Danh mục

Xây dựng rubric đánh giá năng lực tự học trực tuyến của sinh viên trong mô hình dạy học kết hợp

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 457.11 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đánh giá mức độ đạt được năng lực tự học trực tuyến của sinh viên trong mô hình dạy học kết hợp dựa trên việc nghiên cứu, xây dựng rubric hướng dẫn đánh giá và tự đánh giá có cấu trúc 3 tầng bậc gồm: Các tiêu chuẩn (standard), các tiêu chí (criteria) và các chỉ báo (indicator) mô tả cụ thể chỉ số hành vi trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phù hợp với yêu cầu sư phạm và lôgic cấu trúc thao tác của mỗi kĩ năng thành phần, cho phép thu thập được những thông tin cần thiết để đánh giá khách quan, chính xác mức độ đạt được năng lực tự học trực tuyến của sinh viên trong mô hình dạy học kết hợp (Blended learning).
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng rubric đánh giá năng lực tự học trực tuyến của sinh viên trong mô hình dạy học kết hợpBÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 4DOI: 10.15625/vap.2020.000151 XÂY DỰNG RUBRIC ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC TỰ HỌC TRỰC TUYẾN CỦA SINH VIÊN TRONG MÔ HÌNH DẠY HỌC KẾT HỢP Dương Tiến Sỹ1,*, Hà Thị Hương2 Tóm tắt: Đánh giá mức độ đạt được năng lực tự học trực tuyến của sinh viên trong mô hình dạy học kết hợp dựa trên việc nghiên cứu, xây dựng rubric hướng dẫn đánh giá và tự đánh giá có cấu trúc 3 tầng bậc gồm: các tiêu chuẩn (standard), các tiêu chí (criteria) và các chỉ báo (indicator) mô tả cụ thể chỉ số hành vi trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phù hợp với yêu cầu sư phạm và lôgic cấu trúc thao tác của mỗi kĩ năng thành phần, cho phép thu thập được những thông tin cần thiết để đánh giá khách quan, chính xác mức độ đạt được năng lực tự học trực tuyến của sinh viên trong mô hình dạy học kết hợp (Blended learning). Từ khóa: Dạy học kết hợp, đánh giá, năng lực, rubric, tự học trực tuyến.1. MỞ ĐẦU Theo định hướng tiếp cận năng lực người học, các trường đại học có sự chuyển đổitừ hình thức đào tạo theo niên chế sang đào tạo theo học chế tín chỉ. Theo đó, sinh viên(SV) phải tự nguyên cứu, tự học nhiều hơn; tính tích cực, chủ động được phát huy cao độ.Dạy học theo mô hình kết hợp là sự phối hợp giữa dạy học trực tuyến (online) với dạy họcgiáp mặt (Nguyễn Hồng Lĩnh, 2012). Mô hình dạy học này sẽ phát triển được năng lực tựhọc trực tuyến (NLTHTT) cho SV. Vấn đề đặt ra là, làm thế nào để đánh giá được sự pháttriển NLTHTT của SV?2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Đối tượng nghiên cứu Bộ công cụ đánh giá NLTHTT trong mô hình dạy học kết hợp.2.2. Phương pháp nghiên cứu - Sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp lí thuyết: để thu thập thông tin và nghiêncứu phân tích, so sánh một số công trình nghiên cứu điển hình về hệ thống thang đo mức độđạt được các kĩ năng, năng lực nhằm phát hiện ra những nét độc đáo riêng và những quanniệm chung về mô hình dạy học kết hợp. Từ đó, khái quát hóa dấu hiệu chung về hệ thốngthang đo mức độ đạt được các kĩ năng, năng lực làm cơ sở đề xuất các nguyên tắc xây dựngvà sử dụng bộ rubric cho phép thu thập được những thông tin cần thiết để xác định được vịtrí của cá nhân trên đường phát triển các kĩ năng thành phần và đánh giá khách quan,chính xác mức độ đạt được NLTHTT của SV trong mô hình dạy học kết hợp.1Trường Đại học Sư phạm Hà Nội2Trường Đại học Hồng Đức*Email: tiensyduong@gmail.comPHẦN III. NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIÁO DỤC VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM 1253 - Sử dụng phương pháp phân loại và hệ thống hóa lí thuyết: để sắp xếp các tài liệuthu được trong quá trình phân tích hệ thống các thang đánh giá mức độ đạt được của kĩnăng, năng lực để dễ nhận biết, dễ lựa chọn và sử dụng trong việc xây dựng và sử dụng bộrubric để đánh giá chính xác mức độ đạt được NLTHTT của SV trong mô hình dạy họckết hợp. Chẳng hạn, một số tác giả có mô tả hành vi (chỉ báo) cho mỗi mức độ đạt đượccủa kĩ năng một cách cụ thể, trong khi đó vẫn có nhiều tác giả chỉ đánh giá ở các mức độdao động từ “Yếu” đến “Rất tốt” nhưng không có những mô tả hành vi hoặc chỉ dẫn cụthể, do đó khó phân định mức độ đạt được và không đảm bảo sự công bằng, khách quantrong quá trình đánh giá. - Sử dụng phương pháp nghiên cứu lí thuyết định hướng ứng dụng: trong việc xâydựng và sử dụng bộ rubric để đánh giá chính xác mức độ đạt được NLTHTT của SV trongmô hình dạy học kết hợp sẽ quyết định đến chất lượng của bài báo, cần cho sự phân tích, lígiải các kết quả nghiên cứu. Các phương pháp nghiên cứu trên được duy trì trong suốt quá trình nghiên cứu.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN3.1. Cơ sở xây dựng bộ công cụ đánh giá NLTHTT Hiện nay, có rất nhiều thang đo mức độ đạt được của kĩ năng, năng lực điển hình nhưthang phân loại mục tiêu giáo dục của Bloom (1956), thang phát triển kĩ năng được địnhhướng của Dreyfus (1980); Áp dụng cấu trúc kết quả học tập được quan sát (SOLOtaxonomy) trong thang cấu trúc kết quả đầu ra quan sát được của Biggs và Collis (1982),thang cấu trúc phân loại kết quả học tập của Chan, C. C. - Chui, M. S. - Chan, M. Y. C.(2002), thang phân loại để phân tích sự tiến bộ của năng lực người học của Brabrand, C. -Dahl, B. (2009). Các thang đánh giá mức độ đạt được của kĩ năng hầu hết đều được thiết kếtheo 3, 5 hoặc 7 mức độ. Nhưng nhiều tác giả chỉ đánh giá ở các mức độ dao động từ “Yếu”đến “Rất tốt” mà không có những mô tả chỉ báo hành vi cụ thể, do đó khó phân định mức độđạt được và không đảm bảo sự công bằng, khách quan trong quá trình đánh giá. Từ những nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các công trình tiêu biểu về các hệ thốngthang đo mức độ đạt được về kĩ năng nói trên, kết ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: