Danh mục

Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 301.01 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị khái lược những lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích thực trạng thu hút FDI và xuất khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xuất khẩu của khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tại Việt Nam: Thực trạng và khuyến nghị XUẤT KHẨU CỦA KHU VỰC CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI (FDI) TẠI VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ThS. Lê Đức Nhã Trường Đại học Tôn Đức Thắng Tóm tắt Việt Nam là nền kinh tế có độ mở cao với những thành tựu nổi bật của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế năng động. Minh chứng điển hình là tình hình xuất khẩu và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) của Việt Nam luôn đạt được những kết quả khả quan kể từ khi Việt Nam chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007. Ở chiều ngược lại, xuất khẩu và FDI là động lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập. Bài viết khái lược những lý thuyết về tăng trưởng kinh tế, xuất khẩu và FDI. Trên cơ sở đó, bài viết phân tích thực trạng thu hút FDI và xuất khẩu của khu vực FDI tại Việt Nam. Cuối cùng, một số khuyến nghị chính sách được bài viết đề xuất đối với cơ quan quản lý chuyên trách nhằm thu hút FDI hiệu quả phục vụ mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu. Từ khóa: Chính sách; Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); Xuất khẩu 1. PHẦN MỞ ĐẦU Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã tác động to lớn đến sự phát triển kinh tế của Việt Nam nhất là từ sau khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO vào năm 2007. Trong Chiến lược tổng thể hội nhập quốc tế đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, gia tăng xuất khẩu và thu hút FDI được nhận định là những cơ hội lớn mà quá trình hội nhập mang lại cho nền kinh tế Việt Nam. Một loạt những giải pháp tăng trưởng xuất khẩu đã được đưa ra trong Chiến lược xuất nhập khẩu hàng hóa thời kỳ 2011 - 2020, định hướng đến năm 2030 của Chính phủ, trong đó có nhóm giải pháp rà soát, điều chỉnh các chính sách về thu hút đầu tư FDI. Như vậy, thu hút FDI được xem là động lực để gia tăng xuất khẩu từ đó giúp mở rộng thị trường hiện hữu, giải quyết việc làm, tăng thu ngân sách, nâng cao năng lực cạnh tranh ở nhiều cấp độ và hướng đến mục tiêu tăng trưởng kinh tế. Đặc biệt, Việt Nam định hướng xuất khẩu các mặt hàng có giá trị gia tăng cao, hàm lượng công nghệ cao và chế biến sâu, các sản phẩm thân thiện môi trường, hướng đến mở rộng quy mô thị trường khu vực và thế giới. Để thực hiện được những định hướng trên, với năng lực cạnh tranh hiện nay của các ngành nội địa, Việt Nam cần phải tăng cường thu hút nhà đầu tư FDI hướng đến xuất khẩu trên cơ sở tận dụng những điều kiện 113 thuận lợi mở cửa thị trường của các Hiệp định Thương mại tự do (FTA). Nhà đầu tư FDI với những thế mạnh về công nghệ, thị trường và tài chính sẽ góp phần bổ khuyết và lan tỏa tích cực đến nền sản xuất trong nước, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh và tính tự chủ của nền kinh tế. Như vậy, xuất khẩu vừa đóng vai trò là động cơ của nhà đầu tư vừa là mục tiêu của nước nhận đầu tư. Xuất khẩu chính là nơi lợi ích giữa nhà đầu tư và địa phương nhận đầu tư giao nhau, tạo điều kiện thu hút FDI và gia tăng xuất khẩu cả về lượng và chất. Trong những năm gần đây, vai trò của khu vực FDI trong tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam đang ngày càng được khẳng định. Trong năm 2018, tỷ trọng xuất khẩu của khu vực FDI chiếm gần 71,4% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, tăng trưởng 12,3% so với năm 2017 (Tổng cục Thống kê, 2018). Thành tựu thu hút FDI sau 30 năm đổi mới rất đáng khích lệ. Cụ thể, so với năm 1988 - mốc thời gian Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam bắt đầu có hiệu lực, giá trị vốn FDI đăng ký đã tăng gấp gần 23 lần, vốn thực hiện gấp gần 45 lần vào năm 2018 (Tổng cục Thống kê, 2018). Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu luôn cao hơn so với tốc độ tăng trưởng của GDP trong giai đoạn sau khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2009. Hình 1: Tốc độ tăng trưởng của kim ngạch xuất khẩu khu vực FDI và GDP trong giai đoạn 2007 - 2018 (%) 120% Xuất khẩu khu vực FDI GDP 100% 80% 60% 40% 20% 0% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 -20% Nguồn: Tổng cục Thống kê, 2007 - 2018 Hình 1 cho thấy nhịp độ biến động của xuất khẩu khu vực FDI và GDP là khá tương đồng với nhau trong giai đoạn 2007 - 2018, đặc biệt là tại thời điểm diễn ra cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới vào năm 2019, tốc độ tăng trưởng của cả hai biến số đều giảm sâu và lấy lại đà tăng trưởng chỉ một năm sau đó vào năm 2010. Điều này góp phần lý giải những đóng góp và ảnh hưởng của xuất khẩu khu vực FDI đối với tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn này. 114 2. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 2.1. Lý thuyết tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu (Export-led/Trade-led growth hypothesis) và mối quan hệ giữa FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế Nhiều nghiên cứu đã tiến hành kiểm tra và khẳng định tính hiệu lực của lý thuyết tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu đối với nhiều nền kinh tế đang phát triển ở khu vực châu Á và Đông Nam Á (Goh và cộng sự, 2017; Hye và cộng sự, 2013; Kubo, 2011; Lim và Ho, 2013; Tang và cộng sự, 2015; Tingvall và Ljungwall, 2012). Các học giả cho rằng, xuất khẩu giúp các quốc gia gia tăng hiệu suất sản xuất nhờ vào chuyên môn hóa sản xuất trên cơ sở lợi thế cạnh tranh từ đó giúp đạt được hiệu quả kinh tế theo quy mô (economy of scale), cắt giảm chi phí sản xuất và giá bán, mở rộng thị phần và quy mô nền kinh tế. Trong khi đó, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa FDI, xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế (Goh và cộng sự, 2017; Hsiao và Hsiao, 2006; Vogiatzoglou và Nguyen, 2016) cũng khẳng định mối quan hệ giữa các biến số trên trong trường hợp của các quốc gia châu Á và Đông Nam Á. Đặc biệt, tác động lan tỏa (spill-over effect) của FDI đối với xu ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: