Ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 570.23 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam" xem xét ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng chi tiêu của 63 tỉnh, thành tại Việt Nam thông qua chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh Việt Nam (PAPI) và Khảo sát mức sống dân cư (VHLSS) trong vòng 5 năm (2012, 2014, 2016, 2018 và 2020). Nghiên cứu đo lường bất bình đẳng chi tiêu bằng chỉ số Bất bình đẳng Atkinson thông qua số chi tiêu bình quân đầu người thực tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN VỌNG NĂM 2024 THÚC ĐẨY TỔNG CẦU ĐỂ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TRONG BỐI CẢNH MỚI 43. ẢNH HƯỞNG CỦA CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ ĐẾN BẤT BÌNH ĐẲNG CHI TIÊU TẠI VIỆT NAM PGS.TS. Vũ Hoàng Ngân*, Nguyễn Thị Bích Trâm* Lê Phan Tuấn Đạt*, Nguyễn Linh Ngọc* Nguyễn Tú Tuệ Minh*, TS. Hoàng Thị Huệ* Tóm tắt Nghiên cứu xem xét ảnh hưởng của chất lượng quản trị đến bất bình đẳng chi tiêu của63 tỉnh, thành tại Việt Nam thông qua chỉ số Hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnhViệt Nam (PAPI) và Khảo sát mức sống dân cư (VHLSS) trong vòng 5 năm (2012, 2014,2016, 2018 và 2020). Nghiên cứu đo lường bất bình đẳng chi tiêu bằng chỉ số Bất bình đẳngAtkinson thông qua số chi tiêu bình quân đầu người thực tế. Áp dụng mô hình phương pháphồi quy tổng quát khoảnh khắc (The generalized method of moments - GMM), kết quảnghiên cứu cho thấy, các khía cạnh của chất lượng quản trị có ảnh hưởng ngược chiều đến bấtbình đẳng chi tiêu tại Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất một số khuyến nghị nhằm nângcao chất lượng quản trị và cải thiện tình trạng bất bình đẳng chi tiêu tại Việt Nam. Từ khóa: bất bình đẳng chi tiêu, chất lượng quản trị, mô hình phương pháp hồi quy tổngquát khoảnh khắc1. GIỚI THIỆU Việt Nam đã trải qua một sự thay đổi lớn từ nền kinh tế khép kín sang nền kinh tế thị trườngsau những biến động từ năm 1980 (Jenkins, 2004). Chính vì vậy, tổng cầu nắm giữ một vaitrò quan trọng trong nền kinh tế và là trung tâm nghiên cứu về nền kinh tế vĩ mô của nhiềunhà nghiên cứu (Dutt, 2002). Những thành tố cấu tạo nên tổng cầu bao gồm: đầu tư, xuấtkhẩu và chi tiêu (Dean và cộng sự, 2020). Chi tiêu Việt Nam có phản ứng khá mạnh mẽ đốivới các cú sốc bất ngờ như: thiên tai, bão lũ, các hộ gia đình thường có xu hướng thắt chặt chitiêu, tăng tiết kiệm và đầu tư để tránh những thiệt hại to lớn do thiên tai gây ra (Hieu, 2020).* Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 571KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIAChính điều này tạo nên sự bất bình đẳng trong tiêu dùng và tác động trực tiếp đến tổng cầucủa Việt Nam. Đặt trong bối cảnh nền kinh tế đang dần phục hồi sau đại dịch Covid-19, giảmbất bình đẳng chi tiêu là một trong những yếu tố then chốt cần đặc biệt chú trọng để tăng tổngcầu nền kinh tế quốc dân, hướng tới phát triển bền vững (Chapman và Tsuji, 2020). Chất lượng quản trị được đánh giá là có tác động mạnh mẽ đến bất bình đẳng đa chiều,trong đó có bất bình đẳng chi tiêu, thông qua mức độ tham nhũng, chất lượng dịch vụ côngvà tính dân chủ (Ghura, 1998; Gallego, 2010). Hầu hết các nghiên cứu trước đây chủ yếu tậptrung phân tích tác động của thể chế quản trị đến chênh lệch thu nhập như: Huynh và cộng sự(2023), Perugini và Tekin (2022), Blancheton và Chhorn (2021)... bởi các học giả quan niệmrằng, thu nhập là thước đo cơ bản nhất của hạnh phúc (Dalton, 1920). Tuy nhiên, thu nhậpchỉ có ảnh hưởng đến sự tăng trưởng kinh tế một cách gián tiếp thông qua tiêu dùng dựa vàomối quan hệ tiêu dùng cận biên (Auclert và Rognlie, 2018). Chính vì những nguyên nhântrên, nhóm tác giả lựa chọn nghiên cứu về tác động của chất lượng quản trị đến bất bình đẳngchi tiêu, đồng thời phân tích ảnh hưởng của bất bình đẳng chi tiêu đến tổng cầu nền kinh tếViệt Nam. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở tham khảo nhằm đưa ra các khuyến nghị phù hợp, với mụcđích thông qua các chính sách liên quan đến chất lượng thể chế quản trị làm giảm bất bìnhđẳng chi tiêu, từ đó góp phần cải thiện thành tố Chi tiêu quốc dân và kích thích tăng tổng cầunền kinh tế. Bài viết được kết cấu thành 5 phần, gồm: Phần 1 - Giới thiệu; Phần 2 - Cơ sở lýthuyết; Phần 3 - Phương pháp nghiên cứu; Phần 4 - Kết quả nghiên cứu; và cuối cùng là Phần5 với Kết luận và các khuyến nghị được đưa ra.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT Bất bình đẳng chi tiêu là sự phản ánh bất bình đẳng kinh tế thay cho bất bình đẳng thu nhậpvà sự giàu có (OECD, 2013). Một trong những yếu tố đóng vai trò quan trọng trong quyếtđịnh chi tiêu của các cá nhân và hộ gia đình là chất lượng quản trị. IGI Global (2020) khẳngđịnh chất lượng quản trị là việc đo lường mức độ hoạt động của một tổ chức ở các khía cạnhquản trị, cụ thể là kiểm soát tham nhũng, hiệu quả của Chính phủ, ổn định chính trị và khôngcó bạo lực/khủng bố, chất lượng quy định và pháp quyền, tiếng nói và trách nhiệm giải trình. Chất lượng quản trị yếu kém dẫn đến tỷ lệ tham nhũng cao, làm xuất hiện tình trạng đầutư vào các dự án kém khả thi, hiệu quả (Rose-Ackerman, 1997). Điều này đe dọa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: