Danh mục

Xử trí ngộ độc cấp tính seduxen

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 125.86 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Có rất nhiều tác nhân có thể gây ngộ độc cấp tính như chất trừ sâu diệt cỏ, hóa chất diệt chuột, một số thuốc thường dùng trong điều trị và ngay cả một số lương thực thực phẩm. Đáng lưu ý là tình trạng ngộ độc thuốc ngày càng trở nên phổ biến vì các chế phẩm thuốc ngày càng phong phú Có rất nhiều tác nhân có thể gây ngộ độc cấp tính như chất trừ sâu diệt cỏ, hóa chất diệt chuột, một số thuốc thường dùng trong điều trị và ngay cả một số lương...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xử trí ngộ độc cấp tính seduxen Xử trí ngộ độc cấp tính seduxen Có rất nhiều tác nhân có thể gây ngộ độc cấp tính như chất trừ sâu diệt cỏ, hóa chất diệt chuột, một số thuốc thường dùng trong điều trị và ngay cả một số lương thực thực phẩm. Đáng lưu ý là tình trạng ngộ độc thuốc ngày càng trở nên phổ biến vì các chế phẩm thuốc ngày càng phong phú Có rất nhiều tác nhân có thể gây ngộ độc cấp tính như chất trừ sâu diệt cỏ, hóa chất diệt chuột, một số thuốc thường dùng trong điều trị và ngay cả một số lương thực thực phẩm. Đáng lưu ý là tình trạng ngộ độc thuốc ngày càng trở nên phổ biến vì các chế phẩm thuốc ngày càng phong phú; trong khi đó việc mua bán thuốc ở một số nơi còn tùy tiện, không tuân thủ quy chế đối với thuốc độc và những thuốc bán theo đơn; không những thế việc lạm dụng thuốc cũng đang trở thành vấn đề cần phải quan tâm. Có rất nhiều thuốc có thể gây ngộ độc như nhóm thuốc an thần gây ngủ, nhóm thuốc kích thích thần kinh trung ương, nhóm thuốc opioid... với nhiều lý do khác nhau dẫn đến ngộ độc, tuy nhiên trong phạm vi bài viết này chỉ đề cập đến vấn đề các biểu hiện ngộ độc seduxen và cách xử trí. Seduxen còn gọi là benzodiazepam, có tác dụng an thần, gây ngủ. Thuốc hấp thu được qua cả đường uống và đường tiêm. Sau khi dùng, thuốc phân bố rộng rãi vào dịch cơ thể, xâm nhập nhanh vào não, qua được nhau thai và sữa mẹ. Thuốc có một số tác dụng chủ yếu Trên thần kinh trung ương: Thuốc có tác dụng an thần, giảm kích thích, giảm căng thẳng lo âu và hồi hộp; bên cạnh đó thuốc làm giảm thời gian tiềm tàng và kéo dài toàn thể giấc ngủ, tạo giấc ngủ sâu, nhẹ nhàng, giảm ác mộng và giảm bồn chồn; ngoài ra thuốc còn được dùng để điều trị chống co giật, chống động kinh. Giãn cơ: Thuốc có tác dụng giãn cả cơ vân và cơ trơn ngay cả ở liều an thần. Các tác dụng khác: Thuốc gây giãn mạch, hạ huyết áp, chống loạn nhịp. Do đó thuốc được chỉ định sử dụng trong một số trường hợp: Các trạng thái thần kinh bị kích thích, căng thẳng, lo âu; các trạng thái mất ngủ; động kinh cơn nhỏ; co giật do sốt cao, các bệnh co cứng cơ hoặc sử dụng làm các thuốc tiền mê. Tuy nhiên cần lưu ý một số tác dụng không mong muốn thường gặp là buồn ngủ, chóng mặt, mất phối hợp vận động, lú lẫn, hay quên; đặc biệt là ngộ độc cấp (thường xảy ra khi dùng quá liều do nhầm lẫn hoặc cố ý) hoặc ngộ độc mạn. Ngộ độc cấp seduxen biểu hiện như thế nào? Các triệu chứng khác nhau tùy thuộc vào giai đoạn ngộ độc, số lượng thuốc đã dùng. Các triệu chứng không đặc hiệu thường là: lơ mơ, ngủ gà, hoa mắt chóng mặt, rối loạn ngôn ngữ, đi loạng choạng. Nặng thì có các biểu hiện rối loạn ý thức, hôn mê. Trong hôn mê nhẹ thì có biểu hiện rung giật nhãn cầu; hôn mê sâu thì có biểu hiện co đồng tử, hạ huyết áp, hạ thân nhiệt, giảm trương lực cơ. Để chẩn đoán xác định, ngoài việc tìm hiểu ở người nhà nạn nhân, tìm thấy vỏ thuốc ở hiện trường, cần lấy nước tiểu để xét nghiệm tìm độc chất. Xử trí thế nào? Nguyên nhân gây ngộ độc khác nhau, có thể do nhầm lẫn (vô ý) nhưng vấn đề nghiêm trọng hơn khi cố ý (tự tử). Trong các trường hợp này do người bệnh dùng liều rất cao lại cố tình che giấu các chất đã dùng, nên khi được phát hiện thường muộn và vấn đề xử trí gặp rất nhiều khó khăn. Điều trị ngộ độc cấp seduxen cũng như điều trị các ngộ độc cấp khác cần tiến hành khẩn trương với 3 nhóm giải pháp cơ bản (tùy theo trang bị, phương tiện và trình độ của các tuyến y tế) là: hỗ trợ các chức năng sống của cơ thể (trợ hô hấp, trợ tuần hoàn) và điều trị triệu chứng; làm giảm hấp thu và đẩy nhanh thải trừ các chất độc; dùng các chất giải độc đặc hiệu. Cụ thể: Tại tuyến y tế cơ sở (tuyến xã): Khi bệnh nhân đến sớm: uống than hoạt, sorbitol; nằm nghiêng an toàn (nếu hôn mê) rồi chuyển lên tuyến trên. Tại tuyến y tế huyện: Rửa dạ dày nếu bệnh nhân uống nhiều thuốc, vẫn tỉnh và đến trước 6 giờ: rửa dạ dày với 3 - 5 lít nước sạch có pha muối 5g/lít. Sau rửa cho than hoạt: 20g mỗi 2 giờ đến khi đủ 120g (trẻ em: 1g/kg); thuốc nhuận tràng: sorbitol 1 - 2 g/kg chia 6 lần cùng uống với than hoạt (hoặc magiê sulfat 30g cho người lớn, 250mg/kg cân nặng cho trẻ em). Nếu bệnh nhân hôn mê phải đặt ống nội khí quản có bóng chèn duy trì hô hấp rồi mới rửa dạ dày. Truyền dịch muối đẳng trương. Kiểm soát tốt hô hấp. Chuyển lên tuyến trên nếu hôn mê hoặc suy hô hấp. Tại tuyến tỉnh hoặc tuyến bệnh viện chuyên khoa: Sơ cứu giống ở tuyến huyện. Nếu bệnh nhân hôn mê phải đặt ống nội khí quản có bóng chèn duy trì hô hấp rồi mới rửa dạ dày. Cho flumazenil (anexat) 0,2 mg tiêm tĩnh mạch/lần cho đến khi đáp ứng hoặc tổng liều 3mg. Truyền dịch và nuôi dưỡng hằng ngày, lượng dịch phải bảo đảm 2 – 3 lít/ngày. ...

Tài liệu được xem nhiều: