Danh mục

Ảnh hưởng của hàm lượng protein và lipid trong thức ăn công nghiệp đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) giai đoạn nuôi

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 406.53 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày việc ảnh hưởng của tỷ lệ protein/lipid đến sinh trưởng của tôm hùm bông giai đoạn nuôi thương phẩm nhằm xác định chính xác ảnh hưởng protein và lipid đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông giai đoạn nuôi thương phẩm. Để nắm nội dung mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của hàm lượng protein và lipid trong thức ăn công nghiệp đến tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) giai đoạn nuôi Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 THÔNG BÁO KHOA HỌC ẢNH HƯỞNG CỦA HÀM LƯỢNG PROTEIN VÀ LIPID TRONG THỨC ĂN CÔNG NGHIỆP ĐẾN TĂNG TRƯỞNG VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA TÔM HÙM BÔNG (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) GIAI ĐOẠN NUÔI THƯƠNG PHẨM EFFECTS OF DIETARY PROTEIN AND LIPID IN PELLETED FEEDS ON GROWTH AND SURVIVAL OF TROPICAL SPINY LOBSTER (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) AT GROW-OUT STAGE Lại Văn Hùng, Phạm Đức Hùng Khoa Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang TÓM TẮT Một thí nghiệm tiến hành trong 8 tuần nhằm xác định ảnh hưởng của hàm lượng protein và lipid trong thức ăn đến sinh trưởng của tôm hùm bông giai đoạn nuôi thương phẩm. Ba mức protein (52%, 55% và 58%) và 3 mức lipid (7%, 9% và 11%) được tổ hợp thành 9 loại thức ăn khác nhau: 58P:7L (NT1); 58P:9L (NT2); 58P:11L (NT3); 55P:7L (NT4); 55P:9L (NT5); 55P:11L (NT6); 52P:7L (NT7); 52P:9L (NT8); 52P:11L (NT9). Tôm hùm bông có khối lượng trung bình 192,00 ± 15,51 g được bố trí ngẫu nhiên vào các ô lồng ( 2 m x 2 m x 4 m) với số lượng 10 con/lồng. Mỗi nghiệm thức được lặp lại ba lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy không có sự sai khác ý nghĩa về tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR); tăng trưởng đạt được theo tuần (AWG); hệ số tăng trưởng tương đối theo ngày (DGC) và tỷ lệ sống của tôm hùm bông thí nghiệm khi cho ăn thức ăn có hàm lượng protein và lipid khác nhau. Tôm hùm giai đoạn nuôi thương phẩm có thể sử dụng tốt thức ăn công nghiệp với hàm lượng protein dao động trong khoảng 52 đến 58 % và lipid từ 7 đến 11%. ABSTRACT An experiment was conducted in sea-cage to determine the effects of dietary protein and lipid in diets on the growth performance of tropical spiny lobster. Three protein levels (52%, 55% and 58%) and three lipid levels (7%, 9% and 11%) were combined into nine different diets: 58P: 7L (NT1); 58P: 9L (NT2 ) 58P: 11L (NT3); 55P: 7L (NT4) 55P: 9L (NT5) 55P: 11L (NT6) 52P: 7L (NT7) 52P: 9L (NT8) 52P: 11L (NT9). Lobster had weight average 192,00 ± 15,51 g were randomly distributed into 27 seacages (2 m x 2 m x 4 m/cage) with 10 animals per cage. Each treatment was replicated three times. Results showed that there was no significant difference in specific growth rate (SGR); average weekly gain (AWG), daily growth coefficient (DGC) and the survival rate of lobsters which were fed diets with different protein and lipid. The analytical results also showed that the tropical spiny lobsters at grow-out stage could use pelleted feeds effectivily with protein content from 52 ÷ 58 % and 7 ÷ 11% of lipid. Từ khóa: Tôm hùm bông, protein, lipid. I. ĐẶT VẤN ĐỀ 3 Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản, số 3/2010 Trong tất cả các loài tôm hùm thuộc họ Palinuridae, tôm hùm bông (Panulirus ornatus) là đối tượng tốt nhất cho nuôi trồng thủy sản vì chúng có thời gian biến thái ấu trùng ngắn nhất (4 – 6 tháng) và tốc độ tăng trưởng nhanh nhất (1kg sau 2 năm nuôi từ ấu trùng) (Dennis et al., 1997; Butler & Herrnkind., 2000). Đây cũng là loài có giá trị kinh tế cao, hiện đang được nghiên cứu và nuôi nhiều ở các nước và vùng lãnh thổ trên thế giới như: New Zealand, Nhật Bản, Việt Nam, Úc, Philippines, Ấn Độ, Singarpore và Đài Loan (Smith et al., 2003; Tuan & Mao., 2004; Williams et al., 2005; Barclay et al., 2006). Ở Việt Nam, nghề nuôi tôm hùm bắt đầu từ năm 1992, đến nay nghề nuôi tôm hùm lồng đang phát triển mạnh, số lượng lồng đã tăng lên đáng kể, năm 1999 là 7.289 lồng, năm 2000 tăng lên 17.216 lồng, năm 2005 số lồng nuôi đã tăng lên 43.516 lồng (trong đó có 3.061 lồng ương tôm giống), với sản lượng 1.795 tấn (Bộ Thủy Sản, 2006). Trong nghề nuôi tôm hùm ở Việt Nam, cá tạp, cua sò nhỏ được xem là nguồn thức ăn chủ yếu. Tuy nhiên việc sử dụng nguồn thức ăn này có những bất lợi như gây ô nhiễm môi trường, cạnh tranh nguồn cá tạp với các mục đích sử dụng khác: thực phẩm cho con người, thức ăn cho gia súc, gia cầm... người nuôi không chủ động nguồn thức ăn nhất là mùa mưa bão (Tuan et al., 2000). Trong thời gian qua một số công trình nghiên cứu nhằm phát triển thức ăn tổng hợp dạng viên cho tôm hùm để thay thế cho nguồn thức ăn là cá tạp hiện nay đang sử dụng đã được thực hiện bởi một số tác giả như: Smith et al. (2003), Smith et al. (2005), William et al. (2005), Mai Như Thủy (2005) và William (2007) trên tôm hùm bông (P. ornatus). Những nghiên cứu này tập trung vào nhu cầu dinh dưỡng cho tôm hùm như: protein, lipid, sterol, cholesterol, lecithin, astaxanthin, và xác lập công thức thức ăn cũng như tính ổn định của thức ăn trong môi trường nước. Tuy vậy những nghiên cứu này phần lớn được tiến hành trong phòng thí nghiệm và chủ yếu được tiến hành trên tôm hùm bông giai đoạn giống. Chính vì thế việc nghiên cứu sâu hơn về nhu cầu dinh dưỡng của tôm hùm bông ở cả giai đoạn giống cũng như nuôi thương phẩm là cần thiết cho sự phát triển bền vững nghề nuôi tôm hùm trong tương lai. II. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Tôm hùm bông thí nghiệm Đối tượng nghiên cứu là tôm hùm bông (Panulirus ornatus Fabricius, 1798) giai đoạn thương phẩm. Tôm hùm bông được thuần cho quen với điều kiện môi trường tại đảo Bình Ba – Cam Ranh trong 2 tuần trước khi bắt đầu thí nghiệm. 2. Bố trí thí nghiệm Tôm hùm bông có khối lượng trung bình 192,00 ±15,51 g/con được bố trí ngẫu nhiên vào trong các lồng với mật độ 10 con/lồng (kích thước lồng: 2m x 2m x 4m). Lồng nuôi được bố trí tại khu vực đảo Bình Ba – Cam Ranh (Khánh Hòa). Chín nghiệm thức được bố trí ngẫu nhiên hoàn toàn, mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Tôm được cho ăn 1 lần/ngày vào lúc 18 giờ. Ngoài thức ăn thí nghiệm, tôm hùm được cho ăn thêm thức ăn cá tạp 1 lần/tuần nhằm kích thích tính bắt mồi của tôm thí nghiệm. Bên cạnh đó thí nghiệm bố trí thêm 1 lồng nuôi tôm hùm bông với thức ăn hoàn toàn là cá tạp nhằm so sánh tăng trưởng của tôm hùm bôn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: