Danh mục

Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật trong quy trình chăn nuôi gà tại nông hộ ở xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.13 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật trong quy trình chăn nuôi gà tại nông hộ ở xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An được thực hiện nhằm xác định khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn của gà ở hai phương thức nuôi; ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến sinh trưởng phát triển của gà.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật trong quy trình chăn nuôi gà tại nông hộ ở xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An ẢNH HƯỞNG CỦA MỘT SỐ YẾU TỐ KỸ THUẬT TRONG QUY TRÌNH CHĂN NUÔI GÀ TẠI NÔNG HỘ Ở XÃ THẠCH GIÁM, HUYỆN TƯƠNG DƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN. Ths. Nguyễn Thị Hoa Trưởng bộ môn chăn nuôi thú y 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chăn nuôi gia cầm, đặc biệt là chăn nuôi gà thịt đang là xu hướng phát triển mạnh của nhiều quốc gia trên thế giới nhằm tăng thu nhập của ngành Chăn nuôi, đồng thời cung cấp thịt cho thị trường tiêu thụ. Theo thống kê của tổ chức nông lương liên hiệp quốc (PAO), năm 2005 sản lượng thịt gia cầm trên thế giới đạt mức 88 triệu tấn. Đây là mức độ tăng trưởng cao nhất so với mức tăng của các loại thịt. Giá thịt gà trên thế giới có xu hướng giảm và thấp hơn các loại thịt khác năm 1990 giá thịt gà chỉ bằng 29,2% so với giá thịt lợn và bằng 31.76% so với giá thịt của đại gia súc. Các tiến bộ khoa học kỹ thuật được nghiên cứu và ứng dụng một cách rộng rãi, nhanh chóng trong chăn nuôi gia cầm. Các phương thức chăn nuôi gia cầm cũng thay đổi từ phương thức chăn nuôi nông nghiệp chuyển sang phương thức chăn nuôi công nghiệp với số lượng lớn. Do đó cuối năm 2010 sản xuất thịt gia cầm là tăng trưởng lớn nhất khu vực và trên thế giới, chăn nuôi gia cầm là ngành mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho các hộ nông dân. Sản phẩm của chăn nuôi gia cầm phục vụ nhu cầu về thực phẩm, tiêu thụ trên thị trường, đóng vai trò quan trọng trong việc binh ổn nguồn thực phẩm trong nước. Vấn đề đặt ra hiện nay cho ngành chăn nuôi gia cầm là phải làm thế nào để mở rộng quy mô chăn nuôi phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. Do đó, việc mở rộng phát triển chăn nuôi trang trại với quy mô lớn , vừa và nhỏ trong những năm gần đây đã trở thành mục tiêu phấn đấu của nhiều địa phương trong cả nước. Nghệ An là một trong những địa phương có phong trào phát triển chăn nuôi gia cầm theo mô hình trang trại công nghiệp, bán công nghiệp và chăn nuôi gia đình, với mục tiêu phát triển nâng cao hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gia cầm. Trong thực tế nhiều năm qua và trong các thí nghiệm gần đây cho thấy khâu có ý nghĩa quyết định đến hiệu quả chăn nuôi gà là kỹ thuật nuôi gà con (úm gà con). Để lựa chọn phương pháp thích hợp nhằm khuyến cáo cho người chăn nuôi và đảm bảo cho sự thành công khi đưa các giống gà mới vào sản xuất đăc biệt là ở miền núi chúng tôi tiến hành đề tài “Ảnh hưởng của một số yếu tố kỹ thuật trong quy trình chăn nuôi gà tại nông hộ” 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trên giống gà Lương Phượng và gà lai Cỏ Mía từ 1 ngày tuổi đến 8 tuần tuổi.nuôi trong điều kiện nông hộ tại bản Khe Chi, xã Thạch Giám, huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An. Thời gian nghiên cứu: 2/3/2014 đến 5/5/2014 2.2. Nội dung nghiên cứu - Xác định khả năng sinh trưởng, tiêu tốn thức ăn của gà ở hai phương thức nuôi (trên chuồng lưới và trên nền có lót trấu truyền thống). - Ảnh hưởng của nhiệt độ chuồng nuôi đến sinh trưởng phát triển của gà. 2.3. Bố trí thí nghiệm Gà Lương Phượng và gà lai Cỏ Mía được chọn từ một ngày tuổi, khỏe mạnh, mỗi nhóm gà 200 con/đợt, phân lô nuôi trong các nông hộ theo hai phương thức nuôi trên lồng lưới và nuôi trên nền lót trấu. Quy trình thú y, nuôi dưỡng, chăm sóc như nhau cho cả hai đợt nuôi và trong các hộ theo hai phương thức nuôi. Để điều chỉnh nhiệt độ chuồng nuôi phù hợp với phương thức nuôi chúng tôi dùng phương pháp sau. - Đối với mùa lạnh ngày nhiệt độ quá thấp chúng tôi dùng bóng điện hoặc dùng lửa để nâng nhiệt độ - Đối với mùa nóng những ngày nhiệt độ cao chúng tôi dùng quạt điện để làm mát đồng thời tạo môi trường chuồng nuôi thông thoáng 2.4. Chỉ tiêu theo dõi Để nghiên cứu hai nội dung trên chúng tôi tiến hành theo dõi các chỉ tiêu sau: - Theo dõi nhiệt độ chuồng nuôi ở các tuần tuổi. - Tỷ lệ nuôi sống của gà qua các tuần tuổi được theo dõi ghi chép hàng ngày số gà chết đồng thời tiến hành tổng hợp số liệu vào lúc 4 tuần tuổi và 8 tuần tuổi. -. Tiêu tốn thức ăn cho gà qua các tuần tuổi, để theo dõi chỉ tiêu này thì ngày đầu tuần chúng tôi tiến hành cân lượng thức ăn cho đàn gà ăn theo nhu cầu trên cơ sở đó chúng tôi định lượng thức ăn cho cả tuần và cứ một tuần chúng tôi điều chỉnh thức ăn một lần. - Tiêu tốn thức ăn/kg tăng trọng được tính toán dựa trên lượng thức ăn, ăn vào và mức tăng trọng của gà. - Theo dõi quá trình sinh trưởng đàn gà được đánh giá qua thể trọng của gà cân theo nhóm lúc một ngày tuổi và một tuần tuổi sau đó cân theo cá thể lúc 2, 3, 4, 6, 8 tuần tuổi bằng cách cân ngẫu nhiên mỗi đàn 20 con vào buổi sáng trước khi cho gà ăn. Tính giá trị trung bình qua các tuần tuổi. 2.5. Xử lý số liệu Số liệu thu thập được xử lý theo phương pháp thống kê sinh vật học trên phần mềm Excel 2007. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Nhiệt độ chuồng nuôi ở các tuần tuổi Trong quá trinh úm gà con, các yếu tố môi trường: nhiệt độ, ẩm độ chuồng nuôi độ thông thoáng khí có ảnh hưởng rõ rệt đến tỷ lệ sống và sức sinh trưởng của gà. Trong điều kiện chăn nuôi gia đình, các yếu tố nêu trên rất khó khống chế. Trong các yếu tố môi trường, nhiệt độ chuồng nuôi luôn là mối quan tâm hàng đầu bởi vì yêu cầu nhiệt độ trong chăn nuôi hiện tại cho gà con rất cao (36-370C trong tuần đầu, sau đó mỗi tuần giảm 120C đến khi 8 tuần tuổi là 20220C). Với yêu cầu nhiệt độ chuồng nuôi trên đây rất khó áp dụng trong chăn nuôi gia đình nhất là các vùng nông thôn không chủ động về điện như ở một số địa bàn của huyện Tương Dương. Trước Đợt 1 Tuần tuổi X ± mx CV (%) 1 31,68 ± 0,13 2,03 2 29,96 ± 0,23 3,87 3 27,50 ± 0,12 3,48 4 25,36 ± 0,30 5,06 5-8 27,75 ± 0,35 3,76 Trong điều kiện nhiệt độ chuồng nuôi được khống chế, điều chỉnh ở mức thích hợp như đã trình bày trong bảng 1. Chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ nuôi sống của thực tế đó chúng tôi đi sâu nghiên cứu chế độ nhiệt thích hợp cho gà con 1-4 tuần tuổi nhằm đưa ra một mức nhiệt độ chấp nhận được trong chăn nuôi gà con mà không ảnh hưởng đến sức sống và sinh trưởng của gà. ...

Tài liệu được xem nhiều: