Xu hướng nghiên cứu các lĩnh vực tâm lý trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam
Số trang: 15
Loại file: pdf
Dung lượng: 604.60 KB
Lượt xem: 6
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nội dung bài viết cập nhật các xu hướng được tập trung vào mười xu lĩnh vực tâm lý trong giáo dục là ngôn ngữ và quá trình nhận thức; môi trường học đường và các rối loạn thời thơ ấu; nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; học tập và công nghệ; tâm lý học trong trường học; trí tuệ và sự sáng tạo; động cơ trong lớp học; quan điểm dạy học; đánh giá và lượng giá và sự khác biệt cá nhân trong học tập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng nghiên cứu các lĩnh vực tâm lý trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU CÁC LĨNH VỰC TÂM LÝ TRONG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM Trần Thành Nam, Lữ Thị Mai Oanh Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Xu hướng đổi mới giáo dục đã cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục chất lượng nói chung và phát triển lĩnh vực tâm lý trong nghiên cứu giáo dục nói riêng. Bài viết tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước; đặc biệt phân tích hai nguồn ấn phẩm tin cậy trong năm năm gần nhất (2017-2021) của Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) và Tạp chí Tâm lý học thuộc Viện Viện Tâm lý, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với tổng 961 bài viết trong đó chủ đề nghiên cứu về tâm lý giáo dục 225 bài viết (23,4%) để cập nhập xu hướng nghiên cứu tâm lý trong đổi mới giáo dục. Kết nghiên cứu cho thấy, trong tổng số mười xu hướng nghiên cứu tâm lý thuộc lĩnh vực giáo dục thì chủ đề tâm lý học trong học đường được nghiên cứu nhiều nhất và có sự chênh lệch đáng kể giữa các xu hướng nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; học tập và công nghệ; ngôn ngữ và quá trình nhận thức; đánh giá và lượng giá; động cơ trong học tập. Bởi vậy, cập nhật xu hướng nghiên cứu không chỉ góp phần ý nghĩa về sự phát triển nghiên cứu tâm lý trong đổi mới giáo dục; mà còn là nền tảng, cơ sở học thuật cho việc khám phá nghiên cứu tương lai. Từ khóa: đổi mới giáo dục, tâm lý giáo dục, xu hướng nghiên cứu tâm lý về lĩnh vực giáo dục. 1. Mở đầu Xu hướng giáo dục thế giới đã chuyển sang tập trung rõ ràng hơn vào “kỹ năng thế kỷ 21” (Care, 2017). Trong xu thế đổi mới giáo dục, giáo dục chất lượng được xem là một trong những trụ cột của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc nhằm đảm bảo giáo dục có chất lượng hòa nhập và bình đẳng, đồng thời thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả các cá nhân (Burbules và cs, 2020). Cho đến nay, giáo dục đang được chuyển đổi trong cả bối cảnh học tập chính thức và không chính thức bởi các công nghệ kỹ thuật mới. Trong đó, nền giáo dục xu hướng 143 đang tập trung vào mục tiêu giáo dục; hệ sinh thái giáo dục và bối cảnh học tập; quá trình học tập; giảng dạy và chính sách, quản lí giáo dục (Burbules và cs, 2020). Đặc biệt, nằm trong xu hướng phát triển giáo dục, lĩnh vực nghiên cứu tâm lý nói chung, tâm lý giáo dục nói riêng đã cho thấy hướng phát triển bền vững khi cập nhật các xu hướng mới; đóng góp quan trọng vào khoa học nhận thức và khoa học học tập. Tâm lý học là một ngành học đặc trưng bởi sự khác biệt nội tại giữa phân nhánh cơ bản, ứng dụng và lâm sàng (Brennan và Houde, 2017). Sự khác biệt bên trong này được thúc đẩy bởi sự trao đổi giữa các nhánh khác nhau của tâm lý học với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội như kinh tế học, khoa học chính trị và xã hội học (Morf, 2018). Nằm trong thách thức về chất lượng giáo dục; các chủ đề tâm lý trong lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài xu thế đó khi không ngừng đổi mới, đáp ứng đa dạng và toàn diện lĩnh vực nghiên cứu. Đặc biệt, các lĩnh vực tâm lý giáo dục đã góp phần đa dạng vào quá trình giáo dục rộng lớn. Trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, có thể tìm thấy các chủ đề được nghiên cứu khá toàn diện như học tập và phát triển con người (trong suốt cuộc đời), động lực, đo lường và thống kê cũng như chương trình giảng dạy. Cụ thể, các nhà tâm lý học giáo dục thường nghiên cứu các chủ đề về gây hấn, mối quan hệ giữa nghèo đói và thành tích ở trường học, học tập suốt đời, phương pháp định lượng và tuổi trưởng thành. Tầm quan trọng của các chủ đề này không chỉ bị giới hạn trong nghiên cứu mang tính học thuật, cơ sở giáo dục các cấp mà còn nghiên cứu các vấn đề phức tạp như can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, đa dạng văn hóa. Bởi vậy, tổng quan nghiên cứu các chủ đề tâm lý trong đổi mới giáo dục sẽ góp phần cơ sở học thuật quan trọng cho việc khám phá nghiên cứu tương lai. Nội dung bài viết nhằm trả lời hai câu hỏi chính: Các nghiên cứu tâm lý giáo dục trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay là gì? Thách thức nghiên cứu về chủ đề tâm lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay? Kết quả nghiên cứu được tổng quan từ các nghiên cứu trong và ngoài nước; đặc biệt phân tích hai nguồn ấn phẩm tin cậy trong năm năm gần nhất (2017-2021) của Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) và Tạp chí Tâm lý học thuộc Viện Viện Tâm lý, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Nội dung cập nhật các xu hướng được tập trung vào mười xu lĩnh vực tâm lý trong giáo dục là ngôn ngữ và quá trình nhận thức; môi trường học đường và các rối loạn thời thơ ấu; nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; học tập và công nghệ; tâm lý học trong trường học; trí tuệ và sự sáng tạo; động cơ trong lớp học; quan điểm dạy học; đánh giá và lượng giá và sự khác biệt cá nhân trong học tập. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xu hướng nghiên cứu các lĩnh vực tâm lý trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU CÁC LĨNH VỰC TÂM LÝ TRONG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM Trần Thành Nam, Lữ Thị Mai Oanh Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Xu hướng đổi mới giáo dục đã cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục chất lượng nói chung và phát triển lĩnh vực tâm lý trong nghiên cứu giáo dục nói riêng. Bài viết tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước; đặc biệt phân tích hai nguồn ấn phẩm tin cậy trong năm năm gần nhất (2017-2021) của Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) và Tạp chí Tâm lý học thuộc Viện Viện Tâm lý, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với tổng 961 bài viết trong đó chủ đề nghiên cứu về tâm lý giáo dục 225 bài viết (23,4%) để cập nhập xu hướng nghiên cứu tâm lý trong đổi mới giáo dục. Kết nghiên cứu cho thấy, trong tổng số mười xu hướng nghiên cứu tâm lý thuộc lĩnh vực giáo dục thì chủ đề tâm lý học trong học đường được nghiên cứu nhiều nhất và có sự chênh lệch đáng kể giữa các xu hướng nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; học tập và công nghệ; ngôn ngữ và quá trình nhận thức; đánh giá và lượng giá; động cơ trong học tập. Bởi vậy, cập nhật xu hướng nghiên cứu không chỉ góp phần ý nghĩa về sự phát triển nghiên cứu tâm lý trong đổi mới giáo dục; mà còn là nền tảng, cơ sở học thuật cho việc khám phá nghiên cứu tương lai. Từ khóa: đổi mới giáo dục, tâm lý giáo dục, xu hướng nghiên cứu tâm lý về lĩnh vực giáo dục. 1. Mở đầu Xu hướng giáo dục thế giới đã chuyển sang tập trung rõ ràng hơn vào “kỹ năng thế kỷ 21” (Care, 2017). Trong xu thế đổi mới giáo dục, giáo dục chất lượng được xem là một trong những trụ cột của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc nhằm đảm bảo giáo dục có chất lượng hòa nhập và bình đẳng, đồng thời thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả các cá nhân (Burbules và cs, 2020). Cho đến nay, giáo dục đang được chuyển đổi trong cả bối cảnh học tập chính thức và không chính thức bởi các công nghệ kỹ thuật mới. Trong đó, nền giáo dục xu hướng 143 đang tập trung vào mục tiêu giáo dục; hệ sinh thái giáo dục và bối cảnh học tập; quá trình học tập; giảng dạy và chính sách, quản lí giáo dục (Burbules và cs, 2020). Đặc biệt, nằm trong xu hướng phát triển giáo dục, lĩnh vực nghiên cứu tâm lý nói chung, tâm lý giáo dục nói riêng đã cho thấy hướng phát triển bền vững khi cập nhật các xu hướng mới; đóng góp quan trọng vào khoa học nhận thức và khoa học học tập. Tâm lý học là một ngành học đặc trưng bởi sự khác biệt nội tại giữa phân nhánh cơ bản, ứng dụng và lâm sàng (Brennan và Houde, 2017). Sự khác biệt bên trong này được thúc đẩy bởi sự trao đổi giữa các nhánh khác nhau của tâm lý học với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội như kinh tế học, khoa học chính trị và xã hội học (Morf, 2018). Nằm trong thách thức về chất lượng giáo dục; các chủ đề tâm lý trong lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài xu thế đó khi không ngừng đổi mới, đáp ứng đa dạng và toàn diện lĩnh vực nghiên cứu. Đặc biệt, các lĩnh vực tâm lý giáo dục đã góp phần đa dạng vào quá trình giáo dục rộng lớn. Trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, có thể tìm thấy các chủ đề được nghiên cứu khá toàn diện như học tập và phát triển con người (trong suốt cuộc đời), động lực, đo lường và thống kê cũng như chương trình giảng dạy. Cụ thể, các nhà tâm lý học giáo dục thường nghiên cứu các chủ đề về gây hấn, mối quan hệ giữa nghèo đói và thành tích ở trường học, học tập suốt đời, phương pháp định lượng và tuổi trưởng thành. Tầm quan trọng của các chủ đề này không chỉ bị giới hạn trong nghiên cứu mang tính học thuật, cơ sở giáo dục các cấp mà còn nghiên cứu các vấn đề phức tạp như can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, đa dạng văn hóa. Bởi vậy, tổng quan nghiên cứu các chủ đề tâm lý trong đổi mới giáo dục sẽ góp phần cơ sở học thuật quan trọng cho việc khám phá nghiên cứu tương lai. Nội dung bài viết nhằm trả lời hai câu hỏi chính: Các nghiên cứu tâm lý giáo dục trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay là gì? Thách thức nghiên cứu về chủ đề tâm lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay? Kết quả nghiên cứu được tổng quan từ các nghiên cứu trong và ngoài nước; đặc biệt phân tích hai nguồn ấn phẩm tin cậy trong năm năm gần nhất (2017-2021) của Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) và Tạp chí Tâm lý học thuộc Viện Viện Tâm lý, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Nội dung cập nhật các xu hướng được tập trung vào mười xu lĩnh vực tâm lý trong giáo dục là ngôn ngữ và quá trình nhận thức; môi trường học đường và các rối loạn thời thơ ấu; nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; học tập và công nghệ; tâm lý học trong trường học; trí tuệ và sự sáng tạo; động cơ trong lớp học; quan điểm dạy học; đánh giá và lượng giá và sự khác biệt cá nhân trong học tập. ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Đổi mới giáo dục Xu hướng đổi mới giáo dục Tâm lý giáo dục Động cơ học tập Quan điểm dạy học Phong cách học tậpGợi ý tài liệu liên quan:
-
5 trang 232 0 0
-
9 trang 153 0 0
-
5 trang 95 0 0
-
30 trang 92 2 0
-
189 trang 88 0 0
-
8 trang 81 0 0
-
Một số biện pháp nâng cao kĩ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non với trẻ mẫu giáo
5 trang 77 0 0 -
Đào tạo ngành Kinh doanh xuất bản phẩm hướng tới sự hội tụ và phát triển bền vững
10 trang 61 0 0 -
16 trang 59 0 0
-
4 trang 53 0 0