Danh mục

Xúc tiến thực hiện quyền, nhân phẩm và phúc lợi xã hội cho phụ nữ làm nghề mại dâm- Một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về mại dâm tại Việt Nam

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.80 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu được thực hiện trong khuôn khổ của dự án “Thúc đẩy quyền và hòa nhập xã hội cho nhóm người thiệt thòi ở Việt Nam: Xây dựng năng lực thể chế và nâng cao nhận thức cộng đồng” do tổ chức Oxfam tài trợ. Nghiên cứu nhằm những trải nghiệm về kỳ thị và phân biệt đối xử mà người mại dâm đã gặp phải cũng như những nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử đó.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xúc tiến thực hiện quyền, nhân phẩm và phúc lợi xã hội cho phụ nữ làm nghề mại dâm- Một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về mại dâm tại Việt Nam K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II XÚC TIẾN THỰC HIỆN QUYỀN, NHÂN PHẨM VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CHO PHỤ NỮ LÀM NGHỀ MẠI DÂM. MỘT CÁCH TIẾP CẬN MỚI TRONG NGHIÊN CỨU VỀ MẠI DÂM TẠI VIỆT NAM. Ths. Vũ Thị Thanh Nhàn Bộ môn Công tác xã hội, Đại học Thăng Long Email: nhanisds@gmail.com Tóm tắt: Bài viết “Xúc tiến Quyền, nhân phẩm và phúc lợi xã hội cho người mại dâm. Một cách tiếp cận mới trong nghiên cứu về mại dâm tại Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ của dự án “Thúc đẩy quyền và hòa nhập xã hội cho nhóm người thiệt thòi ở Việt Nam: Xây dựng năng lực thể chế và nâng cao nhận thức cộng đồng” do tổ chức Oxfam tài trợ. Mục đích của dự án nhằm thúc đẩy bảo vệ quyền, nhân phẩm và phúc lợi của bốn nhóm thiệt thòi này và tạo điều kiện thuận lợi để họ có thể hòa nhập với xã hội. Nghiên cứu về phân tích tình hình nhóm mại dâm ở Việt Nam dựa trên cách tiếp cận quyền và nhu cầu được thực hiện tại Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ và Thành phố Hồ Chí Minh. Cuộc nghiên cứu được thực hiện nhằm mô tả bức tranh chân thật và sống động nhất về những khó khăn và thách thức mà Người mại dâm đã và đang gặp phải trong bối cảnh Việt Nam hiện tại, cụ thể là thực trạng đời sống kinh tế-xã hội của nhóm mại dâm, đặc biệt các vấn đề liên quan đến quyền đã được quy định trong các chính sách pháp luật được thực thi tại Việt Nam. Nghiên cứu cũng tìm hiểu những nguyên nhân mang tính cấu trúc (vĩ mô - trung mô - vi mô) ảnh hưởng đến cuộc sống của người mại dâm tại Việt Nam. Ngoài ra nghiên cứu cũng muốn biết những trải nghiệm về kỳ thị và phân biệt đối xử mà người mại dâm đã gặp phải cũng như những nguyên nhân dẫn đến sự kỳ thị và phân biệt đối xử đó. Một vấn đề nữa mà nhóm nghiên cứu quan tâm đó là tìm hiểu những nhu cầu thực sự của người mại dâm Việt Nam trong việc cải thiện các điều kiện làm việc hiện nay của họ và khi họ tái hoà nhập cộng đồng. Người mại dâm ở Việt Nam cần những điều kiện gì từ phía xã hội để có thể xây dựng và thực hiện một chương trình bền vững hỗ trợ họ thực hiện các quyền của mình. Từ khóa: Quyền và các tiếp cận dựa trên quyền của người mại dâm, nhu cầu của người mại dâm và sự kỳ thị đối với người mại dâm. 1. Mở đầu Sau hơn 20 năm, kể từ sau quá trình Đổi Mới, chính phủ Việt Nam đã có rất nhiều nỗ lực trong việc thúc đẩy một nền kinh tế phát trỉển toàn diện và vững mạnh. Mặc dù tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam trong những năm qua đang ở mức cao12 tuy nhiên chúng ta cũng gặp phải nhiều thách thức trong việc tăng trưởng kinh tế trong các nhóm xã hội khác nhau. Ngoài ra, việc các chính sách bảo trợ xã hội chưa tiếp cận đầy đủ đến các một số nhóm người thiệt thòi trong xã hội cũng có thể làm cho họ chưa có được các dịch vụ xã hội như mong muốn. Đó là những nhóm người dễ bị tổn thương trong xã hội như những người sống chung với HIV, những người khuyết tật, người sử dụng ma tuý và người lao động tình dục. Nhiều bằng chứng từ các nghiên cứu cho thấy những nhóm người này không chỉ là những người nghèo nhất mà họ còn là những người bị cô lập và thiệt thòi do sự kỳ thị và phân biệt đối xử từ xã hội. (Lê Bạch Dương và cộng sự, 2005). Trong một số tài liệu, văn bản của chính phủ 12 GDP năm 2007 đạt 8,5%; năm 2008: 6,23% 2009 là 5,32%, 2010 là 6,78%, 2011 là 5,89% năm 2012 là 5,03%, năm 2013 là 5,4%, năm 2014 là 5.98% (nguồn Tổng cục thống kê, 2015). Trư ng Đ i h c Thăng Long 285 K y u công trình khoa h c 2015 - Ph n II đôi khi còn coi những người mại dâm là tệ nạn xã hội những người làm băng hoại trật tự xã hội và đạo đức (Nghị quyết 05/CP, 1993, quyết định 09/QĐ- PCAIDSMTMD, 2011). Mặc dù từ phía chính sách tại Việt Nam đã có sự thay đổi cách nhìn nhận đối với gái mại dâm, ví dụ trong Pháp lệnh mại dâm 2003 coi người mại dâm không phải là tội phạm mà là đối tượng được điều trị y tế và phục hồi chức năng, được hỗ trợ dạy nghề và chăm sóc sức khoẻ để có cơ hội tái hoà nhập cộng đồng tuy nhiên thực sự các chính sách chưa tác động một cách rộng rãi, đặc biệt trong bối cảnh tỷ lệ học vấn của người lao động tình dục tại Việt Nam không cao và sự phối hợp giữa các ban ngành chưa được đồng bộ. Vì vậy nhóm người lao động tình dục vẫn bị coi là nhóm ngoài lề xã hội. Trong nhiều năm gần đây, đặc biệt từ khi có sự xuất hiện của HIV/AIDS nhóm mại dâm được quan tâm nhiều hơn do nhiều dự án can thiệp và dự phòng HIV cho rằng họ là trung gian truyền HIV/AIDs sang cộng đồng. Uỷ ban Quốc gia Phòng chống AIDS, Ma tuý, Mại dâm đã giải thích quá trình lan rộng của đại dịch HIV/AIDS tại Việt Nam là Nhà nước đã kiểm soát các tệ nạn xã hội mại dâm và ma tuý ở mức độ nhất định; tuy nhiên những tệ nạn này vẫn đang lén lút phát triển. Đây là nguyên nhân chính và trực tiếp làm lây lan HIV/AIDS tại Việt Nam vào thời điểm hiện nay và cũng là nguyên nhân bùng nổ đại dịch tại khu vực khác. Việc cho rằng mại dâm là nguyên nhân bủng nổ HIV/AIDS khiến cho khá nhiều dự án can t ...

Tài liệu được xem nhiều: