Xếp hạng ngân hàng: Vừa làm xong đã... nhận lỗi
Số trang: 3
Loại file: pdf
Dung lượng: 115.35 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Việc CTCP Xếp hạng tín nhiệm Việt Nam (CRV) vừa công bố xếp hạng năng lực cạnh tranh của 32 ngân hàng Việt Nam cuối tuần qua đã phải gửi thư ngỏ thừa nhận về những thiếu sót cho thấy, xếp hạng ngân hàng là một công việc khá nhạy cảm và không dễ chút nào. Từ trước đến nay, người dân và giới tài chính - ngân hàng chỉ biết đến những thông tin về việc một số tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế công bố đánh giá về một vài ngân hàng của Việt Nam. Ngay...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xếp hạng ngân hàng: Vừa làm xong đã... nhận lỗi Xếp hạng ngân hàng: Vừa làm xong đã... nhận lỗi Việc CTCP Xếp hạng tín nhiệm Việt Nam (CRV) vừa công bố xếp hạng năng lực cạnh tranh của 32 ngân hàng Việt Nam cuối tuần qua đã phải gửi thư ngỏ thừa nhận về những thiếu sót cho thấy, xếp hạng ngân hàng là một công việc khá nhạy cảm và không dễ chút nào. Từ trước đến nay, người dân và giới tài chính - ngân hàng chỉ biết đến những thông tin về việc một số tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế công bố đánh giá về một vài ngân hàng của Việt Nam. Ngay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng chưa từng công bố chính thức một danh sách cụ thể nào liên quan đến xếp hạng ngân hàng. CRV nhận thiếu sót sau 2 ngày công bố xếp hạng, vì sao? Cuối tuần trước (8/9), CRV đã công bố kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh của 32 ngân hàng trong số 42 ngân hàng thương mại nội địa. Theo đó, CRV xếp hạng 32 ngân hàng thành 4 nhóm (A, B, C, D). Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi công bố (10/9), tổ chức này đã viết thư ngỏ nhận thiếu sót về bảng xếp hạng. Đại diện Hội đồng Biên soạn, TS. Nguyễn Hữu Nam cho biết: “Do các nguyên nhân chủ quan và khách quan trong điều kiện thực tế, nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót”. Vì vậy, CRV mong muốn các độc giả nhìn nhận nghiên cứu này chỉ như một tài liệu tham khảo. Cũng theo ông Nam, sau khi nhận được phản biện của một số nhà khoa học cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, CRV nhận thấy nghiên cứu này còn có những điểm chưa hoàn thiện và chưa phản ánh đúng tình hình thực tế về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đã được đánh giá. Ban biên soạn và Hội đồng khoa học của CRV cho rằng, đã có thiếu sót trong việc áp dụng những phương pháp đánh giá của thế giới vào điều kiện Việt Nam và chưa tính đến đặc thù của thị trường tài chính ngân hàng trong nước. Trao đổi với phóng viên ĐTCK, lãnh đạo nhiều ngân hàng phản ánh, CRV chưa từng tiếp xúc với ngân hàng để lấy số liệu cũng như phỏng vấn, tìm hiểu về hoạt động ngân hàng. Những tiêu chí mà CRV đưa ra để đánh giá năng lực cạnh tranh cũng khá mơ hồ, không thể hiện được vị thế của các ngân hàng hiện nay. Trong thông cáo báo chí phát đi từ Martime Bank (MSB), ngân hàng này cho biết, việc xếp hạng chỉ đáng tin cậy khi tổ chức đánh giá là một đơn vị có uy tín, đủ nghiệp vụ và chức năng, đủ thông tin và đưa ra được các tiêu chí toàn diện và phù hợp. Nếu không hội tụ đủ các yếu tố này, chỉ số được đưa ra có thể sai lệch, không trung thực, làm nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng cũng như quyền lợi của những doanh nghiệp được đánh giá. Một chuyên gia tài chính cho biết, việc CRV sử dụng tiêu chí tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản để đo lường thanh khoản của ngân hàng là sai lầm lớn nhất. Vì ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền chứ không phải hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. Thực tế, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng đã ghi rất rõ những công thức tính để xác định thanh khoản của ngân hàng, cũng như các quy định về an toàn thanh khoản. Hiện nay, một số ngân hàng trong nước cũng được một số tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế xếp hạng như Moody's, Standard & Poor's và Fitch Ratings. Theo quy trình của các tổ chức này, để xếp hạng một ngân hàng, cần thông qua rất nhiều bước thực hiện, trong đó khâu thẩm định dữ liệu là rất quan trọng. Chẳng hạn, để xếp hạng một ngân hàng, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's đã phải cử một đội chuyên gia từ Singapore sang làm việc trực tiếp với ngân hàng hàng tuần lễ trước khi công bố chỉ tiêu tín nhiệm. Thực tế, nếu một người làm trong ngành tài chính đọc kết quả xếp hạng ngân hàng trên sẽ bỏ qua vì biết nó không đáng tin cậy, nhưng nếu là người dân bình thường thì có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Đơn cử như một người dân gửi tiền tại ngân hàng bị xếp hạng nhóm dưới có thể ngay lập tức rút tiền, ít nhiều sẽ có ảnh hưởng trên hệ thống ngân hàng. Xếp hạng ngân hàng: Sẽ quản lý chặt hơn Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng xác nhận, CRV không lấy số liệu chính thống từ cơ quan này trước khi công bố xếp hạng năm 2012. Theo quy định, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc đánh giá xếp hạng năng lực của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, quy định hiện hành không cấm các tổ chức độc lập công bố xếp hạng. Trong thời gian tới, NHNN sẽ lưu ý vấn đề này và đưa ra những quy định chặt chẽ hơn trong việc xếp hạng ngân hàng để tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn. Từ cuối tháng 2/2012, NHNN đã thực hiện việc sắp xếp, cải tổ, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng dựa trên nguyên tắc phân loại tổ chức tín dụng làm 4 nhóm tăng trưởng tín dụng. Việc phân loại sẽ hạn chế tình trạng các NHTM huy động vốn bằng mọi giá để tài trợ cho tăng trưởng tín dụng, đồng thời buộc những ngân hàng yếu kém (đặc biệt là các ngân hàng thuộc nhóm 4) phải cơ cấu lại tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Mặc dù không được công bố chính thức, nhưng theo thông tin công bố từ nhiều ngân hàng, bảng phân nhóm theo đánh giá của NHNN cũng đã được hé lộ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xếp hạng ngân hàng: Vừa làm xong đã... nhận lỗi Xếp hạng ngân hàng: Vừa làm xong đã... nhận lỗi Việc CTCP Xếp hạng tín nhiệm Việt Nam (CRV) vừa công bố xếp hạng năng lực cạnh tranh của 32 ngân hàng Việt Nam cuối tuần qua đã phải gửi thư ngỏ thừa nhận về những thiếu sót cho thấy, xếp hạng ngân hàng là một công việc khá nhạy cảm và không dễ chút nào. Từ trước đến nay, người dân và giới tài chính - ngân hàng chỉ biết đến những thông tin về việc một số tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế công bố đánh giá về một vài ngân hàng của Việt Nam. Ngay Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng chưa từng công bố chính thức một danh sách cụ thể nào liên quan đến xếp hạng ngân hàng. CRV nhận thiếu sót sau 2 ngày công bố xếp hạng, vì sao? Cuối tuần trước (8/9), CRV đã công bố kết quả xếp hạng năng lực cạnh tranh của 32 ngân hàng trong số 42 ngân hàng thương mại nội địa. Theo đó, CRV xếp hạng 32 ngân hàng thành 4 nhóm (A, B, C, D). Tuy nhiên, chỉ hai ngày sau khi công bố (10/9), tổ chức này đã viết thư ngỏ nhận thiếu sót về bảng xếp hạng. Đại diện Hội đồng Biên soạn, TS. Nguyễn Hữu Nam cho biết: “Do các nguyên nhân chủ quan và khách quan trong điều kiện thực tế, nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót”. Vì vậy, CRV mong muốn các độc giả nhìn nhận nghiên cứu này chỉ như một tài liệu tham khảo. Cũng theo ông Nam, sau khi nhận được phản biện của một số nhà khoa học cũng như các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng, CRV nhận thấy nghiên cứu này còn có những điểm chưa hoàn thiện và chưa phản ánh đúng tình hình thực tế về năng lực cạnh tranh của các ngân hàng đã được đánh giá. Ban biên soạn và Hội đồng khoa học của CRV cho rằng, đã có thiếu sót trong việc áp dụng những phương pháp đánh giá của thế giới vào điều kiện Việt Nam và chưa tính đến đặc thù của thị trường tài chính ngân hàng trong nước. Trao đổi với phóng viên ĐTCK, lãnh đạo nhiều ngân hàng phản ánh, CRV chưa từng tiếp xúc với ngân hàng để lấy số liệu cũng như phỏng vấn, tìm hiểu về hoạt động ngân hàng. Những tiêu chí mà CRV đưa ra để đánh giá năng lực cạnh tranh cũng khá mơ hồ, không thể hiện được vị thế của các ngân hàng hiện nay. Trong thông cáo báo chí phát đi từ Martime Bank (MSB), ngân hàng này cho biết, việc xếp hạng chỉ đáng tin cậy khi tổ chức đánh giá là một đơn vị có uy tín, đủ nghiệp vụ và chức năng, đủ thông tin và đưa ra được các tiêu chí toàn diện và phù hợp. Nếu không hội tụ đủ các yếu tố này, chỉ số được đưa ra có thể sai lệch, không trung thực, làm nhiễu loạn thông tin, ảnh hưởng tới tâm lý của khách hàng cũng như quyền lợi của những doanh nghiệp được đánh giá. Một chuyên gia tài chính cho biết, việc CRV sử dụng tiêu chí tỷ lệ tiền mặt trên tổng tài sản để đo lường thanh khoản của ngân hàng là sai lầm lớn nhất. Vì ngân hàng là đơn vị kinh doanh tiền chứ không phải hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường. Thực tế, Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng đã ghi rất rõ những công thức tính để xác định thanh khoản của ngân hàng, cũng như các quy định về an toàn thanh khoản. Hiện nay, một số ngân hàng trong nước cũng được một số tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế xếp hạng như Moody's, Standard & Poor's và Fitch Ratings. Theo quy trình của các tổ chức này, để xếp hạng một ngân hàng, cần thông qua rất nhiều bước thực hiện, trong đó khâu thẩm định dữ liệu là rất quan trọng. Chẳng hạn, để xếp hạng một ngân hàng, tổ chức xếp hạng tín nhiệm Moody's đã phải cử một đội chuyên gia từ Singapore sang làm việc trực tiếp với ngân hàng hàng tuần lễ trước khi công bố chỉ tiêu tín nhiệm. Thực tế, nếu một người làm trong ngành tài chính đọc kết quả xếp hạng ngân hàng trên sẽ bỏ qua vì biết nó không đáng tin cậy, nhưng nếu là người dân bình thường thì có thể ảnh hưởng đến tâm lý. Đơn cử như một người dân gửi tiền tại ngân hàng bị xếp hạng nhóm dưới có thể ngay lập tức rút tiền, ít nhiều sẽ có ảnh hưởng trên hệ thống ngân hàng. Xếp hạng ngân hàng: Sẽ quản lý chặt hơn Đại diện Ngân hàng Nhà nước cũng xác nhận, CRV không lấy số liệu chính thống từ cơ quan này trước khi công bố xếp hạng năm 2012. Theo quy định, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có thẩm quyền cao nhất trong việc đánh giá xếp hạng năng lực của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, quy định hiện hành không cấm các tổ chức độc lập công bố xếp hạng. Trong thời gian tới, NHNN sẽ lưu ý vấn đề này và đưa ra những quy định chặt chẽ hơn trong việc xếp hạng ngân hàng để tránh xảy ra những hậu quả không mong muốn. Từ cuối tháng 2/2012, NHNN đã thực hiện việc sắp xếp, cải tổ, cơ cấu lại hệ thống ngân hàng dựa trên nguyên tắc phân loại tổ chức tín dụng làm 4 nhóm tăng trưởng tín dụng. Việc phân loại sẽ hạn chế tình trạng các NHTM huy động vốn bằng mọi giá để tài trợ cho tăng trưởng tín dụng, đồng thời buộc những ngân hàng yếu kém (đặc biệt là các ngân hàng thuộc nhóm 4) phải cơ cấu lại tổ chức và hoạt động nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình. Mặc dù không được công bố chính thức, nhưng theo thông tin công bố từ nhiều ngân hàng, bảng phân nhóm theo đánh giá của NHNN cũng đã được hé lộ. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Hệ thống xếp hạng tín nhiệm tín dụng ngân hàng rủi ro tín dụng kinh tế tài chính ngân hàng luận văn thạc sĩ kinh tế xếp hạng tín dụngGợi ý tài liệu liên quan:
-
Luận văn Thạc sĩ Kinh tế: Quản trị chất lượng dịch vụ khách sạn Mường Thanh Xa La
136 trang 357 5 0 -
102 trang 286 0 0
-
Xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng tại Việt Nam - Thực trạng và giải pháp
6 trang 242 1 0 -
138 trang 178 0 0
-
Báo cáo thực tập nhận thức: Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Chi nhánh Bắc An Giang
31 trang 165 0 0 -
101 trang 160 0 0
-
127 trang 149 1 0
-
78 trang 146 0 0
-
14 trang 141 0 0
-
Báo cáo tốt nghiệp: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI TRONG THỜI GIAN QUA
21 trang 132 0 0