Danh mục

ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN CƠ THỂ SINH VẬT

Số trang: 11      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.72 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh 1. Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật. Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo. Động vật đẳng nhiệt như chim và thú do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên có thể phát tán và sinh sống khắp nơi. Ví dụ, ở vùng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN CƠ THỂ SINH VẬT ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI LÊN CƠ THỂ SINH VẬT A. Ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh 1. Nhiệt độ Nhiệt độ ảnh hưởng thường xuyên tới các hoạt động sống của sinh vật. Thực vật và các động vật biến nhiệt như ếch nhái, bò sát phụ thuộc trực tiếp vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ môi trường tăng hay giảm thì nhiệt độ cơ thể của chúng cũng tăng, giảm theo. Động vật đẳng nhiệt như chim và thú do có khả năng điều hòa và giữ được thân nhiệt ổn định nên có thể phát tán và sinh sống khắp nơi. Ví dụ, ở vùng băng giá C ực Bắc (lạnh tới - 40o C) vẫn có loài cáo cực (thân nhiệt 38oC) và gà gô trắng (thân nhiệt 43oC) sinh sống. Các loài sinh vật phản ứng khác nhau với nhiệt độ. Ví dụ, cá rô phi ở nước ta chết ở nhiệt độ dưới 5,6oC và trên 42oC và phát triển thuận lợi nhất ở 30oC. Nhiệt độ 5,6oC gọi là giới hạn dưới, 42oC gọi là giới hạn trên và 30oC là điểm cực thuận của nhiệt độ đối với cá rô phi ở Việt Nam. Từ 5,6oC đến 42oC gọi là giới hạn chịu đựng hay giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi ở Việt Nam. Nhiệt độ môi trường tăng lên làm tăng tốc độ của các quá trình sinh lí trong cơ thể sinh vật. Ở động vật biến nhiệt, nhiệt độ môi trường càng cao chu kì sống của chúng càng ngắn. Ví dụ, ruồi giấm có chu kì sống (từ trứng đến ruồi trưởng thành) ở 25oC là 10 ngày đêm còn ở 18oC là 17 ngày đêm. Sự biến đổi của nhiệt độ môi trường cũng ảnh hưởng tới các đặc điểm hình thái (nóng quá cây sẽ bị cằn) và sinh thái (chim di trú vào mùa đông, gậm nhấm ở sa mạc ngủ hè vào mùa khô nóng) Sinh vật cũng chịu tác động của độ ẩm, ánh sáng... như đối với nhiệt độ theo cách trên : Có giới hạn chịu đựng dưới và trên đối với mỗi nhân tố sinh thái ấy (giới hạn dưới và giới hạn trên); có một điểm cực thuận (ở đó sinh vật phát triển thuận lợi nhất). 2. Độ ẩm và nước Nước là thành phần quan trọng của cơ thể sinh vật : chiếm từ 50% đến 98% khối lượng của cây, từ 50% (ở Thú) đến 99% (ở Ruột khoang) khối lượng cơ thể động vật. Mỗi động vật và thực vật ở cạn đều có một giới hạn chịu đựng về độ ẩm. Loại châu chấu di cư có tốc độ phát triển nhanh nhất ở độ ẩm 70%. Có sinh vật ưa ẩm (thài lài, ráy, muỗi, ếch nhái...), có sinh vật ưa khô (cỏ lạc đa`, xương rồng, nhiều loại thằn lằn, chuột thảo nguyên). Nước ảnh hưởng lớn tới sự phân bố của sinh vật. Trên sa mạc có rất ít sinh vật, còn ở vùng nhiệt đới ẩm và nhiều nước thì sinh vật rất đông đúc. 3. Ánh sáng Ánh sáng Mặt Trời là nguồn năng lượng cơ bản của mọi hoạt động sống của sinh vật. Cây xanh sử dụng năng lượng ánh sáng Mặt Trời khi quang hợp. Động vật ăn thực vật lá đã sử dụng gián tiếp năng lượng ánh sáng Mặt Trời. Ánh sáng tác động rõ rệt lên sự sinh trưởng, phát triển của sinh vật. Cây đậu xanh đặt trong ánh sáng liên tục thì lớn nhanh nhưng ra hoa muộn tới 60 ngày. Tăng cường độ chiếu sáng cho cá hồi v à chim thì chúng phát triển nhanh hơn nhưng nếu chiếu sáng quá dài lại làm cho chúng sinh trưởng kém đi. Các vùng của quang phổ đều có tác động đặc trưng lên cơ thể sinh vật Các tia sáng nhìn thấy được (bước sóng từ 4000 Å đến 8000 Å) chứa đựng phần lớn năng lượng của bức xạ Măt Trời toả xuống mặt đất, có tầm quan trọng lớn đối với cơ thể sinh vật. Cây xanh tổng hợp chất hữu cơ nhờ năng lượng của các tia sáng này. Các tia tử ngoại có bước sóng cực ngắn, gây chết cho sinh vật còn tia có cước sóng 3000 Å - 4000 Å lại cần để tổng hợp vitamin D. Chiếu tia tử ngoại vào sinh vật một liều lượng lớn sẽ gây đột biến. Các tia hồng ngoại có bước sóng dài hơn 8000 Å là một nguồn nhiệt quan trọng, sưởi nóng cây cối và cơ thể động vật biến nhiệt (thằn lằn, rắn, sâu bọ) sử dụng nguồn nhiệt ánh sáng Mặt Trời để nâng cao thân nhiệt. Nhịp chiếu sáng ngày đêm đã hình thành nhóm sinh vật ưa hoạt động ngày và nhóm ưa hoạt động đêm. Ngoài ba nhân tố trên còn có nhiều nhân tố vô sinh khác ảnh hưởng tới đời sống của sinh vật như đất, gió, độ mặn của nước, nguyên tố vi lượng... Đất không chỉ là giá đỡ cho cây phát triển, là nơi làm tổ của một số động vật mà còn là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cho cây và nhiều động vật. Gió làm thay đổi thời tiết, đưa phấn hoa, hạt cây đi xa. Giông bão gây thiệt hại cho động vật, thưc vật và hủy môi trường. B. Ảnh hưởng của các nhân tố hữu sinh Sinh vật có quan hệ tác động qua lại với các sinh vật khác sống chung quanh, với sinh vật kí sinh trên cơ thể và trong cơ thể. Có hai nhóm nhân tố hữu sinh : quan hệ cùng loài và quan hệ khác loài. 1. Quan hệ cùng loài Gà con mới nở, lợn con mới sinh đều có xu hướng tụ tập bên nhau tạo thành các quần tụ cá thể. Mức độ quần tụ cực thuận thay đổi tùy loài (sinh sản nhiều hay ít, phạm vi hoạt động rộng hay hẹp...), tuỳ giai đoạn phát triển và tuỳ điều kiện cụ thể (nơi ở, khí hậu, thức ăn...) Quần tụ cây chống gió và chống mất nước tốt hơn. Quần tụ cá chịu được nồng độ chất độc cao hơn cá đơn đ ...

Tài liệu được xem nhiều: