Ảnh hưởng của mặn và hạn đến sinh trưởng của cây thuốc Bạch cổ đinh (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.)
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của mặn và hạn đến sinh trưởng của cây thuốc Bạch cổ đinh (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.)BÁO CÁO KHOA HỌC VỀ NGHIÊN CỨU VÀ GIẢNG DẠY SINH HỌC Ở VIỆT NAM - HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA LẦN THỨ 5DOI: 10.15625/vap.2022.0051ẢNH HƯỞNG CỦA MẶN VÀ HẠN ĐẾN SINH TRƯỞNG CỦA CÂY THUỐC BẠCH CỔ ĐINH (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.) Trần Quang Dần1,*, Phạm Công Anh1, Vũ Đức Hoàng1, Võ Châu Tuấn1 Tóm tắt. Nghiên cứu này lần đầu tiên đánh giá ảnh hưởng của mặn và hạn ở các mức độ khác nhau đến sinh trưởng của Bạch cổ đinh (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam.), một loài cây thuốc có nhiều giá trị y học. Kết quả cho thấy khả năng sinh trưởng của cây có xu hướng giảm dần khi mức độ mặn và hạn tăng lên. Tuy nhiên, cây vẫn duy trì khả năng sinh trưởng ở mức độ mặn với nồng độ 100 mM NaCl, và ở mức độ hạn với độ ẩm của đất ở trên mức (tương ứng với) 20 % FC (Field capacity). Điều này cho thấy Bạch cổ đinh có khả năng chịu mặn và hạn. Ngoài ra, những chỉ số sinh trưởng của chồi và rễ cũng cho thấy mặn và hạn đã có những ảnh hưởng khác nhau đến sự sinh trưởng của các cơ quan này. Từ khóa: Bạch cổ đinh, cây chịu mặn, cây chịu hạn, cây thuốc, sinh trưởng thực vật.1. ĐẶT VẤN ĐỀ Việt Nam được xem là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng lớn bởi biến đổikhí hậu (Nguyễn Văn Thắng và cộng sự, 2011). Biến đổi khí hậu gây ra các hiện tượngnhư nước biển dâng và kéo dài mùa khô hạn. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đếnnền sản xuất nông nghiệp vì diện tích đất canh tác và năng suất cây trồng giảm bởi xâmnhập mặn và khô hạn kéo dài (Aydinalp và Cresser, 2008; Nguyễn Văn Thắng và cộng sự,2011). Vì hơn 90 % các cây trồng nông nghiệp khó có thể duy trì trong điều kiện đấtnhiễm mặn và khô hạn, do đó việc phát triển các loài thực vật có khả năng chịu mặn vàhạn trở thành cây trồng thay thế là một giải pháp hiệu quả để duy trì bền vững sản xuấtnông nghiệp (Flowers và Colmer, 2008). Đất nhiễm mặn gây ức chế sự sinh trưởng củacây do ảnh hưởng của thế nước tăng của đất gây ra bởi tích luỹ NaCl ở nồng độ cao và dotính độc của ion đối với các quá trình hấp thu nước, dinh dưỡng và chuyển hóa của tế bào(Parihar và cộng sự, 2015). Hạn gây ra do thiếu nước trong đất hoặc thế nước của đất tăngdo nồng độ cao của các thành phần chất tan, điều này dẫn đến việc ức chế sự hấp thụ nướccủa thực vật, làm ảnh hưởng đến các quá sinh lý của tế bào và giảm năng suất sinh trưởng(Farooq và cộng sự, 2009). Các loài thực vật có ngưỡng chịu hạn và mặn khác nhau, vàhình thành những cơ chế phản ứng sinh trưởng, sinh lý, hoá sinh ở các cấp độ để duy trì sựsinh trưởng (Farooq và cộng sự, 2009; Parihar và cộng sự, 2015). Việt Nam sở hữu một nguồn tài nguyên cây thuốc phong phú với nhiều giá trị y học,trong đó, có nhiều loài cây thuốc phân bố ở các vùng đất cát ven biển (Hoàng Xuân Thảo,2020). Điều này cho thấy khả năng thích nghi của chúng đối với môi trường sống khắcnghiệt và đây là những cây tiềm năng phục vụ cho mục tiêu phát triển cây trồng chịu mặnvà hạn. Bạch cổ đinh (Polycarpaea corymbosa (L.) Lam) là một cây thuốc dạng thân thảo,cao 10 - 40 cm, lá nhỏ và dày, ra hoa từ tháng 6 - 10, mọc hoang dại trên các vùng đất cát 1 Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng * Email: tqdan@ued.udn.vnPHẦN 2. NGHIÊN CỨU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHỤC VỤ ĐỜI SỐNG VÀ PHÁT TRIỂN XÃ HỘI 469ven ở nhiều quốc gia (Võ Văn Chi, 2012; Wu et al., 2001). Ở Việt Nam, Bạch cổ đinh hầunhư được tìm thấy ở các bãi đất cát ven bờ thuộc các tỉnh miền Trung (Đỗ Tất Lợi, 2012).Toàn cây được sử dụng như một vị cây thuốc quý trong y học cổ truyền để điều trị các bệnhsỏi tiết niệu, mụn nhọt, sưng viêm, loét, giải độc do rắn và các loài bò sát cắn (Võ Văn Chi,2012; Modi & Shah, 2017). Ngoài ra, trong lá và rễ cây có chứa các hợp chất có hoạt tínhsinh học cao như camelliagenin A, A1-barrigenol, stigmastanol, apoanagallosaponin IV, n-hexadecanoic, 5-hydroxymetyl furfural, cùng với một số phenol và flavanoid (Modi & Shah,2017). Hợp chất lupeol được cho là có hoạt tính chống viêm, bảo vệ gan, kháng khuẩn vàchống oxi hoá mạnh (Sindu et al., 2012). Đặc điểm phân bố của Bạch cổ đinh cho thấy loàicây này có khả năng là cây chịu mặn và hạn, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có bất kì mộtnghiên cứu nào liên quan. Mục tiêu của nghiên cứu này là đánh giá ảnh hưởng của các điềukiện mặn và hạn khác nhau đến khả năng sinh trưởng của cây, từ đó xác định mức độ chịumặn và hạn cũng như nhận dạng các kiểu cơ chế chống chịu của cây.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Vật liệu Hạt Bạch cổ đinh được thu thập từ cây mọc ở các vùng đất cát ven biển xã Bình Hải,huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam.2.2. Phương pháp trồng cây con Hạt được gieo và nảy mầm sau 7 ngày trên hỗn hợp giá thể gồm xơ dừa: vermiculite:perlite/cát (tỉ lệ 2: 1: 1). Cây con sau nảy mầm đã được trồng trong các chậu nhựa dẻođường kính 10 cm, 3 cây/chậu, với ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bạch cổ đinh Cây chịu mặn Cây chịu hạn Sinh trưởng thực vật Nguồn tài nguyên cây thuốcGợi ý tài liệu liên quan:
-
12 trang 76 0 0
-
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Vườn Quốc gia Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
0 trang 31 0 0 -
279 trang 26 0 0
-
18 trang 23 0 0
-
Chương 3: CHẤT ĐIỀU HÒA SINH TRƯỞNG
44 trang 22 0 0 -
26 trang 21 0 0
-
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
5 trang 18 0 0 -
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc và cây có độc của cộng đồng dân tộc thiểu số ở vùng núi Tam Đảo
6 trang 17 0 0 -
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở Khu bảo tồn thiên nhiên Sơn Trà, TP Đà Nẵng
5 trang 17 0 0 -
Bài giảng Sinh học đại cương (Phần 3): Chương 11 - ThS. Võ Thanh Phúc
28 trang 16 0 0 -
Thực trạng sử dụng cây thuốc tại xã Phú Đô, huyện Phú lương, tỉnh Thái Nguyên
10 trang 16 0 0 -
Đa dạng nguồn tài nguyên cây thuốc ở huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu
5 trang 15 0 0 -
Giáo trình Sinh lý học thực vật: Phần 2 - Nguyễn Du Sanh
76 trang 15 0 0 -
27 trang 15 0 0
-
120 trang 14 0 0
-
Bài giảng Sinh lý tế bào thực vật - Chương 7: Sinh trưởng và phát triển
4 trang 14 0 0 -
Bài giảng Sinh học đại cương (Phần 3): Chương 19 - ThS. Võ Thanh Phúc
35 trang 14 0 0 -
Bài giảng Chương 7: Sinh trưởng và phát triển
4 trang 13 0 0 -
4 trang 13 0 0
-
27 trang 13 0 0