Danh mục

Xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 281.01 KB      Lượt xem: 11      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế bước đầu đưa ra những phân tích nguyên nhân, nguy cơ về xung đột môi trường trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương cùng với những đề xuất khắc phục và giảm thiểu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Xung đột môi trường trong sử dụng tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Huế XUNG ĐỘT MÔI TRƯỜNG TRONG SỬ DỤNG TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ ĐẬU NGỌC HẢI – NGUYỄN HOÀNG SƠN Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế Tóm tắt: Sông Hương là con sông lớn nhất tỉnh Thừa Thiên Huế, đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn các di sản văn hóa và bảo vệ môi trường sinh thái của tỉnh. Hiện nay, trên lưu vực có nhiều hoạt động liên quan đến phát triển và sử dụng nguồn tài nguyên nước mặt từ thủy lợi tưới tiêu và cấp nước, đến thủy điện, giao thông, du lịch... Tuy nhiên, các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước mặt trên lưu vực đã và đang nảy sinh những vấn đề mâu thuẫn gay gắt có khả năng gây ra các xung đột môi trường. Trên quan điểm phát triển bền vững và bảo vệ môi trường, trong nghiên cứu này, bước đầu đưa ra những phân tích nguyên nhân, nguy cơ về xung đột môi trường trong khai thác và sử dụng tài nguyên nước trên lưu vực sông Hương cùng với những đề xuất khắc phục và giảm thiểu. Từ khóa: xung đột môi trường, tài nguyên nước mặt, sông Hương, thủy điện, thủy lợi.1. TÀI NGUYÊN NƯỚC MẶT LƯU VỰC SÔNG HƯƠNG VÀ HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG1.1. Tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương Sông Hương là con sông nội tỉnh Thừa Thiên Huế, bắt nguồn từ các núi cao của dãyTrường Sơn, có diện tích lưu vực khoảng 2.830km2 [1], chiếm gần 3/5 diện tích toàn tỉnh. Hệthống sông Hương được tạo thành từ 3 nhánh sông chính là sông Bồ, sông Hữu Trạch, sông TảTrạch. Hai nhánh Hữu Trạch và Tả Trạch gặp nhau ở ngã ba Tuần hợp thành dòng chính sôngHương, rồi hội lưu sông Bồ ở ngã ba Sình và đổ vào phá Tam Giang theo hướng Đông Bắc trướckhi chảy ra biển ở cửa Thuận An. Bảng 1/ Đặc trưng hình thái ba nhánh sông chính lưu vực sông Hương Sông nhánh F (km2) Ls (km) Hbq lv (m) Mật độ sông suối (km/km2) Sông Tả Trạch 799 54 400 1 - 1,3 Sông Hữu Trạch 729 47 700 1,2 Sông Bồ 938 94 380 0,64 Do đặc điểm địa hình và sự tương tác giữa các hoàn lưu đã quy định chế độ mưa ở lưu vựcsông Hương. Lượng mưa mang đến lưu vực lớn, trung bình 3.160mm, tương ứng với tổng lượngnước mưa là 10,8 tỷ m3 [1]. Lượng mưa có xu hướng tăng dần từ Đông sang Tây, từ Bắc vàoNam theo sự tăng cao của độ cao địa hình, như tại trạm Nam Đông 3.642mm, Bình Điền3.166mm, xuống đến Huế lượng mưa còn 2.796mm. Lượng mưa lớn nhất tập trung ở khu vựcTây A Lưới - Động Ngại - Nam Đông - Bạch Mã với lượng mưa trung bình năm từ 3.400 -4.000mm, lượng mưa nhỏ nhất ở Ka Kút với lượng mưa trung bình năm khoảng 2.515mm, cácnơi khác thường đạt 2.700 - 2.900mm [1]. Trong năm lượng mưa trên lưu vực sông Hương đượcphân hóa thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa ít mưa. Lượng mưa lớn tập trung trong 4 tháng(9 - 12) chiếm tới 74,4% lượng mưa năm, trong đó tháng 10 có lượng mưa lớn nhất chiếm 25,5%lượng mưa năm. Còn 3 tháng (2 - 4) có lượng mưa trung bình tháng đạt xấp xỉ 50mm, tổnglượng mưa 3 tháng thấp nhất chỉ đạt 4,89% lượng mưa năm. 127TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Lưu vực sông Hương nằm trong vùng có lượng mưa lớn nên lượng dòng chảy hàng nămkhá phong phú. Trên cơ sở các trạm quan trắc thủy văn và tài liệu dòng chảy tính toán từ mưacho thấy hàng năm trên lưu vực sông Hương đã sinh ra 7,9 tỷ m3 nước đổ vào mạng lưới sôngsuối tương ứng với lớp dòng chảy trung bình đạt 2.306mm và hệ số dòng chảy của lưu vực caođến 0,73 [1]. Do đặc điểm địa hình lưu vực, sông hầu như không có vùng trung lưu, chỉ có vùngthượng lưu là miền núi và hạ lưu là vùng đồng bằng tiếp giáp với biển cho nên chế độ dòng chảyở đây rất phức tạp. Lượng dòng chảy ở lưu vực sông Hương không những phân bố không đồngđều theo không gian mà còn rất không đồng đều theo thời gian. Lượng dòng chảy năm nhiềunước có thể gấp 3 lần lượng dòng chảy trong năm ít nước. Lượng dòng chảy tập trung chủ yếuvào 3 tháng mùa lũ, từ tháng 10 đến tháng 12 đã chiếm tới 70 - 75% tổng lượng dòng chảy năm.Trong khi thời gian mùa kiệt dài tới 9 tháng lại chỉ có lượng dòng chảy chiếm 25 - 30% lượngdòng chảy năm. Như vậy, có thể đánh giá tài nguyên nước mặt lưu vực sông Hương khá phong phú nhưngphân phối không đồng đều theo không gian và thời gian.1.2. Khai thác và sử dụng tài nguyên nước mặt Nhu cầu sử dụng nước trên lưu vực sông Hương có thể chia thành hai nhóm gồm:(i) - nhóm sử dụng làm tiêu hao lượng nước như: tưới nông nghiệ ...

Tài liệu được xem nhiều: