Đi tìm một cách nói hợp lý Xuân Diệu thường nói ông mang trong mình quê hương thống nhất. Cha đàng ngoài má ở đàng trong, cái lý của ông thật cụ thể. Mượn cách nói ấy, khi xem xét sang lĩnh vực thơ, tôi cũng muốn nói rằng ông mang trong mình nền thơ thế kỷ Việt Nam thế kỷ XX.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XUÂN DIỆU - NHÀ THƠ SỐ MỘT CỦA THƠ MỚI Vương Trí Nhàn XUÂN DIỆU - NHÀ THƠ SỐ MỘT CỦA THƠ MỚI Vương Trí Nhàn Đi tìm một cách nói hợp lý Xuân Diệu thường nói ông mang trong mình quê hương thống nhất. Cha đàng ngoàimá ở đàng trong, cái lý của ông thật cụ thể. Mượn cách nói ấy, khi xem xét sang lĩnh vựcthơ, tôi cũng muốn nói rằng ông mang trong mình nền thơ thế kỷ Việt Nam thế kỷ XX. Nửa đầu thế kỷ, thơ Việt có chuyển đổi về mặt cơ cấu, từ mô hình kiểu trung đạichuyển sang một mô hình hiện đại. Khi thơ như một cơ cấu đã ổn định, từ sau 1945, cáiđịnh hướng rõ nhất là chuyển đổi chức năng để phục vụ xã hội. Trong cả hai cuộc vậnđộng, người ta đều thấy Xuân Diệu là một trong những tên tuổi được nhắc nhở nhiềunhất. Trong phạm vi Thơ mới, ông không có những bài thơ coi là mở đầu như Phan Khôi.Ông không có vai trò người khai phá đầy tài năng như Thế Lữ, không có những tác phẩmchín như Huy Cận. Song nói đến thời đại này là phải nói đến ông. Qua ông, thấy cả sự vậnđộng của Thơ mới. Tuy cùng nằm trong khuôn khổ hiện đại hóa văn học, song những gì diễn ra trongthơ tiền chiến khác hẳn trong văn xuôi. Với văn xuôi các nhà văn của ta bằng lòng làmngười học trò nhỏ của văn học Pháp. Thơ thì khác. Ban đầu người ta không chịu. PhạmQuỳnh từng kể, có những ông đồ tự hỏi: Bên tây cũng có thơ à? Quan niệm như vậy, cho nên trong thực tế, đồ thị diễn tả vận động của mỗi thể loạicũng khác nhau. Ở văn xuôi mọi chuyện từ từ, không có đột biến. Thơ cũ, sau một hồichống chọi, như là xảy ra tình trạng vỡ trận. Kết quả là có Thơ mới náo động một thời. Có thể tìm thấy bóng dáng cuộc vận động này trong bước đi của Xuân Diệu. Ôngđến trong tư thế ào ạt khẳng định. Ban đầu Thơ mới làm cho người ta ngỡ ngàng ư? ThìXuân Diệu làm cho chúng ta ngỡ ngàng. Rồi cuối cùng chúng ta thấy Thơ mới gần với ta ư?Thì Xuân Diệu đã được cả một thời say đắm. Xuân Diệu là tất cả cái hay cái dở của thơ mới. Là sự cởi mở và tham vọng của conngười đương thời. Là hào hứng đi ra với thế giới. Nhưng cũng là nông nổi, cạn cợt, là nhanhchóng chán chường và bế tắc. Nếu cần nói gọn một câu về vai trò của Xuân Diệu trong Thơ mới thì nên nói gì? Hoài Thanh là người đầu tiên cho rằng Xuân Diệu mới nhất trong các nhà thơ mới.Ở Sài Gòn năm 1967, trong tập Bảng lược đồ của văn học Việt Nam (Ba thế hệ của nền vănhọc mới ), Thanh Lãng cũng viết một câu tương tự. Tôi vừa đọc lại hồ sơ cuộc hội thảo kỷniệm 10 năm nhà thơ Xuân Diệu qua đời. Cho đến nay công thức đó vẫn được nhiều ngườinhắc lại. Có lẽ ý kiến đó hình thành một phần là do từ trước, Hàn Mặc Tử còn ít được đọc vàđược nghiên cứu. Còn ngày nay với sự phổ biến của Hàn Mặc Tử, thì theo tôi, vai trò ngườimới nhất của Thơ mới phải thuộc về Hàn mới đúng. Nhưng sao người ta vẫn thích trích dẫn cái câu của Hoài Thanh? http://www.hoc360.vn Tạm thời có thể diễn giải như thế này: Nếu từ góc độ khoa học của vấn đề, Hàn đãlà người đi xa nhất, và do đó mới nhất. Còn nếu xem xét hiệu ứng của thơ trong đời sốngthì những ấn tượng Xuân Diệu để lại trong lòng người không ai có thể bì kịp. Thay cho công thức gương mặt tiêu biểu đã mòn, tôi muốn nói Xuân Diệu là hiệnthân của Thơ mới. Là nhà thơ số một không phải với nghĩa hay nhất, giá trị nhất, đứng caohơn hết ..., mà là, nếu bây giờ chỉ cần gọi tên một nhà thơ trong thơ mới thôi, thì gần nhưtất cả sẽ gọi Xuân Diệu. Giữa các phong cách của Thơ mới, Xuân Diệu là một cái gì vừa phải, hợp lý, ông vốncó cái dễ dàng để đến với đám đông trong văn chương cũng như trong cuộc đời. Thế Lữ hơicổ. Trong thơ Thế Lữ người ta vẫn cảm thấy một cái gì hơi già, hơi cũ, mắt nhìn về cái mớichứ chân chưa đặt tới cái miền mới mẻ đó. Mong muốn kéo nhà thơ này đi tới nhưng conngười ông không theo kịp. Lưu Trọng Lư cũng vậy, mà lại ngả sang mơ mộng xa xôi. HuyCận chậm rải khoan thai đậm chất văn hóa, và Huy Cận như già trước tuổi nữa. Về độ chíncủa thơ, Xuân Diệu không bằng Huy Cận. Song sự trẻ trung làm cho Xuân Diệu có sự hấpdẫn hơn, phổ biến hơn nhiều. Hàn Mặc Tử và Chế Lan Viên ăn nhiều ở sự hướng thượng, suy tư, độc đáo. Các ôngcó cái gì đó mà người bình thường khó với tới. Họ nhìn theo các ông mà ngại. Xét về ảnh hưởng với các thế hệ sau, vai trò của Xuân Diệu cũng rất lớn. Như ở thếhệ những người sinh khoảng 40 của thế kỷ trước, những Bằng Việt, Xuân Quỳnh, LưuQuang Vũ, Phạm Tiến Duật. Nếu đặt ra một hàng những Xuân Diệu, Huy Cận, Chế Lan Viên,Hàn Mặc Tử thì trong sự khác nhau rất rõ, họ vẫn gần với Xuân Diệu hơn cả, số người nằmcùng một trục dọc với Xuân Diệu khá đông đảo. Xuân Diệu như hoa hồng trong một vườn hoa loại nào cũng đẹp. Như một thứ cơmtẻ vừa với mọi người. Đi đến một tổng hợp khái quát nhất Hoài Thanh ở cuối bài tổng luậnvề thơ mới b ...