Danh mục

Yếu tố thời tiết trong văn hóa giao tiếp của người Nhật - Nghiên cứu tập trung trong hai mùa: mùa xuân và mùa hạ

Số trang: 18      Loại file: pdf      Dung lượng: 603.61 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Yếu tố thời tiết trong văn hóa giao tiếp của người Nhật - Nghiên cứu tập trung trong hai mùa: mùa xuân và mùa hạ" tìm hiểu về các yếu tố thời tiết trong văn hóa giao tiếp của Người Nhật qua giao tiếp thường nhật và giao tiếp thư tín. Khí hậu Nhật Bản với đặc trưng bốn mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Và được phân bố rõ rệt trong một năm, mỗi mùa có những đặc trưng riêng về thời tiết, hay hoạt động của động thực vật. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Yếu tố thời tiết trong văn hóa giao tiếp của người Nhật - Nghiên cứu tập trung trong hai mùa: mùa xuân và mùa hạ YẾU TỐ THỜI TIẾT TRONG VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NHẬT - NGHIÊN CỨU TẬP TRUNG TRONG HAI MÙA: MÙA XUÂN VÀ MÙA HẠ - Đồng Thị Ngọc Hạnh Trường Đại học Công Nghệ TP.HCM (HUTECH) Viện Công nghệ Việt - Nhật (VJIT)Tóm tắtBài viết tìm hiểu về các yếu tố thời tiết trong văn hoá giao tiếp của Người Nhậtqua giao tiếp thường nhật và giao tiếp thư tín. Khí hậu Nhật Bản với đặc trưngbốn mùa: mùa xuân, mùa hạ, mùa thu, mùa đông. Và được phân bố rõ rệt trongmột năm, mỗi mùa có những đặc trưng riêng về thời tiết, hay hoạt động của độngthực vật. Yếu tố thời tiết được đề cập từ trong những câu chào hỏi thường nhậtnhư là một cách để bắt đầu một cuộc trò chuyện, cho đến việc xuất hiện như mộtphần không thể thiếu trong thư tín của Nhật. Bốn mùa của Nhật Bản là yếu tố tạonên sự phong phú trong những lời chào mang đậm tính thời tiết. Bài viết tập trungnghiên cứu vào hai mùa: mùa xuân và mùa hạ.Từ khóa: Giao tiếp thường nhật, giao tiếp qua thư tín, văn hoá giao tiếp, yếu tốthời tiết, lời chào hỏi mùa xuân, lời chào hỏi mùa hạĐặt vấn đề Giao tiếp là một nhu cầu tâm lý – xã hội cơ bản của con người, là điều kiệntồn tại và phát triển con người như một nhân cách. Trong quá trình giao tiếp, ngoàikiến thức về ngôn ngữ, người nói còn cần có sự hiểu biết nhất định về đặc trưngvăn hoá của cộng đồng ngôn ngữ đó. Vì mỗi cộng đồng ngôn ngữ sẽ có những đặctrưng riêng trong giao tiếp. Bài viết tìm hiểu về yếu tố thời tiết trong văn hoá giaotiếp của người Nhật được thể hiện qua giao tiếp thường nhật, và giao tiếp thư tín.Yếu tố thời tiết có vai trò như thế nào trong văn hoá giao tiếp của Nhật, nguyênnhân mà những yếu tố thời tiết lại được đề cập trong văn hoá giao tiếp, và cách màcác yếu tố xuất hiện trong giao tiếp của người Nhật. Từ việc hiểu được vai trò của 231các yếu tố thời tiết trong văn hoá giao tiếp của người Nhật bài viết sẽ đề xuấtphương pháp giảng dạy nhằm góp phần vào hoạt động giảng dạy tiếng Nhật chosinh viên nhóm ngành ngôn ngữ Nhật. Nội dung nghiên cứu 1. Cở sở lý thuyết 1.1 Văn hoá giao tiếp Ngôn ngữ không chỉ là một công cụ để con người trao đổi thông tin mà cònphản ánh những thói quen, tập quán, đặc trưng của mỗi cộng đồng người cùng vớinhững cách thức hoạt động giao tiếp ở những hoàn cảnh khác nhau. “Văn hoá giaotiếp chính là những định chuẩn giao tiếp được tinh tuyển, được tạo thành nền nếp,được hoàn thiện và nâng cao về cách thức, nếp ứng xử ngôn ngữ lời nói và cử chỉ,hành vi: cả về phương thức trao đổi và tiếp xúc với nhau trong xã hội [Phạm VũDũng 1996: 19-20]. “Văn hoá giao tiếp của một xã hội, một dân tộc là toàn bộ những nguyêntắc, những chuẩn mực và những quy định chỉ đạo hoạt động giao tiếp giữa ngườivà người trong xã hội đó, thuộc dân tộc đó, để sự giao tiếp đó được đánh giá và cógiá trị đạo đức, giá trị thẩm mỹ, hợp lý, phù hợp với quan niệm xã hội đó về vănhoá và văn minh, về truyền thống và bản sắc của dân tộc mình và phù hợp với điềukiện tự nhiên, xã hội, kinh tế, văn hoá của dân tộc đó” [Trần Tuấn Lộ, 1995: 90].Việc nắm bắt được văn hoá giao tiếp của một cộng đồng ngôn ngữ sẽ góp phầntích cực vào quá trình giao tiếp, tiến gần hơn đến mối quan hệ giữa con người vớicon người. 1.2 Đặc trưng khí hậu của Nhật Bản Quần đảo Nhật Bản nằm trong hệ thống chuỗi đảo vòng cung Đông Á, cókhí hậu ôn đới. Quần đảo Nhật Bản nằm trải dài theo hướng Bắc Nam, do đó nhiệtđộ và lượng mưa thay đổi theo từng mùa và từng miền. Chính vì thế khí hậu NhậtBản có bốn mùa trong năm: mùa xuân, mùa hè, mùa thu và mùa đông. Mùa hènóng, ẩm, có gió mùa đông nam thổi từ Thái Bình Dương. Mùa đông có gió mùatây bắc thổi từ lục địa ra bờ biển Nhật Bản, thường u ám và có nhiều mưa tuyết. 232Mùa xuân và mùa thu là hai mùa khí hậu ôn hoà. Địa hình và khí hậu đã tạo chonước Nhật một hệ sinh thái đa dạng, và cũng ảnh hưởng đến sự hình thành văn hoátruyền thống của Nhật Bản. 2. Quan niệm của người Nhật về thời tiết Trong lịch sử, người Nhật cũng là những cư dân trồng lúa nước. Chính vìcũng xuất phát từ nguồn gốc thuần nông nghiệp giống như Việt Nam nên ngườiNhật cũng rất quan tâm đến các hiện tượng thời tiết trong một năm. Đối với cư dântrồng lúa nước nói riêng và cư dân canh tác nông nghiệp nói chung thì việc quansát các hiện tượng thời tiết trong một năm là điều rất quan trọng. Yếu tố thời tiếtlà một trong những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến thành quả nông nghiệp trongnăm đó của người dân. Chính sự quan tâm đến các hiện tượng thời tiết như vậynên các yếu tố về thời tiết cũng ảnh hưởng đến trực tiếp đến việc hình thành vănhoá giao tiếp của ngư ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: