Tham khảo tài liệu xoay, nông - lâm - ngư, lâm nghiệp phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XOAY XOAY Dialium cochinchinensis Pierre, 1767 Xay, xây, lá mét, (kiền kiền) Tên khác: Họ: Vang - Caesalpiniaceae Tên thương phẩm: Velvet tamarind (Anh); Tamarind prunier (Pháp)Hình thái Cây gỗ lớn rụng lá từng phần, cao 25-35 m,đường kính 60-80 cm; tán hình ô, phân nhiềucành. Thân hình trụ thẳng, gốc có bạnh lớn, cao đến3m; vỏ thân màu trắng xám, có các mảnh bong nhỏhình đa giác không đều, thịt vỏ có lớp trong màuxanh, lớp ngoài dày 6-8 mm, gồm 2 phần: phần ngoàimàu nâu không chứa nhựa, phần trong có vân tímmịn chứa nhựa mủ đỏ, dày 2 mm. Cành non mảnh,mềm, gần hình 4 cạnh, có rãnh và có lông tơ mịn. Lá kép một lần lông chim lẻ, cuống chung dài 15cm, nhẵn, có 5-7 lá chét hình trứng không đều, dài 4-7 cm, rộng 1,5-3,5 cm, đầu thuôn nhọn, gốc tròn hoặctù, không đối xứng, có 6-7 gân bên hình cung; cuốnglá có lông thưa, mịn; lá kèm sớm rụng. Cụm hoa hình chuỳ, phân nhánh nhiều, mọc ởkẽ lá, dài 20-30 cm hoặc hơn, có lông, mang nhiềuhoa. Hoa rất nhỏ, màu trắng, cuống có lông mịn; láđài 5 hợp thành ống ngắn ở dưới, đỉnh có 5 thuỳ,nhẵn; không có tràng; nhị 2, chỉ nhị ngắn, nhẵn; bầu Xoay - Dialium cochinchinensis Pierrehình trứng, có lông, vòi hình dùi. 1. Cành mang quả; 2. Hoa Quả hình trứng dài, hơi dẹt, dài 1,8 cm,rộng 1,3-1,5 cm, có phủ lông mềm màu nâu hoặcnâu xám rất mịn như nhung; vỏ quả ngoài mỏng, giòn dễ vỡ, vỏ quả giữa mềm và xốp như bột,có vị chua ngọt như cơm quả me; vỏ quả trong là lớp màng dai. Hạt 1-2, hình bầu dục hơi dẹt,có vỏ cứng màu vàng nâu bóng và một đường vân nhạt.Các thông tin khác về thực vật khác Xoay có hình thái bên ngoài rất giống các loài thuộc chi Cẩm lai (Dalbergia). Chúng có thểphân biệt với các loài cẩm lai ở đặc điểm sau: Gốc xoay có bạnh vè, vỏ có nhựa mủ đỏ; quảnhỏ hình trứng và có lớp lông như nhung; còn các loài cây thuộc chi Cẩm lai không có bạnh vèlớn, vỏ không có nhựa mủ, quả dạng quả dẹt thành cành, không có lông nhung.Phân bốViệt Nam: Cây gỗ lớn khá phổ biến của Việt Nam, phân bố từ phía TâyThanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh,qua Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế trở vào Nam. Ba tỉnh Tây nguyên là vùng tậptrung nhiều xoay nhất, đặc biệt là ở Kon Tum và GiaLai. Ở Đăk Lăk và Lâm Đồng cũng có xoay mọc,nhưng ít hơn. Cũng gặp xoay ở các tỉnh Vùng NamTrung Bộ như: Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, NinhThuận và Bình Thuận và các tỉnh Đông và Tây NamBộ như: Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương, TâyNinh, Đồng Tháp...Thế giới: Xoay phân bố ở vùng nhiệt đới Đông Nam Á baogồm Myanmar, Thái Lan, Malaysia, Lào vàCampuchia.Đặc điểm sinh học Cây mọc chủ yếu trong các rừng lá rộng thườngxanh, ẩm ở trạng thái nguyên sinh hoặc mới bị tácđộng nhẹ hoặc rừng nửa rụng lá, ở độ cao từ 500mđến 1.600 m trên mặt biển. Vùng có xoay phân bố 0thường có nhiệt độ bình quân năm trên 20 C, lượngmưa trên dưới 2.000 mm/năm. Xoay có thể mọc trên nhiều loại đất khác nhau,nhưng đều có tầng đất dày, lượng mùn cao. Ít khi gặpxoay mọc trên đất có tầng mỏng, bị xói mòn mạnh.Cây rất ưa đất bazan, feralit màu nâu đỏ và phù sa cổ, Phân bố xoay ở Việt Namđịa hình thường gặp xoay là chân các núi thấp, trêncao nguyên, trong các thung lũng tương đối bằng phẳn g, độ dốc không lớn, ít mọc ven sôngsuối; thường mọc xen lẫn các loài cẩm lai (Dalbergia oliveri), trắc (D. cochinchinensis), giánghương quả to (Pterocarpus macrocarpus), chiêu liêu (Terminalia chebula), bàng lang(Lagertroemia calyculata), và một số loài cây thuộc chi Dầu (Dipterocarpus spp.). Ở Kon HàNừng, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai, xoay mọc cùng với các loài dẻ gai, dẻ tía ( Lithocarpus spp.),trâm, cóc đá, giổi nhung (Michelia braiensis)... Trong rừng xoay luôn vươn lên tầng cao nhấtcủa rừng, tạo nên tầng vượt tán cùng với các loài gỗ lớn nêu ở trên. Cây trưởng thành ưasáng, nhưng trong giai đoạn còn non là cây chịu bóng tốt. Do có quả và hạt nhiều nên cây mạtái sinh rất tốt dưới tán rừng. Nhưng dưới tán các rừng giầu, có độ tàn che cao, cây mạ bị chếtrất nhiều trước khi chuyển thành cây con. Trong khi đó ở các loại hình rừng thưa, xen kẽ câyhọ Dầu, độ mở tán cao, hạt giống nảy mầm tốt (khoảng 50%); cây con cũng xuất hiện nhiềuhơn. Hạt xoay có thể nảy mầm tự nhiên sau 50 tuần lễ. Trong vòng 5-7 năm đầu cây sinhtrưởng chậm. Qua điều tra tăng trưởng ở Kon Hà Nừng, độ cao trên 600 -800 m, cho thấy: cây10 tuổi cao 4,2 m, cây 50 tuổi cao 12,2 m, đường kính 15,6 cm; cây 100 tuổi cây cao 22,8 m,đường kính 42 cm. Lượng tăng trưởng bình quân mỗi năm cao được 0,25 m và tăng đườngkính 0,48 cm. Sau 145 năm cây vẫn chưa biểu hiện ngừng sinh trưởng, khi đó thể tích của toàn 3 3cây là 10,54 m và thể tích dưới cành 4,31 m . Hoa tháng 4-6, quả tháng 9 và rải rác đến tháng 12. Ở Gia Lai, chu kỳ sai quả của xoay là5 năm.Công dụng Cây ăn quả khá phổ biến ở miền Nam Việt Nam. Hàng năm nhân dân vùng có xoay phânbố thường vào rừng nhặt hàng chục tấn quả xoay, sau đó vận chuyển về các đô thị để bán. Cócây thu được 2-3 tạ quả/năm. Quả xoay ăn ngon, được trẻ em và phụ nữ ưa thích vì cơm quả có vị chua dịu rất hấp dẫn.Quả được bầy bán tại các chợ vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ rất nhiều trong vụ quả chín,nhất là vào dịp cuối năm. Ở một số vùng thuộc Tây Nguyên, các cụ cao tuổi thường ngâm quả xoay chín đã bóc vỏ, 0lấy cơm để ngâm với rượu 25-30 . Để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần. mỗi lần một chénnhỏ trước bữa ăn để làm thuốc bổ, kích thích tiêu hoá và làm ngon miệng. Cao cơm quả xoay có tác dụng nhuận tràng. Cách chế biến như sau: Lấy 100 g cơm quảxoay, nghiền nát với nước. Lọc, rồi dùng dung dịch lọc cô với lửa nhỏ đến khi thành cao mềm.Ng ...