Danh mục

394 BÀI TÍNH DƯỢC Phần 2

Số trang: 32      Loại file: pdf      Dung lượng: 374.94 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 4 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Y học hiện đại ứng dụng các ngành khoa học sức khỏe, y sinh học, công nghệ y học để chẩn đoán và chữa trị bệnh tật bằng thuốc men, phẫu thuật hoặc bằng phương pháp trị liệu khác. Từ "y học" trong tiếng Anh là "medicine" có nguồn gốc từ tiếng Latin là "ars medicina", nghĩa là "nghệ thuật chữa bệnh".
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
394 BÀI TÍNH DƯỢC Phần 2 394 BÀI TÍNH DƯỢC Phần 2 QUY KINH: Đi vào 12 kinh mạch. LIỀU DÙNG: Thường từ 5 – 20g (1 – 5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người tỳ vị thấp trệ, ngực đầy tức hoặc bệnh lỵ mới mắc, không nên dùng. Nó kỵ CAM TOẠI, HẢI TẢO và ĐẠI KÍCH. BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo. 甘遂 39. CAM TOẠI - “Cam toại khổ hàn Phá trừng tiêu đàm Diện phù trùng trướng Lợi thủy năng an.” – Cam toại vị đắng, khí lạnh, có độc. Phá chứng trừng đạn, tiêu đàm. Chữa mặt sưng, cổ trướng. Thông tiểu rất hiệu quả. + Ngoài ra còn làm tiêu được đồ ăn, đồ uống tích chứa đọng lại trong ruột. Cũng chữa chứng sán khí kết ở bụng dưới, chứng tiêu khát (uống nước luôn miệng). QUY KINH: Đi vào 3 kinh PHẾ, TỲ và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 4g (5 phân – 1 chỉ). 34 KIÊNG KỴ: Người khí hư, không thực tà và phụ nữ có thai phải kiêng dùng. Không dùng với CAM THẢO. BẢO QUẢN: Đựng trong thùng có lót vôi sống và đậy kín, vì dễ bị sâu mọt. 甘松 40. CAM TÒNG - “Cam tòng cam ôn Năng trừ ác khí Trị thể hương cơ Tâm phúc thống kỷ.” – Cam tòng vị ngọt, khí ấm, không độc. Chữa ác khí. Làm thơm da thịt. Trị đau tim, đau bụng. + Ngoài ra còn kích thích tiêu hóa, trị được các chứng sâu răng, cam răng, và da mặt nám đen. QUY KINH: Đi vào các kinh TỲ và TÂM. LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 6g (8 phân – 1,5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người khí hư, huyết táo, và những người không bị chứng thấp hay đình trệ thì không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín và cất kỹ. 35 乾薑 41. CÀN KHƯƠNG - “Càn khương vị tân Giải biểu phong hàn Bào khổ trục lãnh Hư nhiệt vưu kham.” – Càn khương (gừng khô) vị cay, khí âm, không độc. Gây phát hãn phong hàn. Sao lên thì vị đắng, làm ấm. Hư nhiệt dùng rất tốt. + Ngoài ra còn chủ phá huyết, tiêu đờm, trừ ho, trị bị nghẹn tức ở lồng ngực, các chứng gió độc đau bụng, tích tụ, đầy trướng và tiêu chảy. Cũng chữa dương suy quyết nghịch, ruột không thông sinh chứng hạ lỵ. QUY KINH: Đi vào 4 kinh PHẾ, VỊ, TÂM và TỲ. LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 8g (3 phân – 2 chỉ). KIÊNG KỴ: Người trong ngoài đều nóng, vì nóng mà đau bụng, thổ huyết, thì không nên dùng. Có thai dùng phải cẩn thận. BẢO QUẢN: Để nơi khô ráo. 乾漆 42. CÀN TẤT - “Càn tất tân ôn Thông kinh phá hà Trục tích, sát trùng Hiệu như bôn mã.” 36 – Sơn khô vị cay, khí ấm, có độc. Thông kinh, phá khí kết khối. Trừ khối kết, diệt giun sán. Công hiệu rất nhanh. + Ngoài ra còn phá được huyết ứ, kết đọng, trừ chứng đau tim (tâm thống), phong hàn, tê thấp, phù thũng và sán khí. QUY KINH: Đi vào kinh CAN và VỊ. LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 6g (8 phân – 1,5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người không bị ứ và người có thai không nên dùng. Kỵ dầu mỡ, không dùng với XUYÊN TIÊU, TỬ TÔ và CUA ĐỒNG. BẢO QUẢN: Đậy kín và để nơi khô ráo. 蒿本 43. CẢO BỔN - “Cảo bổn tân ôn Trừ đầu điên đỉnh Hàn thấp khả khứ Phong tà khả bình.” – Cảo bản vị cay, khí ấm, không độc. Trị đau nhức ở đỉnh đầu, đau chằng hai bên thái dương. Trừ chứng hàn thấp, thông được huyết mạch. Làm yên phong tà (gió độc). + Ngoài ra còn trị mụn nhọt, sang lở, vết đâm sinh da non, chữa chứng huyết hà, sán khí, đàn bà trúng khí lạnh, sưng trong âm hộ vì lạnh. QUY KINH: Đi vào các kinh BÀNG QUANG, CAN, TỲ và TÂM. LIỀU DÙNG: Thường từ 2 – 6g (5 phân – 1,5 chỉ). 37 KIÊNG KỴ: Người âm hư hỏa thịnh, không thật bị phong hàn không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín để nơi khô vì dễ bị mốc, tránh nóng. 蛤蚧 44. CÁP GIỚI - “Cáp giới bình hàm Phế nuy huyết lạc Truyền thi lao chú Tà mị khả khử.” – Cáp giới (tắc kè khô) vị mặn, khí bình, hơi có độc. Trị phổi bị ung thư, khạc ra huyết. Chữa chứng truyền thi lao chú. Diệt trừ tà mị. + Ngoài ra còn làm mạnh thận, trị suyễn, chữa chứng ho lâu ngày, lao phổi. Cũng trừ tiêu khát, lâm lịch và lợi thủy đạo. QUY KINH: Đi vào 2 kinh PHẾ và THẬN. LIỀU DÙNG: Thường từ 3 – 6g (1 – 1,5 chỉ). KIÊNG KỴ: Người có đờm ẩm, hen suyễn và có chứng thực nhiệt không nên dùng. BẢO QUẢN: Đậy kín, để nơi khô ráo, tránh sâu mọt. Nếu bị sâu mọt thì sấy nhẹ lửa. 38 蛤蜊肉 ...

Tài liệu được xem nhiều: