Xây dựng môi trường học tập là môi trường văn hóa nhằm giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 344.86 KB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Xây dựng môi trường học tập là môi trường văn hóa nhằm giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh" trình bày về môi trường học tập và nội dung giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh; xây dựng môi trường học tập là môi trường văn hóa trong trường học; giáo dục đạo đức, lối sống thông qua môi trường văn hóa trong trường học;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng môi trường học tập là môi trường văn hóa nhằm giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LÀ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA NHẰM GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH Phòng Chính trị tư tưởng Sở GD&ĐT Nghệ An Đặt vấn đề: Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, trong đó vấn đề xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường (văn hóa học đường) đang là vấn đề cần giải quyết hiện nay. Nguyên do văn hoá học đường là môi trường để giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nếu môi trường học đường bị xuống cấp thì nhà trường không thực hiện được chức năng truyền tải tri thức, các giá trị, chuẩn mực văn hóa đến thế hệ trẻ. Thực trạng cho thấy, ở nước ta hiện nay dưới tác động của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự tác động của cơ chế thị trường, vấn đề văn hóa học đường đang là một vấn đề thời sự nổi cộm không chỉ trong các nhà trường mà trong cả toàn xã hội. Bên cạnh những thành tựu quan trọng mà Ngành giáo dục kiên trì xây dựng từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác thì vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, mà nguyên nhân một phần do môi trường học tập chưa được quan tâm xây dựng để thực sự trở thành một môi trường văn hóa, qua đó để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo ngành Giáo dục thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; chẳng hạn, ngày 28 tháng 8 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1501/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 -2020” với mục đích là: Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống phát triển toàn diện; yêu gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa; yêu nước, tự hào dân tộc, kiên định lý tưởng độc 117 lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực và bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức và kỹ năng lao động, trở thành những công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hay gần đây nhất, ngày 03 tháng 10 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025” gồm có 05 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; với mục tiêu chung là tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Từ năm 2007, Bộ GD&ĐT phát động phong trào“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được các cơ sở giáo dục hưởng ứng nhằm “thiết lập lại môi trường sư phạm với 6 đặc trưng là trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương và khuyến khích sáng tạo, hiệu quả”. Đây là nội dung rất cơ bản của văn hóa học đường, có tác dụng tích cực để xây dựng nhân cách cho học sinh, chống lại lối sống tiêu cực. Việc xây dựng môi trường học tập thật sự là môi trường văn hóa phải bắt đầu từ các cấp quản lý ngành, lãnh đạo các trường có chủ trương, kế hoạch triển khai, có kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá… Sau đó, đội ngũ nhà giáo cần coi giáo dục văn hóa là nhân tố quan trọng, từ đó chú trọng hình thành và phát triển nhân cách văn hóa cho học sinh; tiếp theo là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa môi trường giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội. Một môi trường văn hóa học đường được tạo dựng từ sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có sức đề kháng tốt, loại trừ được những biểu hiện văn hóa không lành mạnh nảy sinh từ bên trong, góp phần xây dựng môi trường văn hóa học đường ngày càng hoàn thiện, trong sáng. Đây là vấn đề đáng suy ngẫm, bởi hơn lúc nào hết, văn hóa học đường phải nhận được sự quan tâm của mỗi gia đình, nhà trường và của toàn xã hội, từ đó góp phần tích cực trong việc rèn luyện con người sống có lý tưởng, có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai. 118 I. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH 1. Môi trường học tập và ảnh hưởng của nó đối với học sinh Môi trường ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng môi trường học tập là môi trường văn hóa nhằm giáo dục, rèn luyện đạo đức, lối sống cho học sinh XÂY DỰNG MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP LÀ MÔI TRƯỜNG VĂN HÓA NHẰM GIÁO DỤC, RÈN LUYỆN ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH Phòng Chính trị tư tưởng Sở GD&ĐT Nghệ An Đặt vấn đề: Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giữ gìn và phát huy các giá trị đạo đức truyền thống cũng như việc xây dựng hệ giá trị đạo đức mới đã và đang đặt ra nhiều vấn đề cần phải được giải quyết, trong đó vấn đề xây dựng môi trường văn hóa trong nhà trường (văn hóa học đường) đang là vấn đề cần giải quyết hiện nay. Nguyên do văn hoá học đường là môi trường để giáo dục và rèn luyện nhân cách con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Nếu môi trường học đường bị xuống cấp thì nhà trường không thực hiện được chức năng truyền tải tri thức, các giá trị, chuẩn mực văn hóa đến thế hệ trẻ. Thực trạng cho thấy, ở nước ta hiện nay dưới tác động của cuộc cách mạng Công nghiệp 4.0 và sự tác động của cơ chế thị trường, vấn đề văn hóa học đường đang là một vấn đề thời sự nổi cộm không chỉ trong các nhà trường mà trong cả toàn xã hội. Bên cạnh những thành tựu quan trọng mà Ngành giáo dục kiên trì xây dựng từ năm này qua năm khác, từ thế hệ này qua thế hệ khác thì vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc liên quan đến sự xuống cấp về đạo đức, lối sống, mà nguyên nhân một phần do môi trường học tập chưa được quan tâm xây dựng để thực sự trở thành một môi trường văn hóa, qua đó để giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh. Trước thực trạng đó, Đảng và Nhà nước đã có nhiều văn bản chỉ đạo ngành Giáo dục thực hiện công tác giáo dục đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên; chẳng hạn, ngày 28 tháng 8 năm 2015, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1501/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thanh niên, thiếu niên và nhi đồng giai đoạn 2015 -2020” với mục đích là: Tăng cường giáo dục lý tưởng cách mạng, đạo đức, lối sống cho thế hệ trẻ Việt Nam nhằm tạo chuyển biến căn bản về đạo đức, lối sống phát triển toàn diện; yêu gia đình, có đạo đức trong sáng, lối sống văn hóa; yêu nước, tự hào dân tộc, kiên định lý tưởng độc 117 lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; có ý thức tuân thủ pháp luật; có năng lực và bản lĩnh trong hội nhập quốc tế; có sức khỏe, tri thức và kỹ năng lao động, trở thành những công dân có ích, tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Hay gần đây nhất, ngày 03 tháng 10 năm 2018, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 1299/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học giai đoạn 2018 - 2025” gồm có 05 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu; với mục tiêu chung là tăng cường xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học nhằm tạo chuyển biến căn bản về ứng xử văn hóa của cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên, học sinh, sinh viên để phát triển năng lực, hoàn thiện nhân cách, lối sống văn hóa; xây dựng văn hóa trường học lành mạnh, thân thiện; nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo; góp phần xây dựng con người Việt Nam: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo. Từ năm 2007, Bộ GD&ĐT phát động phong trào“Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” được các cơ sở giáo dục hưởng ứng nhằm “thiết lập lại môi trường sư phạm với 6 đặc trưng là trật tự kỷ cương, trung thực, khách quan, công bằng, tình thương và khuyến khích sáng tạo, hiệu quả”. Đây là nội dung rất cơ bản của văn hóa học đường, có tác dụng tích cực để xây dựng nhân cách cho học sinh, chống lại lối sống tiêu cực. Việc xây dựng môi trường học tập thật sự là môi trường văn hóa phải bắt đầu từ các cấp quản lý ngành, lãnh đạo các trường có chủ trương, kế hoạch triển khai, có kiểm tra, nhắc nhở, đánh giá… Sau đó, đội ngũ nhà giáo cần coi giáo dục văn hóa là nhân tố quan trọng, từ đó chú trọng hình thành và phát triển nhân cách văn hóa cho học sinh; tiếp theo là phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa môi trường giáo dục nhà trường với gia đình và xã hội. Một môi trường văn hóa học đường được tạo dựng từ sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội sẽ có sức đề kháng tốt, loại trừ được những biểu hiện văn hóa không lành mạnh nảy sinh từ bên trong, góp phần xây dựng môi trường văn hóa học đường ngày càng hoàn thiện, trong sáng. Đây là vấn đề đáng suy ngẫm, bởi hơn lúc nào hết, văn hóa học đường phải nhận được sự quan tâm của mỗi gia đình, nhà trường và của toàn xã hội, từ đó góp phần tích cực trong việc rèn luyện con người sống có lý tưởng, có phẩm chất, năng lực, đáp ứng yêu cầu cuộc sống hiện tại và tương lai. 118 I. MÔI TRƯỜNG HỌC TẬP VÀ NỘI DUNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG CHO HỌC SINH 1. Môi trường học tập và ảnh hưởng của nó đối với học sinh Môi trường ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hội thảo khoa học giáo dục Xây dựng môi trường học tập Môi trường văn hóa giáo dục Rèn luyện đạo đức học sinh Rèn luyện lối sống cho học sinh Giáo dục đạo đức lối sốngTài liệu liên quan:
-
24 trang 118 0 0
-
Phòng, chống bạo lực học đường ở cơ sở giáo dục mầm non
10 trang 56 0 0 -
11 trang 47 0 0
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Các biện pháp để xây dựng mô hình Trường học an toàn - Học sinh hạnh phúc
16 trang 44 1 0 -
Một số giải pháp xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh thân thiện trong trường trung học
4 trang 29 0 0 -
Khái quát thành tựu phát huy nguồn lực tôn giáo ở Việt Nam
14 trang 26 0 0 -
53 trang 22 0 0
-
Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với việc giáo dục đạo đức lối sống cho sinh viên trong thời đại 4.0
3 trang 20 0 0 -
Sáng kiến kinh nghiệm: Tích hợp kiến thức lịch sử vào giảng dạy tác phẩm văn học trung đại lớp 11
44 trang 20 0 0 -
7 trang 20 0 0