Danh mục

Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 394.47 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương" trình bày về vấn đề văn hóa ứng xử của học sinh hiện nay đang là nỗi lo cho các cán bộ quản lý, giáo viên trong các nhà trường. Cần phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của các hành vi ứng xử, giúp các em học sinh luôn ý thức rõ về bổn phận, trách nhiệm với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác tạo nên cách ứng xử có văn hóa trong nhà trường. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xây dựng văn hóa ứng xử ở các trường trung học phổ thông tại thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương XÂY DỰNG VĂN HOÁ ỨNG XỬ Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT, TỈNH BÌNH DƯƠNG Nguyễn Thị Hiền1 1. Khoa Sư phạm. Email: hiennt@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Văn hoá ứng xử là một vấn đề vô cùng quan trọng đối với cuộc sống của chúng ta. Trong tất cả các mối quan hệ trong xã hội chúng ta đều phải giao tiếp, ứng xử với nhau. Văn hoá ứng xử trong nhà trường ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên vấn đề văn hoá ứng xử của học sinh hiện nay đang là nỗi lo cho các cán bộ quản lý, giáo viên trong các nhà trường. Cần phải có những biện pháp phù hợp để nâng cao chất lượng của các hành vi ứng xử, giúp các em học sinh luôn ý thức rõ về bổ phận, trách nhiệm với thầy cô, bạn bè và các mối quan hệ khác tạo nên cách ứng xử có văn hoá trong nhà trường. Từ khoá: Giáo viên, học sinh, trung học phổ thông, văn hoá ứng xử, xây dựng 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Giáo dục là phương thức bảo tồn và phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp, tri thức văn hóa xã hội. Văn hóa ứng xử trong nhà trường ngày càng thu hút sự quan tâm của ngành giáo dục nói riêng và dư luận xã hội nói chung. Một trường học phát triển bền vững là khi nhà trường đó có thể khuyến khích tất cả mọi người làm việc và học tập, cống hiến sức lực và trí tuệ của bản thân cho đơn vị mình công tác. Những giá trị mà cá nhân và tập thể của nhà trường mang lại sẽ hình thành nên hệ thống giá trị văn hóa nhà trường. Ngày 12/4/2019, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 06/TT-BGD ĐT về Quy định quy tắc ứng xử trong cơ sở giáo dục mầm non, cơ sở giáo dục phổ thông và cơ sở giáo dục thường xuyên (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2019), tiếp tới Bộ Giáo dục và Đào tạo lại ban hành Kế hoạch triển khai Đề án theo Quyết định số 1506/QĐ-BGDĐT ngày 31/5/2019 với mục đích triển khai Đề án trong toàn Ngành giáo dục đảm bảo kịp thời, hiệu quả (Bộ Giáo dục và Đào tạo - Kế hoạch triển khai Đề án, 2019). Theo đó, 100% trường học phải xây dựng bộ Quy tắc Văn hóa ứng xử. Thực tế, trong những năm gần đây việc thực hiện giáo dục đạo đức lối sống, xây dựng văn hóa ứng xử cho học sinh các trường Trung học phổ thông (THPT) ở thành phố Thủ Dầu Một nói riêng, các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Dương nói chung chưa thực sự được chú trọng, chưa đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Sự phối hợp giữa nhà trường với gia đình và xã hội trong việc xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học cho học sinh chưa đồng bộ, đã làm giảm hiệu quả giáo dục của mỗi bên. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, xã hội, Internet và các mạng xã hội đã gây ra không ít lo lắng cho các bậc phụ huynh, nhà trường và xã hội trong công tác quản lý, giáo dục đạo đức, văn hóa ứng xử cho các em học sinh. 748 Trước những thực tế bất cập trên, đòi hỏi phải có những biện pháp để xây dựng và phát triển văn hóa ứng xử cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương. Đó chính là lý do để tác giả chọn nghiên cứu vấn đề này trong bài tham luận của mình. 2. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN 2.1. Văn hoá Văn hoá là những cái xung quanh chúng ta do con người tạo nên (Vũ Dũng, 2002). Văn hoá là những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại, là kinh nghiệm của lịch sử xã hội loại người đã được hệ thống hoá, tích luỹ lại qua nhiều thế kỷ và có thể truyền lại cho các thế hệ sau (Thái Duy Tuyên, 2009). Theo Edward Burnett Tylor, Văn hoá là một tổng thể phức hợp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng, thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của một xã hội” (Edward Burnett Tylor, 1965). 2.2. Văn hoá nhà trường Văn hoá nhà trường là những giá trị tốt đẹp nhất được hình thành bởi một tập thể và được mỗi cá nhân trong nhà trường chấp nhận. Khi đó, nếu văn hoá nhà trường tốt đẹp thì hướng đến chất lượng cao (Nguyễn Vũ Bích Hiền, Nguyễn Thị Minh Nguyệt , 2017). Văn hoá nhà trường còn được hiểu là hành vi ứng xử của các chủ thể tham gia hoạt động giáo dục trong nhà trường, là cách sống văn minh, lịch sự của các thành viên trong nhà trường (Vũ Dũng, 2009). 2.3. Văn hoá ứng xử trong trường trung học phổ thông Văn hoá ứng xử là một biểu tượng của giao tiếp, là sự phản ứng của con người trước sự tác động của người khác với mình trong một tình huống nhất định được thể hiện qua thái độ, hành vi, cử chỉ, cách nói năng của con người nhằm đạt kết quả tốt trong mối quan hệ giữa con người với nhau (Trần Đăng Huy, 2019). Văn hoá ứng xử trong trường THPT là lối sống văn minh, hành vi giao tiếp ứng xử lịch sự, cử chỉ, cách nói năng chuẩn mực giữa người giáo viên với học sinh, giữa giáo viên với đồng nghiệp và với lãnh đạo của nhà trường. 2.4. Xây dựng và phát triển văn hoá ứng xử trong trường ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: