Danh mục

XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN (Upper Gastrointestinal Bleeding) - Phần 2

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 155.67 KB      Lượt xem: 6      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (18 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nôn ra máu (hematemesis) có thể thay đổi từ chất giống bã cà phê (máu đậm màu do tiếp xúc với acide) đến máu đỏ tươi số lượng lớn. Đại tiện máu đen (melena) (đen, như hắc ín) thường được nhận thấy nơi những bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ruột trên nhưng có thể được thấy nơi những bệnh nhân chảy máu đại tràng phải với nhu động chậm. Xuất huyết dạ dày-ruột trên với tốc độ nhanh có thể đưa đến phân màu đỏ. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN (Upper Gastrointestinal Bleeding) - Phần 2 XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN (Upper Gastrointestinal Bleeding) Phần 2 1/ NHỮNG DẤU HIỆU VÀ TRIỆU CHỨNG CỦA XUẤTHUYẾT DẠ DÀY- RUỘT TRÊN ? Nôn ra máu (hematemesis) có thể thay đổi từ chất giống bã cà phê(máu đậm màu do tiếp xúc với acide) đến máu đỏ tươi số lượng lớn. Đại tiệnmáu đen (melena) (đen, như hắc ín) thường được nhận thấy nơi những bệnhnhân với xuất huyết dạ dày-ruột trên nhưng có thể được thấy nơi những bệnhnhân chảy máu đại tràng phải với nhu động chậm. Xuất huyết dạ dày-ruộttrên với tốc độ nhanh có thể đưa đến phân màu đỏ. 2/ NHỮNG YẾU TỐ BỆNH SỬ NÀO SẼ GIÚP TRONG VIỆCXÁC ĐỊNH NGUỒN CỦA XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN ? Sử dụng aspirin, những AINSs khác, rượu hay thuốc lá là những yếutố nguy cơ đối với các thương tổn dạ dày và tá tràng. Các stress vật lý (ví dụ: chấn thương, thương tổn hệ thần kinh trung ương, bỏng...) thường đượcthấy nơi các bệnh nhân với xuất huyết dạ dày-ruột trên. Một bệnh sử ợ chua(heartburn) và đau bụng trước khi bắt đầu xuất huyết rất gợi ý nguồn gốcloét tiêu hóa (peptic ulcer). Một bệnh sử bệnh gan hay nghi bị bệnh gan douống rượu nặng nên được cảnh giác đến khả năng xuất huyết do giãn tĩnhmạch (varices) hay bệnh dạ dày do tăng áp lực tĩnh mạch cửa (portalhypertensive gastropathy). Mửa trước khi xuất huyết gợi ý vết rách Mallory-Weiss như là nguyên nhân khả dĩ.Việc hỏi về những đợt xuất huyết trướcđây thường là hữu ích. - Mửa và nôn ọe, theo sau là nôn ra máu, gợi ý rách Mallory-Weiss. - Một bệnh sử ghép động mạch chủ (aortic graft) gợi ý khả năng ròđộng mạch chủ-ruột (aortoenteral fistula). 3/ LƯỢNG MÁU BỊ MẤT CẤP TÍNH CÓ THỂ ĐƯỢC ĐÁNHGIÁ NHƯ THẾ NÀO TRÊN PHƯƠNG DIỆN LÂM SÀNG ? Mất cấp tính 500 ml máu sẽ không dẫn đến những biến đổi sinh lý cóthể phát hiện được. Tuy nhiên, mất 1000 ml sẽ gây nên những thay đổi ở tưthế đứng, 10-20 mmHg huyết áp thu tâm và một tăng nhanh mạch 20đập/phút hay nhiều hơn. Mất trên 2000ml máu sẽ gây nên choáng. 4/ LÀM SAO CÓ THỂ PHÂN BIỆT MỘT XUẤT HUYẾT DẠDÀY-RUỘT TRÊN VỚI XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT DƯỚI NƠIMỘT BỆNH NHÂN RA MÁU Ở TRỰC TRÀNG ? Yếu tố rõ rệt nhất chỉ xuất huyết dạ dày-ruột trên là tìm thấy một dịchhút dạ dày dương tính đối với máu. Đại tiện phân đen (melena) gợi ý xuấthuyết dạ dày ruột trên, nhưng cũng có thể được thấy nơi vài bệnh nhân vớixuất huyết từ đại tràng phải. Máu đỏ qua trực tràng không thể phát xuất từdạ dày-ruột trên nếu không được liên kết bởi ngất xỉu (syncope) hay thay đổihuyết áp ở thế đứng. Sự hiện diện của những yếu tố nguy cơ đối với xuấthuyết dạ dày-ruột trên có thể có một lợi ích nào đó (uống rượu, hút thuốc, sửdụng AINS, trước đây đã bị xuất huyết dạ dày-ruột trên, những triệu chứngdạ dày-ruột trên). 5/ NHỮNG BƯỚC ĐẦU TIÊN TRONG VIỆC XỬ TRÍ MỘTBỆNH NHÂN VỚI XUẤT HUYẾT DẠ DÀY-RUỘT TRÊN ? Bước đầu tiên trong điều trị là thiết đặt đường dẫn truyền với ít nhấtmột catheter 18-G hay lớn hơn. Bù thể tích nên được khởi đầu vàvasopressor phải được sử dụng nếu bệnh nhân bị hạ huyết áp và không đápứng nhanh chóng với hồi sức dịch. Đếm máu toàn thể (CBC), prothrombintime và partial thromboplastin. Đặt ống thông mũi-dạ dày, tốt nhất là vớikích thước trung bình hoặc lớn hơn. Sau đó là hội chẩn với khoa dạ dày-ruộtvà khoa ngoại. 6/ LÀM SAO GIẢI THÍCH CÁC TRỊ SỐ HEMATOCRIT NƠIMỘT BỆNH NHÂN VỚI XUẤT HUYẾT CẤP TÍNH DẠ DÀY-RUỘTTRÊN ? Tỷ lệ thể tích huyết cầu (hematocrit) sẽ giảm với thời gian khi có sựthay thế thể tích bị mất từ dịch ngoài huyết quản.Trong khoảng 2 giờ,khoảng 25% của mức sụt giảm cuối cùng sẽ đạt được và khoảng 50% sẽđược nhận thấy trong 8 giờ.Trị số Htc cuối cùng sẽ được nhận thấy vào giờthứ 72 sau đợt mất máu cấp tính đầu tiên. Dĩ nhiên, thời biểu này sẽ đượctăng nhanh nếu bệnh nhân được cho dịch bằng đường tĩnh mạch. 7/ TẠI SAO PHẢI ĐẶT ỐNG THÔNG MŨI-DẠ DÀY ? Những lý do chính để đặt ống thông mũi-dạ dày (nasogastric tube) làđể xác định nguồn xuất huyết và xem bệnh nhân có còn chảy máu haykhông. Việc tìm thấy máu đỏ trong ống mũi-dạ dày được liên kết với nhữngtỷ lệ tử vong gia tăng, số các biến chứng gia tăng, và những đòi hỏi truyềnmáu cao hơn. Một lợi ích thứ cấp là làm sạch máu ra khỏi dạ dày để giúpthực hiện cấp cứu một nội soi trên (thực quản-dạ dày-tá tràng). Không nên lolắng làm gây chảy máu gia tăng khi đưa ống thông mũi dạ dày vào nơinhững bệnh nhân được biết có bệnh gan. 8/ LOẠI DỊCH NÀO NÊN ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ HỒI SỨC VÀKHI NÀO ? Dịch được lựa chọn để hồi sức ban đầu là crystalloid (muối đẳngtrương hay Ringer’s lactate). PRBC (packed red blood cell) là sản phẩm máuđược lựa chọn. Máu cho (donor blood), đặc hiệu theo loại (type-specific)hay vạn ứng (universal) có thể được cho nếu bệnh nhân cần được bù gấp, domấ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: