Danh mục

Xung đột giữa nghệ sĩ và nhân dân trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 127.88 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguyễn Huy Tưởng viết vở bi kịch Vũ Như Tô vào năm 1941, khi đó anh chưa đầy 30 tuổi. Sáng tạo được một tác phẩm hoàn chỉnh, chín chắn đến thế chứng tỏ một tài năng lớn, một kì công đáng ngạc nhiên. Anh thường hay quan tâm đến quá khứ dân tộc, phát hiên trong những câu chuyện quá khứ những vấn đề mang tính thời đại, soi sáng cho cuộc sống hiện tại của chúng ta.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xung đột giữa nghệ sĩ và nhân dân trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng Xung đột giữa nghệ sĩ và nhân dân trong đoạn trích “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài” (Kịch Vũ Như Tô) của Nguyễn Huy Tưởng Nguyễn Huy Tưởng viết vở bi kịch Vũ Như Tô vào năm 1941, khi đó anh chưa đầy 30 tuổi. Sáng tạo được một tác phẩm hoàn chỉnh, chín chắn đến thế chứng tỏ một tài năng lớn, một kì công đáng ngạc nhiên. Anh thường hay quan tâm đến quá khứ dân tộc, phát hiên trong những câu chuyện quá khứ những vấn đề mang tính thời đại, soi sáng cho cuộc sống hiện tại của chúng ta. Nhưng anh không phải là một nhà “khảo cổ”, bản lĩnh nghệ sĩ vẫn bộc lộ trọn vẹn khi nhà văn phát hiện trong câu chuyện quá khứ những thông điệp dành cho hôm nay và thậm chí cả muôn đời. Có thể lấy vở kịch Vũ Như Tô làm ví dụ tiêu biểu cho điều đó. Không phải ngẫu nhiên mà tác giả đã sửa đi sửa lại văn bản rất nhiều lần và hình như vẫn chưa hoàn toàn ưng ý. Hơn thế nữa mấy lời đề tựa cho tác phẩm đâu chỉ đơn thuần là thủ pháp nghệ thuật nhằm khơi gợi cảm hứng “đồng sáng tạo” ở độc giả. Đó thực sự là những băn khoăn của nhà văn về thiên chức, số phận của người sáng tạo ra cái đẹp. “Than ôi! Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Ta chẳng biết. Cầm bút chẳng qua cùng một bệnh với Đan Thiềm.” Về cốt truyện của vở kịch xin không nhắc lại. Ở đây chỉ nhìn nhận lại xung đột kịch cơ bản trong vở kịch này là gì? Trong hầu hết các tài liệu hướng dẫn giảng dạy đều nói đó là xung đột giữa tài năng và điều kiện thi thố tài năng, giữa quyền lợi nhân dân và quyền lợi dân tộc, hay giữa nghệ sĩ và nhân dân…Trong một công trình nghiên cứu sâu sắc về Vũ Như Tô, nhà nghiên cứu Phạm Vĩnh Cư đã chỉ ra rằng xung đột nghệ sĩ và nhân dân mới thực sự là xung đột của bi kịch còn ngoài ra chỉ nêu lên nguyên nhân hoặc chỉ là suy diễn tự biện, không ăn khớp với thực tế tác phẩm. Đoạn trích trong SGK Ngữ Văn nâng cao lớp 11 đã cho thấy điều này. Quan hệ đối kháng giữa Vũ Như Tô và nhân dân đói khổ bị bắt đi xây dựng Cửu Trùng Đài. Người nghệ sĩ chỉ biết đến đồ án công trình nghệ thuật lí tưởng của mình, bưng tai bịt mắt trước hậu quả tai hại mà nó gây ra cho dân chúng tất yếu phải hứng chịu những lời nguyền rủa. Cần lưu ý rằng, trong toàn bộ vở bi kịch ta chỉ thấy sự phá phách Cửu Trùng Đài, sự thóa mạ Vũ Như Tô từ bọn nổi loạn do Trịnh Duy Sản cầm đầu. Nhưng thực chất đối kháng này không phải là vấn đề chính yếu, theo Phạm Vĩnh Cư thì Trịnh Duy Sản và bè lũ của chúng chỉ là công cụ “báo thù lịch sử”. Nếu không có chúng thì sẽ có những người khác phá Cửu Trùng Đài và sự bại vong của Vũ Như Tô là không thể tránh khỏi. Tất nhiên xung đột kia chỉ có chúng ta nhận ra còn Vũ Như Tô thì không ý thức được điều đó. Đây là điểm mấu chốt để nhà văn thể hiện tính căng thẳng của hành động kịch. Trong hồi thứ 5, Vũ Như Tô chỉ biết đặt ra những câu hỏi ngơ ngác trước tình thế cấp bách như ssôi lửa bỏng này: Có việc gì? Lạ chưa, nguy làm sao? Sao bà nói lạ? Làm sao tôi phải trốn? Tôi làm gì nên tội? Phá Cửu Trùng Đài? Không đời nào! Thợ theo quân phản nghịch? Ta có thù oán gì với các người?... Bên cạnh đó ông ta tỏ ra tự tin một cách phi lí khi cho rằng: Họ tìm tôi nhưng có lí gì để giết tôi? “. Nguyễn Hoằng Dụ sẽ biết cho ta, ta không1 có tội và chủ tướng các người sẽ cởi trói cho ta để ta xây nốt Cửu Trùng Đài, một kì công muôn thủa”. Rõ ràng là đến phút cuối của đời mình Vũ Như Tô vẫn không nhận ra được mình là kẻ có tội. Ông đã làm đúng thiên chức của mình là sáng tạo ra cái đẹp, một cái đẹp thuần túy, bên ngoài, siêu việt..Trong một xã hội còn tồn tại những bất công, bất bình đẳng www.hoc360.vn giai cấp việc theo đuổi thực hiện lí tưởng cái đẹp bằng mọi giá có thể sẽ dẫn người nghệ sĩ đến chỗ chà đạp lên cái thiện và khi kiên quyết lựa chọn nó trong những điều kiện như thế chắng khác nào đẩy cái đẹp bên bờ vực của sự phá sản. Cửu Trùng Đài bị phá hoại, bị đốt thành hư vô do sự ra tay của lực lượng quần chúng cũng cực đoan không kém gì Như Tô và họ chỉ chấp nhận sự tồn tại của những thứ lợi ích thực tế trên đời. Vũ Như Tô chưa hề tỉnh ngộ khi thốt lên những lời cay đắng khi bị đưa ra pháp trường: Đốt thực rồi! Đốt thực rồi! Ôi đảng ác! Ôi muôn phần căm giận! Trời ơi! Phú cho ta cái tài làm gì? Ôi mộng lớn! Ôi Đan Thiềm! Ôi Cửu Trùng Đài!”. Vũ Như Tô chỉ đau cho mộng lớn của mình không thành hiện thực chứ không phải đau vì nhận thấy sai lầm của mình. Ông thực sự là một nhân vật bi kịch điển hình với những khát vọng lớn lao, những lầm lạc và “sự cứng đầu” cho đến khi chết. Tuy nhận ra tính tất yếu và hợp lí của bi kịch Cửu Trùng Đài nhưng chúng ta không khỏi đau xót: Chẳng lẽ trên đời con người chỉ cần những cái thiết thực và hữu ích hay sao? Chẳng lẽ những dự án, công trình nghệ thuật lớn lao chỉ là món hàng xa xỉ? Nếu thế thì phải chăng khát vọng hướng về cái đẹp là một lỗi lầm lớn của con người? Thật tự nhiên khi ta đau xót đặt ra những câu hỏi đó là ta đã đồng cảm cùng với tác giả: Vũ Như Tô phải hay những người giết Như Tô phải? Câu hỏi dùng dằng ở trạng thái lưỡng phân đó là niềm trăn trở khôn nguôi của chúng ta trong mọi thời đại. Nó cho ta cái nhìn đúng đắn về quyền và khả năng chung sống của mọi giá trị tồn tại ở trên đời. Trên đây người viết đã nói Vũ Như Tô đã làm đúng thiên chức của mình là sáng tạo ra cái đẹp. Khi khẳng định nhân vật này là nghệ sĩ ta vô hình chấp nhận một quy ước: chỉ nhìn con người ở một phương diện then chốt và phân biệt nó với những kiểu người khác vì thực ra trong một con người tồn tại rất nhiều con người: công dân, gia đình, xã hội … và khi bàn về cá ...

Tài liệu được xem nhiều: