Danh mục

Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 19      Loại file: pdf      Dung lượng: 930.79 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc xây dựng được mô hình liên kết sản xuất bưởi và cam theo chuỗi giá trị và đạt tiêu chuẩn VietGAP ở đồng bằng sông Cửu Long; Xây dựng được mối liên kết giữa các nông hộ trồng bưởi và cam sành thành các tổ hợp tác/HTX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long I. Thông tin chung Tên Đề tài: Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian thực hiện: Cơ quan chủ trì: Viện Cây ăn quả Miền Nam Chủ nhiệm đề tài: Lê Quốc Điền ĐTDĐ: Email: 1. Đặt vấn đề Hiện nay nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngoài nước về sản phẩm cây ăn quả và rau màu đang hướng tới chất lượng cao và an toàn thực phẩm. Trong bối cảnh nền kinh tế nước ta đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, những đòi hỏi của nhà nhập khẩu cần biết rõ thông tin sản phẩm qua truy nguyên nguồn gốc sản phẩm và nơi sản xuất đạt tiêu chuẩn VietGAP được đảm bảo những nguyên tắc về môi trường sản xuất an toàn, không chứa các tác nhân gây bệnh do nhiễm sinh học (vi khuẩn, nấm, virus,...) và hóa chất tồn dư trong sản phẩm (dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng nitrat, kim loại nặng) có ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Người trồng cây bưởi, cam sành phải lựa chọn loại phân bón, thuốc BVTV, phòng trừ sâu bệnh, xử lý sau thu hoạch, vận chuyển sản phẩm, đạt yêu cầu an toàn thực phẩm và không ngừng cải tiến về hệ thống quản lý các hoạt động sản xuất từ ngoài đồng đến nhà đóng gói, giúp tăng năng suất, đạt chất lượng quả tươi, giảm chi phí sản xuất, tăng thu nhập cho người trực tiếp sản xuất. Bưởi và cam sành là hai chủng loại cây ăn quả có qui mô sản xuất khá lớn ở hai tỉnh Tiền Giang và Bến Tre so với các tỉnh ở ĐBSCL, đến năm 2016 bưởi và cam sành diện tích là 1267,7 ha với sản lượng 19.154,6 tấn (Sở nông nghiệp và PTNT Bến Tre và Tiền Giang, 2016). Sản xuất bưởi và cam đã và đang góp phần giải quyết công ăn việc làm vào tạo thu nhập cho nhiều hộ nông dân tại hai tỉnh và đem lại nguồn thu cho đất nước thông qua hoạt động bán nội địa và xuất khẩu. Trung Quốc vốn là thị trường lớn và dễ tính cho quả cây Việt Nam nhất là đối với bưởi, nhãn.... Nhưng từ khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2003, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam giảm xuống một cách đột ngột. Họ đòi hỏi quả cây phải được xác nhận an toàn, đóng gói đẹp, được dán nhãn xuất xứ hàng hoá. Quả cây Việt Nam chưa đạt những yêu cầu này, do sản xuất nhỏ, manh mún, quen buôn chuyến qua biên giới. Việc nghiên cứu các giải pháp kỹ thuật tổng hợp để sản xuất bưởi và cam sành đạt chất lượng và an toàn, loại quả có thương hiệu, xây dựng các nhóm sản xuất/THT sản xuất theo chuỗi cung ứng áp dụng quy trình thống nhất tại các vùng sản xuất chủ yếu tại tỉnh 1101 Tiền Giang và Bến Tre và đạt chứng nhận VietGAP là rất cần thiết, góp phần nâng cao sản lượng xuất khẩu rau quả Việt Nam, góp phần tăng giá trị kim ngạch xuất khẩu dự kiến đạt 1,8 tỷ USD vào cuối năm 2017. Thị trường Châu Âu và các nước khác cũng có nhu cầu nhập khẩu quả cây từ Việt Nam như bưởi, cam... nhưng họ đòi hỏi quả cây của ta phải sản xuất theo tiêu chuẩn hàng hóa ổn định theo sản xuất nông nghiệp tốt. Bên cạnh đó, hiệu quả sản xuất cho mô hình bưởi chưa được nghiên cứu để xác định mức chi phí đầu vào hợp lý nhằm đạt hiệu quả năng suất đầu ra, để giúp người trồng bưởi nâng cao thu nhập, ổn định đời sống. Do đó, việc triển khai dự án: “Xây dựng mô hình sản xuất và liên kết chuỗi giá trị sản phẩm trong sản xuất bưởi và cam sành theo VietGAP tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long” là rất cần thiết, để từ đó hướng hình thành mô hình liên kết các hợp tác xã sản xuất theo một qui trình thống nhất các sản phẩm, quản lý chất lượng an toàn theoVietGAP để dễ dàng xâm nhập vào thị trường khó tính 2. Mục tiêu nghiên cứu 2.1. Mục tiêu chung Xây dựng được mô hình liên kết sản xuất bưởi và cam theo chuỗi giá trị và đạt tiêu chuẩn VietGAP ở đồng bằng sông Cửu Long 2.2. Mục tiêu cụ thể - Xây dựng được mối liên kết giữa các nông hộ trồng bưởi và cam sành thành các tổ hợp tác/HTX . - Mô hình 40 ha đạt VietGAP và tổ chức và quản lý sản xuất bưởi, cam sành theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP cho nông dân trồng bưởi của các tổ hợp tác/THT (năng suất ≥ 25 tấn/ha). - Đào tạo được 500 lượt nông dân tham gia tập huấn (80% hiểu qui trình và áp dụng được vào sản xuất). - Xây dựng được mối liên kết trong cung ứng và tiêu thụ sản phẩm giữa các tổ hợp tác/HTX trồng bưởi, cam sành với các đơn vị kinh doanh quả theo chuỗi giá trị (đảm bảo >80% sản phẩm mô hình được tiêu thụ). 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3. Các kết quả chính của nhiệm vụ đã đạt được 3.1. Hiện trạng về liên kết sản xuất bưởi và cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre 3.1.1. Nhu cầu và khả năng tham gia tổ hợp tác/HTX, doanh nghiệp liên kết sản xuất bưởi và cam sành theo tiêu chuẩn VietGAP tại tỉnh Tiền Giang và Bến Tre 1102 Kết quả khảo sát thực tế nhóm nông dân trong tổ THT/HTX có đến 88% số nông hộ cho là có nhu cầu hợp tác. Điều đáng nói là trong số chưa tham gia THT/HTX có 91% số hộ vẫn còn nhu cầu hợp tác. Kết quả trên cho thấy các nông hộ đang hợp tác có nhu cầu hợp tác thấp hơn các nông hộ chưa hợp tác, vì họ thấy rõ lợi ích từ việc hợp tác, chỉ có hợp tác mới có thể phát triển mạnh và bền vững. Là do các dịch vụ mà tổ chức hợp tác hiện đang cung cấp chưa phù hợp với nhu cầu của nông hộ hoặc do chất lượng dịch vụ của tổ chức hợp tác là chưa cao. Đối với nông hộ trồng cam sành thì nhu cầu hợp tác còn cao hơn, có tới 92% số hộ có nhu cầu hợp tác. Nhưng đi ngược lại với các nông hộ trồng cây cam chưa tham gia vào THT, các nông hộ trồng cam sành hiện chưa hợp tác có nhu cầu hợp tác chiếm đến 95%. Kết quả trên cho thấy các nông hộ trồng cam sành hiện đang gặp rất nhiều khó khăn, đòi hỏi cần phải có sự hợp tác trong sản xuất. Lý do nhu cầu hợp tác cao như thế này là do trong việc trồng cam sành thì có chu kỳ canh tác ngắn hơn s ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: