Cuốn sách này được biên soạn gồm có 7 chương và 4 phụ lục, trình bày về lịch sử hình thành, phát triển và gần như diệt vong của xứ Đàng Trong dưới thời các chúa Nguyễn. Sách bao quát các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị, quân sự… của một vùng đất mới, dần phát triển thành một trung tâm giao thương của khu vực nhờ chính sách khuyến khích ngoại thương của các chúa Nguyễn. Phần 1 sau đây sẽ gồm có 3 chương như sau: Chương 1: vùng đất mới; chương 2: lực lượng vũ trang của Đàng Trong; chương 3: các thương gia nước ngoài. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xứ Đàng trong thế kỷ 17 - 18: Phần 1www.hocthuatphuongdong.vn BIỂU GHI BIÊN MỤC TRƯỚC XUẤT BẢN ĐƯỢC THỰC HIỆN BỞI THƯ VIỆN KHTH TP.HCM General Sciences Library Cataloging-in-Publication DataLi, Tana Xứ Đàng Trong : lịch sử kinh tế xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và 18 / Li Tana ; bản dịch của Nguyễn Nghị. - T.P. Hồ Chí Minh: Trẻ, 2013. 284tr. ; 23 cm. Nguyên bản : Nguyen Cochinchina : Southern Vietnam in 17th and 18th centuries. 1. Miền Nam Việt Nam -- Lịch sử. 2. Việt Nam -- Lịch sử -- Triều đại hậu Lê,1428-1787. I. Nguyễn Nghị. II. Ts: NguyenCochinchina : Southern Vietnam in 17th and 18th centuries. III. Ts: Nguyen Cochinchina : Southern Vietnam in the seventeenthand eighteenth centuries. 959.77026 -- dc 22 L693www.hocthuatphuongdong.vn LỜI GIỚI THIỆUC húng tôi xin chân thành giới thiệu với độc giả Việt Nam Xứ Đàng Trong, Lịch sử Kinh tế - Xã hội Việt Nam thế kỷ 17 và18, luận án tiến sĩ tại Đại học Quốc gia Australia, có sửa chữađể xuất bản, của Li Tana. Bản tiếng Anh của luận án NguyễnCochinchina, Southern Vietnam in Seventeenth and EighteenthCenturies, được xuất bản tại Hoa Kỳ năm 1998 bởi CornellSoutheast Asia Program. Tác giả là một nhà Việt Nam học khá quen thuộc trong giớinghiên cứu về Việt Nam, trong cũng như ngoài nước. Để thựchiện các công trình nghiên cứu của mình, tác giả đã lui tới ViệtNam nhiều lần, tham khảo các nguồn tư liệu tại Hà Nội cũngnhư tại thành phố Hồ Chí Minh, tiếp xúc và trao đổi với cácnhà khoa học, tham dự nhiều hội nghị khoa học về Việt Nam...Tác giả đã xuất bản nhiều công trình khoa học về lịch sử ViệtNam. Riêng công trình nghiên cứu về Đàng Trong này đã đượcnhiều nhà Việt Nam học nổi tiếng như Alexander Woodside,David Chandler, Anthony Reid... đánh giá cao và coi như là mộtcông trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc. www.hocthuatphuongdong.vn6 XỨ ĐÀNG TRONG Đề tài tác giả chọn để nghiên cứu trong công trình này là mộtđề tài khó vì liên quan tới một thời kỳ khá phức tạp trong lịchsử Việt Nam: sự hình thành, phát triển và gần như diệt vongcủa một xứ Đàng Trong của họ Nguyễn, trên một vùng đất mới,trong những hoàn cảnh mới và với những vấn đề mới... Lãnhvực tác giả đề cập tới và nhấn mạnh lại là lãnh vực kinh tế - xãhội, cho tới nay chưa được nhiều tác giả bàn tới một cách sâusắc. Trong lãnh vực này, công trình của Li Tana, nếu chưa giảiquyết một cách thỏa đáng những vấn đề được nêu, thì ít ra cũngđã là một gợi ý rất phong phú cho công việc nghiên cứu kế tiếp.Chẳng hạn vấn đề liên quan đến dân số của Đàng Trong vàocác thế kỷ 17 và 18. Một vấn đề hầu như không thể giải quyếtnổi nếu chỉ dựa vào những con số thống kê, những kết quả củacác cuộc điều tra dân số, vốn rất hiếm hoi trong tài liệu của ViệtNam, kể cả của nước ngoài. Tuy nhiên, tác giả đã phá vỡ đượcsự bế tắc này bằng cách dựa vào số các làng, kích thước các làngnói chung, các thông tin về làng trong lịch sử Việt Nam. Đây cóthể được coi là một đóng góp mới mẻ và quan trọng của tác giảtrong lãnh vực nghiên cứu về dân số của Đàng Trong, hay củaViệt Nam, trong quá khứ. Hai thế kỷ 17 và 18 lại cũng là thời kỳ “mở rộng cửa” củaĐàng Trong đối với nền ngoại thương mà theo tác giả là nềntảng của sự sống còn của Đàng Trong dưới quyền họ Nguyễn,“gần bốn lần yếu hơn họ Trịnh ở Đàng Ngoài về mọi mặt”. Nóiđến ngoại thương cũng là nói đến sự hiện diện của tàu bè vàthương gia người Nhật, người Trung Hoa... và những ngườichâu Âu như Bồ Đào Nha, Anh, Pháp, Hà Lan... vì đây cũng làthời kỳ người châu Âu ồ ạt kéo nhau sang buôn bán và đặt căncứ tại Đông Nam Á. Nghiên cứu về hai thế kỷ này của ĐàngTrong không thể bỏ qua các nguồn tư liệu, trong thực tế rấtphong phú và đa dạng, của những người thuộc nhiều quốc tịch www.hocthuatphuongdong.vnLỜI GIỚI THIỆU 7khác nhau để lại. Công trình cho thấy tác giả đã khai thác được,bằng cách này hay cách khác, các nguồn tư liệu khác nhau này.Do đó, công trình nghiên cứu của tác giả đã cho chúng ta mộtcái nhìn tổng quát hơn và cũng có sức thuyết phục hơn về cácvấn đề được bàn đến. Đây cũng là một ưu điểm được các nhàphê bình nhìn nhận. Tiếp xúc được với các tư liệu gốc là mộttrong những điều kiện tiên quyết để một công trình sử học cóđược những đóng góp mới, hay ít ra không đi vào con đườngđã bị cày nát dưới bánh xe những người đi trước. Và cũng để tránh lặp lại những gì người đi trước đã viết vềĐàng Trong, tác giả đã chọn nhấn mạnh - mà không khuếchđại - những điểm khác biệt giữa Đàng Ngoài và Đàng Trong.Nhưng dưới ngòi bút của tác giả, những sự khác biệt này, ngaycả khi tác giả đặt tiêu đề cho một chương trong công trình củamình là “Cuộc sống ở Đàng Trong: Hội nhập và sáng tạo”, đãkhông phá vỡ sự thống nhất của dân tộc Việt Nam mà trái lạiđã làm cho sự thố ...