Danh mục

Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 365.00 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này tập trung vào việc nghiên cứu chi tiêu cho giáo dục của 5 thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành Phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ. Đây là các thành phố lớn, có nền kinh tế phát triển, là khu vực quan trọng về quân sự, chính trị, văn hóa, kinh tế, xã hội. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục tại 5 thành phố lớn INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHI TIÊU CHO GIÁO DỤC TẠI 5 THÀNH PHỐ LỚN DETERMINANTS OF HOUSEHOLD EXPENDITURE ON EDUCATION IN FIVE MUNICIPALITIES IN VIETNAM ThS. Đàm Thị Thu Trang; TS. Trịnh Thị Hường Trường Đại học Thương mại damtrang.vcu@gmail.com Tóm tắt Đầu tư và phát triển giáo dục đào tạo được người dân quan tâm hơn trong những năm gần đây. Nghiên cứu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chi tiêu cho giáo dục của người dân ở 5 thành phố lớn trong năm 2016: Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ, trên bộ số liệu điều tra mức sống dân cư. Mứ chi cho giáo dục còn khá thấp trong tổng chi tiêu của hộ, trong đó hộ gia đình ở Đà Nẵng có mức chi cho giáo dục cao nhất (gần 10%). Theo các cấp học, mức chi bình quân cho giáo dục đại học nhiều nhất. Về chi phí cho học phí, bậc mầm non và đại học chiếm tỷ lệ cao (trên 50%). Các yếu tố ảnh hưởng tới chi tiêu giáo dục của người dân, thông qua mô hình hồi quy kiểm duyệt Tobit, như thu nhập hộ gia đình và đặc điểm nhân khẩu học của hộ gia đình. Nghiên cứu cung cấp bằng chứng khoa học cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra chiến lược phát triển và đào tạo nguồn nhân lực. Từ khóa: Chi tiêu giáo dục, cấp học, học phí, thành phố trực thuộc trung ương, chủ hộ Abstract Investment in education and training has been paid more attention in recent years in Viet- nam. The study analyzes factors influencing household education expenditure in 5 centrally-con- trolled municipalities: Hanoi, Hai Phong, Da Nang, Ho Chi Minh City, Can Tho, based on Vietnam Living Standard Survey (VHLSS). The expenditure on education is still low in the total household expenditure, and households in Da Nang have the highest share in education (nearly 10%). By level of education, the average spending at university is the highest. Regarding the cost of tuition fees, pre-school and university account for a high proportion (over 50%). Factors in- fluencing people’s educational expenditures, by using the Tobit censorship regression model, are household income and household demographic characteristics. This research provides scientific evidence for policy-makers working out strategies for developing and training human resources. Keywords: Education expenditure, education levels, tuition fees, centrally-controlled mu- nicipalities, household head. 1. Đặt vấn đề Giáo dục và đào tạo (GDĐT) luôn được coi là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của Đảng, 1453 INTERNATIONAL CONFERENCE FOR YOUNG RESEARCHERS IN ECONOMICS & BUSINESS 2020 ICYREB 2020 Nhà nước và của toàn dân. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển, được ưu tiên đi trước trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế đã nêu rõ mục tiêu: “Tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân”. Từ năm 2013 quy mô chi ngân sách cho giáo dục tăng từ 155.604 tỷ đồng năm 2013 đến 248.118 tỷ đồng năm 2017. Trong giai đoạn này, theo nghị quyết 711/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ (2012) ngân sách nhà nước chi cho GDĐT tối thiểu ở mức 20% tổng chi ngân sách được Quốc hội và Chính phủ duy trì, trong đó chi thường xuyên cho GDĐT ở Trung ương bình quân khoảng 11%, địa phương khoảng 89%. Báo cáo của Kataoka và cộng sự (2020) cho rằng Việt Nam là nước có cam kết mạnh mẽ với công cuộc phát triển giáo dục, thể hiện qua mức đầu tư cao cho giáo dục mầm non và giáo dục cơ bản (tức giáo dục từ lớp 1 đến lớp 12). Báo cáo cũng viết rằng: Tỷ trọng chi tiêu công lớn của Chính phủ dành cho giáo dục phổ thông không có nghĩa là chi tiêu tư nhân cho lĩnh vực này ở Việt Nam thấp. Các gia đình dành tỷ lệ lớn tổng chi tiêu cho giáo dục, ngay từ các cấp giáo dục phổ thông, cao hơn mức trung bình của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) và một số quốc gia tương đương không thuộc OECD. Và mức chi này có xu hướng tăng dần theo các cấp học, khẳng định giáo dục là mối quan tâm lớn của các gia đình. Thật vậy, những năm gần đây việc chi tiêu cho giáo dục của các hộ gia đình ở Việt Nam liên tục tăng do xã hội hóa giáo dục và nhận thức của người dân về việc đầu tư cho giáo dục, chi tiêu cho giáo dục là một phần quan trọng trong tổng chi tiêu của hộ gia đình. Nghiên cứu về lượng chi tiêu cho gi ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: