Danh mục

Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu Long

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 854.45 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long” được triển khai thực hiện từ năm 2020 – 2022 tại 03 tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang. Dự án Xây dựng 09 mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa với tổng quy mô 875 ha, sử dụng 50kg lúa giống/ha.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tại một số tỉnh đồng bằng sông Cửu LongXÂY DỰNG MÔ HÌNH ỨNG DỤNG MẠ KHAY, MÁY CẤY TRONG SẢNXUẤT LÚA TẠI MỘT SỐ TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Nguyễn Ngọc Hoàng, Trần Ngọc Thạch Viện Lúa đồng bằng sông Cửu LongTóm tắt: Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa tạimột số tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long” được triển khai thực hiện từ năm 2020 – 2022tại 03 tỉnh Sóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang. Dự án Xây dựng 09 mô hình ứng dụngmạ khay, máy cấy trong sản xuất lúa với tổng quy mô 875 ha, sử dụng 50kg lúa giống/ha.HTX, nông dân tha gia dự án được hỗ trợ 50% lúa giống, máy cấy, máy gieo hạt, khaymạ, đồng thời được tập huấn kỹ thuật về làm mạ khay cho máy cấy, kỹ thuật cấy lúabằng máy và các gói kỹ thuật canh tác lúa tiên tiến trong quản lý cỏ dại, nước, sâu bệnh,bón phân, chăm sóc theo quy trình kỹ thuật 1 Phải 5 Giảm, … thông qua dự án, mở rộngdiện tích lúa cấy bằng máy, hình thành tổ dịch vụ cơ giới hóa trong sản xuất lúa, trướcmắt là khâu mạ khay, máy cấy. Việc ứng dụng công nghệ cấy máy trong sản xuất lúa sẽgiúp giảm lượng giống gieo sạ, thuốc bảo vệ thực vật, thuận tiện trong khâu chăm sóc,tăng năng suất lao động, tăng chất lượng gạo, tăng hiệu quả kinh tế người trồng lúa vàtạo động lực tái cơ cấu ngành nông nghiệp.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có khoảng 2.100 nghìn ha sản xuất lúa,canh tác 2-3 vụ lúa/năm với tổng diện tích gieo trồng hàng năm khoảng 3,96 triệu hécta,chiếm khoảng 54,5%% tổng diện tích gieo trồng lúa của cả nước. sản xuất ra được 23,8triệu tấn lúa, chiếm 55,7% tổng sản lượng lúa của cả nước (Tổng cục thống kê, 2020).Hàng năm, Việt Nam xuất khẩu được từ 6-7,5 triệu tấn gạo với kim ngạch đạt khoảng2-3 tỉ USD. Trong đó, vùng ĐBSCL cung cấp khoảng 90% lượng gạo xuất khẩu của cảnước. Tuy nhiên, trong sản xuất lúa ở vùng ĐBSCL, đại đa số nông dân dùng phươngpháp sạ lan (80%). Phương pháp sạ lan này có ưu điểm là đơn giản, dễ thao tác, khôngđòi hỏi mặt đồng phải bằng phẳng, hoặc làm đất kỹ, v.v… nhưng cũng có một số nhượcđiểm như: tốn nhiều hạt giống (200 – 250kg/ha), do sạ dày lúa dễ đổ ngả và phát sinhnhiều sâu bệnh. Nguyên nhân dùng sạ lan một phần là do tập quán từ lâu đời, một phầndo chưa phổ máy gieo, máy cấy và phương pháp làm mạ thích hợp. Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã gây ra những thay đổi rõ nét tác động tiêu cực đếnsản xuất lúa tại các vùng này, làm cho cơ cấu mùa vụ thay đổi, tăng dịch bệnh trên câylúa, thiếu nước tưới trong sản xuất; cùng với việc nông dân sản xuất lúa vẫn giữ thói 61quan canh tác lúa theo kinh nghiệm như sử dụng lượng giống khá cao, sử dụng nhiềuthuốc và phân bón; giá lúa bấp bênh và giá vật tư nông nghiệp tăng cao, sản phẩm lúagạo có giá trị không cao trên thị trường quốc tế cũng làm giảm sút thu nhập của ngườitrồng lúa Tiến bộ kỹ thuật cấy lúa bằng máy được cải tiến phù hợp với đồng ruộng củanông dân ĐBSCL, đây là một trong những giải pháp giúp giảm lượng hạt giống gieo sạtrên diện rộng, góp phần giảm chi phí sản xuất, đồng thời thực hiện chủ trương của BộNông nghiệp & PTNT theo chỉ thị 4864/CT-BNN-TT ngày 19/6/2015 về việc tăngcường sử dụng giống lúa chất lượng cao, hạt giống xác nhận và giảm lượng giống gieosạ ở các tỉnh Nam Bộ và phát động chương trình “Giảm lượng giống lúa gieo sạ ở vùngĐồng bằng Sông Cửu Long”; và góp phần thực hiện mục tiêu đề ra của Quyết định số3642/QĐ-BNN-CB ngày 8/9/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc phê duyệt Đềán đẩy mạnh cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tạo động lực tái cơ cấu ngành nôngnghiệp.2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN2.1. Vật liệu Trong 3 năm (2020 – 2022) xây dựng 09 mô hình với 875 ha ứng dụng mạ khay,máy cấy trong sản xuất lúa, máy và vật tư cho mô hình như sau: - Máy, thiết bị: 38 máy cấy các loại (đi bộ, ngồi lái), 171.500 khay nhựa gieo mạ; 03 máy gieo hạt; 01 máy trộn đất; - Lúa giống: 43.750 kg, cấp xác nhận - Biển hiệu, pano 30 cái; Tờ rơi về kỹ thuật làm mạ khay cấy máy 2.500 tờ và tổ chức tập huấn trong mô hình với 10 lớp cho 400 người; Tập huấn nhân rộng mô hình cho 10 lớp với 350 người; Hội thảo đầu bờ, hội thảo nhân rộng mô hình 04 lượt.2.2. Phương pháp triển khai thực hiện Phối hợp với Sở Nông nghiệp & PTNT, Trung tâm Khuyến nông của các tỉnhSóc Trăng, Tiền Giang, Hậu Giang trong việc chọn điểm, chọn hộ thuộc vùng chuyêncanh, nông dân cam kết đồng thuận tham gia, … để xây dựng mô hình. Xây dựng Hợp tác xã dịch vụ cơ giới và mô hình tổ hợp tác. Ưu tiên chọn Hợptác xã, hoặc tổ làm dịch vụ cơ giới hóa để hỗ trợ đầu tư máy móc thiết bị, vật tư của dựán; Nông dân tham gia mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy lúa: ưu tiên những nôngdân thuộc tổ liên kết sản xu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: