Việt Nam” của tác giả Bùi Đức Hiển đăng trên website Quản lý môitrường. Tuy nhiên, chưa có một công trình nghiên cứu nào định hình được cách thức tiếpcận trong việc xây dựng khung pháp luật về kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam. Do đó, tác giảđã nghiên cứu, đề xuất về cách thức tiếp cận kinh tế tuần hoàn phù hợp với tình hình ViệtNam hiện tại. Tác giả sử dụng hai phương pháp chủ yếu là phân tích và so sánh. Phương phápphân tích được áp dụng cho toàn bộ bài nghiên cứu. Phương pháp so sánh được sử dụngkhi tác giả nghiên cứu một số quy định của pháp luật quốc tế, từ đó đưa ra xem xét, nhậnđịnh đối với pháp luật Việt Nam.3. Kết quả và thảo luận3.1. Khái quát chung về kinh tế tuần hoàn và kinh nghiệm một số quốc gia trên thế giới3.1.1. Khái niệm kinh tế tuần hoàn Khái niệm kinh tế tuần hoàn (Circular economy - CE) đã được nhắc đến từ nhữngnăm 90 của thế kỷ trước (Thibaut Wautelet, 2018). Cùng với sự quan tâm ngày càng tăngcủa quốc tế cũng như các quốc gia đối với phát triển bền vững, CE được nghiên cứu sâurộng trên nhiều khía cạnh dẫn đến những quan điểm định nghĩa khác nhau. Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO), kinh tế tuần hoànlà một phương thức kinh tế mới tạo ra giá trị thông qua việc kéo dài tuổi thọ của sản phẩm,chất thải của chuỗi sản xuất trở thành nguyên liệu đầu vào cho chuỗi sản xuất khác - tức làsử dụng tài nguyên hiệu quả hơn bằng cách sử dụng chúng nhiều hơn một lần, từ đó giảmmọi tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người (UNIDO, 2020). 286Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UN ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: