Ý nghĩa tác phẩm Tân Việt Nam của Phan Chu Trinh – Phần 2
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ý nghĩa tác phẩm Tân Việt Nam của Phan Chu Trinh – Phần 2 Ý nghĩa tác phẩm Tân Việt Nam của Phan Chu Trinh – Phần 2 Theo Phan, hai vụ dân biến và binh biến “đều do lời cổ động trong những tr ước tác của PBC và đã được thực hiện không chút sai sót” 34. Vụ dân biến sở dĩ có hậu 35 quả xấu xa một phần cũng vì “quan lại Nam triều phản ứng quá mức , rồi hai phái bài Pháp và tự trị kích bác lẫn nhau”. Phan cho rằng binh biến là kết quả tất yếu của dân biến, vì một khi “chủ nghĩa tự trị đã bị chủ nghĩa áp chế đánh bại, người bị tù bị chết đầy rẫy, người ta biết chủ nghĩa tự trị dựa Pháp ắt không thành công thì cái thế tất yếu là không thể không chạy theo đảng bài Pháp. Do đó nghĩ đến bạo động là cái thế phải đến, cái lẽ tất nhiên” 36. Theo Phan, sở dĩ Phan bị nghi ngờ là do mối liên hệ giữa Phan và PBC. Bởi vậy, trong Tân Việt Nam, nhằm minh oan cho các đồng chí đã chết hay còn bị tù đày Phan giải thích tường tận những khác biệt giữa Phan và PBC về chủ trương cũng như về đường lối hoạt động. Những thông ti n độc đáo trong Tân Việt Nam giúp người đọc nhận thức rõ hơn tâm trạng của Phan khi bị tù đày ở Côn Đảo và trong khoảng thời gian cư ngụ ở Pháp sau này. Trước khi đưa ra một số nhận xét và đánh giá tổng quát, chúng tôi sẽ trình bày cách nhìn của Phan về con người của PBC. Theo nhận xét của Phan, thoạt kỳ thủy không có đảng phái mà chỉ có hai chủ nghĩa tranh luận với nhau mà thôi. PBC chủ trương bạo động, nhưng trong lần gặp gỡ với Phan tại Huế vào khoa thi Hội năm Quý Mão (1903), khi Phan bác bỏ chủ trương bạo động thì PBC cũng đồng ý là cả hai cùng đứng lên kêu gọi sĩ phu dâng sớ xin bãi bỏ khoa cử, cải cách luật pháp và chế độ (biến pháp) 37. Khi công việc kêu gọi đang tiến hành tốt đẹp thì PBC vì thi hỏng nên không ký tên, sĩ phu vì thế 38 cũng bắt chước không chịu ký bởi lẽ uy tín của PBC rất lớn trong giới sĩ phu . Sau đó, PBC sang Nhật và từ lúc này trở đi mới có hai đảng: đảng cách mạng do PBC sáng lập có bộ phận ở trong nước và ở ngoài nước, và đảng tự trị do Phan khởi xướng thì không có trong ngoài 39. Về mối quan hệ với PBC, Phan ghi lại như sau: “Lịch sử cuộc đời của PBC là một trang sử u sầu ảm đạm, một lịch sử đầy gian truân vất vả. Lịch sử của ông cũng là lịch sử đời tôi. Tính chất giống nhau, chí khí giống nhau, cảnh ngộ giống nhau, nhưng ý kiến không giống nhau và chủ nghĩa thì khác hẳn. Bởi vậy ban đầu th ì thương nhau mà cuối cùng thì xa nhau, trước là bạn mà sau là địch. Tôi sở dĩ không ngại hiềm nghi, không nề đường sá cách trở để theo tận hải ngoại cũng vì ông ấy. Tôi sở dĩ bất chấp sống chết, đụng chạm tới kỵ húy nhằm hô h ào người trong nước cũng vì ông ấy. Tôi thất bại chẳng còn chút gì, đồng chí bạn bè bị tù đày hay phải hy sinh đầy rẫy, và cho tới nay cũng vì ông ấy mà tôi hãy còn bị nghi kỵ và không giải bày tâm sự được” 40. Phan cho rằng “nếu không biết rõ nhân cách của PBC cùng lý do vì sao ông lợi dụng quốc dân thì không làm sao hiểu được tại sao tôi đã phản đối ông ấy từ đầu đến cuối” 41. Theo Phan, “PBC là người rất giàu chí khí, nhiều nghị lực, chịu nhẫn nhục và dám làm (cảm vi). Một khi ông đã tin vào điều gì rồi thì quyết không bỏ, cho dù sấm sét cũng không thay đổi”. Trong giới sĩ phu ở n ước ta lúc đó, “không ai có thể sánh với ông ấy” 42. Đó là những ưu điểm của PBC. Theo Phan, “vì chủ trương bạo động bị Phan bác bỏ nhiều lần n ên PBC không thích giao du” cùng Phan. Phan kể là trong lần hai người tranh luận với nhau ở Hương Cảng, “ông ấy đuối lý rồi khóc sướt mướt — tôi thương ông chỗ ấy” 43. Về nhược điểm của PBC, Phan nhận xét: “Tiếc thay ông ấy học thức nông cạn, không rõ thời thế, thích dùng thủ đoạn và mánh khóe (quyền thuật), tự dối mình và dối người, đầu óc ngoan cố khăng khăng không chịu thay đổi ... Chủ nghĩa phục thù cực đoan của PBC thật ngoan cố và sai lầm cùng cực, đã không hợp lý luận, không hợp thời thế mà lại còn đẩy đồng bào vào chỗ chết (tử địa)” 44. Dưới mắt Phan, PBC là “người có lòng yêu nước nhưng không biết cách thương nước” (hữu ái quốc chi tâm nhi bất tri sở dĩ ái quốc chi đạo) 45. Phan kể lại như sau: “PBC thường nói ‘Bình sinh sở học của tôi đắc ý nhất ở chữ Nhân trong sách Luận ngữ’. Tôi mới nói đùa: ‘Sở đắc của anh là ở bộ Chiến quốc sách, nếu quả là sách Luận ngữ thì tôi sợ anh sẽ đem nửa bộ giết người trong nước và nửa bộ để giết thân anh. Ông bực tôi lắm” 46. Phan cho rằng PBC là người “cực kỳ thủ cựu, nhất thiết không chịu đọc Tân thư”. Bởi thế, “những trước tác của ông ấy không căn cứ vào lý luận, không khảo sát thời thế, khi thì chửi tràn, khi thì khóc than thống thiết”. Sự thật, dưới mắt Phan, PBC là “nhà yêu nước bị biến tướng bởi cái học văn chương tám vế” (bát cổ biến 47 tướng chi ái quốc gia) , là “nhà bát cổ” điển hình mang những tập ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
văn hóa việt nam lịch sử việt nam sự phát triển của việt nam nguồn gốc nước việt nam hình thành nước việt namGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề tài 'Tìm hiểu thực trạng việc sống thử của sinh viên hiện nay'
13 trang 380 0 0 -
Bài tiểu luận: Phật giáo và sự ảnh hưởng ảnh hưởng của nó đến đời sống tinh thần của người Việt Nam
18 trang 275 1 0 -
Tiểu luận: Văn hóa ăn uống của người Hàn
21 trang 196 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 9: Cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và triều Hồ (Sách Chân trời sáng tạo)
9 trang 147 0 0 -
Tiểu luận: Giới thiệu chung về không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên
10 trang 135 0 0 -
189 trang 131 0 0
-
Giáo trình Cơ sở văn hóa Việt Nam: Phần 1 - NXB ĐH Huế
99 trang 122 0 0 -
Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam - Trần Quốc Vương (chủ biên)
31 trang 116 0 0 -
Tìm hiểu Việt Nam và Nhật Bản trong thế giới Đông Á: Phần 2
97 trang 109 0 0 -
Truyền thống văn hóa & phương pháp xây dựng văn hóa dân tộc: Phần 1
88 trang 108 0 0 -
Ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam đến chiến lược marrketing của doanh nghiệp
8 trang 98 2 0 -
69 trang 86 0 0
-
82 trang 80 0 0
-
24 trang 72 2 0
-
Giáo trình Tiếng Việt cho người nước ngoài-Chương trình cơ sở: Phần 1
134 trang 71 0 0 -
Về xây dựng văn hóa lãnh đạo, quản lý ở Việt Nam
8 trang 62 0 0 -
Giáo án Lịch sử lớp 11 - Bài 7: Chiến tranh bảo vệ Tổ quốc trong lịch sử Việt Nam (trước năm 1945)
19 trang 61 0 0 -
Giáo án môn Lịch sử lớp 11 (Sách Chân trời sáng tạo)
137 trang 60 0 0 -
Tiểu luận: Lịch sử nghề gốm Việt Nam
7 trang 59 0 0 -
Áo dài Việt Nam qua các thời kì
21 trang 58 0 0