Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến sinh trưởng và năng suất khóm trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 461.93 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến sinh trưởng và năng suất khóm trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang được thực hiện nhằm xác định lượng phân N, P phù hợp kết hợp với phân hữu cơ vi sinh (PHCVS) chứa nấm Trichoderma spp. phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. đối kháng nấm Fusarium spp. để cải thiện sinh trưởng và năng suất khóm trồng trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến sinh trưởng và năng suất khóm trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4doi: 10.15625/vap.2022.0145 ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM Trichoderma spp. ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT KHÓM TRÊN ĐẤT PHÈN TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG Nguyễn Quốc Khương1, Trần Thị Hương Lan2, Lê Thị Mỹ Thu1, Trần Ngọc Hữu1, Lý Ngọc Thanh Xuân3, Lê Vĩnh Thúc1, Đỗ Thị Xuân4* 1 Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ 2 Sinh viên Ngành Khoa học cây trồng Khóa 43, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ 3 Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 4 Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ *Email: dtxuan@ctu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định lượng phân N, P phù hợp kết hợp với phân hữu cơ vi sinh(PHCVS) chứa nấm Trichoderma spp. phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. đối kháng nấmFusarium spp. để cải thiện sinh trưởng và năng suất khóm trồng trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnhHậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, với 4 lần lặp lại. Cácnghiệm thức gồm (i) đối chứng, bón phân theo nông dân với liều lượng 100 % N, P như khuyến cáo, khôngbón phân hữu cơ vi sinh chứa nấm Trichoderma và không phun nấm Trichoderma, (ii) Bón 100 % N, P và bổsung nấm Trichoderma Đại học Cần Thơ (Trichoderma ĐHCT) dưới dạng PHCVS và phun qua lá theokhuyến cáo, (iii) Bón 100 % N, P và bổ sung PHCVS có trên thị trường, (iv) Bón 50 % N, P kết hợp phânhữu cơ vi sinh chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 phân hủy cellulose và phun nấmTrichoderma sp. TF3 đối kháng nấm Fusarium spp. (NPB), (v) Bón 75 % N, P kết hợp PHCVS và phun NPBvà (vi) Bón 100 % N, P kết hợp PHCVS và phun NPB. Kết quả cho thấy nghiệm thức bổ sung 3 tấn/haPHCVS và phun NPB kết hợp bón 50 % N, P đạt số lá, đường kính trái và năng suất khóm tương đươngnghiệm thức đối chứng dương và cao hơn nghiệm thức đối chứng âm. Năng suất khóm cao nhất là 28,8tấn/ha ở nghiệm thức bổ sung 3 tấn/ha PHCVS và phun NPB ở mức bón 100 % N, P theo khuyến cáo, caohơn 7,68 tấn/ha so với nghiệm thức bón phân theo nông dân. Từ khóa: Đất phèn, nấm Trichoderma spp., năng suất khóm, phân hữu cơ vi sinh. 1. MỞ ĐẦU Khóm (Ananas comosus (L.) Merr.) là loại cây ăn trái nhiệt đới có giá trị kinh tế cao [1], cótiềm năng phát triển trên thị trường nội địa và xuất khẩu [2]. Ở Việt Nam, tổng diện tích canh táckhóm năm 2019 là 39,1 nghìn hecta, với tổng sản lượng 707,8 nghìn tấn và năng suất khóm trungbình khoảng 18 tấn/ha [3]. Tuy nhiên, canh tác khóm vẫn còn gặp nhiều khó khăn như bón phânkhông cân đối dẫn đến nhiều rủi ro về bệnh hại. Một số bệnh hại phổ biến như thối trái, thối rễ, thốithân và khô đầu lá [4]. Trong đó, bệnh thối trái và bệnh đốm lá trên khóm do nấm Fusariumproteratum, F. fujikuroi, F. verticillioides, F. sacchari và Fusarium sp. gây hại [5]. Ngoài ra, F.ananatum cũng là tác nhân gây thối thịt trái trên khóm [6]. 155Nguyễn Quốc Khương và cs. Trong nông nghiệp, Trichoderma spp. là các loài cộng sinh trong cây giúp cây trồng tăng khảnăng kháng lại mầm bệnh như nấm, tuyến trùng và vi khuẩn. Song song, Trichoderma spp. cũng cókhả năng phân hủy cellulose từ dư thừa thực vật và cây trồng sử dụng chất dinh dưỡng từ chất hữucơ đã phân hủy. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma góp phần cải thiện quá trìnhphát triển, tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy sự hấp thu dưỡng chất và tăng hiệu quả sử dụng phânbón [7, 8, 9]. Do đó, nấm Trichoderma spp. có thể được sử dụng làm phân bón sinh học và đốikháng sinh học để thay thế phân bón hóa học cũng như thuốc trừ bệnh. Chính vì vậy, nghiên cứuđược thực hiện nhằm tìm ra lượng phân hóa học phù hợp kết hợp nấm Trichoderma spp. để cảithiện sinh trưởng và năng suất khóm trồng trên đất phèn tại Hậu Giang. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP2.1. Vật liệu Địa điểm và thời gian: Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021tại vườn của ông Trần Trung Trọng, ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Giống khóm: Chồi cuống của khóm Queen Cầu Đúc có nguồn gốc tại địa phương. Nấm: Nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 có khả năng phân hủy cellulose và nấmTrichoderma sp. TF3 có khả năng đối kháng nấm Fusarium spp. được tuyển chọn từ đất trồngkhóm tại Hậu Giang (Số liệu chưa công bố). Nấm Trichoderma Đại học Cần Thơ (ĐHCT) và phânhữu cơ vi sinh (PHCVS) thị trường được sử dụng phổ biến. Phân hữu cơ được ủ theo quy trình củaDương Minh Viễn và cs. [10], với mật số nấm vào thời điểm sử dụng là 1 x 108 bào tử/g. Đất thí nghiệm: Đất phèn tiềm tàng. Thuốc kích thích ra hoa: Acetylene (C2H2). Phân bón: Urê (46 % N), supe lân (16 % P2O5, 15 % CaO) và kali clorua (60 % K2O).2.2. Phương pháp Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 6 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗilặp lại tương ứng với diện tích 25 m2. Trong đó, nghiệm thức (i) đối chứng, bón theo nông dân vớiliều lượng N, P theo khuyến cáo, không bón PHCVS chứa nấm Trichoderma và không phun nấmTrichoderma, (ii) bón 100 % phân hóa học theo khuyến cáo và bổ sung PHCVS chứa nấmTrichoderma sp. ĐHCT phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. ĐHCT để phòng bệnh,(iii) bón 100 % phân hóa học theo khuyến cáo và bổ sung PHCVS có trên thị trường, (iv) bón50 % N, P theo khuyến cáo kết hợp bổ sung PHCVS chứa h ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của nấm Trichoderma spp. đến sinh trưởng và năng suất khóm trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang Tuyển tập Hội nghị Nấm học Toàn quốc lần thứ 4doi: 10.15625/vap.2022.0145 ẢNH HƯỞNG CỦA NẤM Trichoderma spp. ĐẾN SINH TRƯỞNG VÀ NĂNG SUẤT KHÓM TRÊN ĐẤT PHÈN TẠI THÀNH PHỐ VỊ THANH, TỈNH HẬU GIANG Nguyễn Quốc Khương1, Trần Thị Hương Lan2, Lê Thị Mỹ Thu1, Trần Ngọc Hữu1, Lý Ngọc Thanh Xuân3, Lê Vĩnh Thúc1, Đỗ Thị Xuân4* 1 Bộ môn Khoa học cây trồng, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ 2 Sinh viên Ngành Khoa học cây trồng Khóa 43, Khoa Nông nghiệp, Trường Đại học Cần Thơ 3 Trường Đại học An Giang - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh 4 Viện Nghiên cứu & Phát triển Công nghệ Sinh học, Trường Đại học Cần Thơ *Email: dtxuan@ctu.edu.vn TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện nhằm xác định lượng phân N, P phù hợp kết hợp với phân hữu cơ vi sinh(PHCVS) chứa nấm Trichoderma spp. phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. đối kháng nấmFusarium spp. để cải thiện sinh trưởng và năng suất khóm trồng trên đất phèn tại thành phố Vị Thanh, tỉnhHậu Giang. Thí nghiệm được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 6 nghiệm thức, với 4 lần lặp lại. Cácnghiệm thức gồm (i) đối chứng, bón phân theo nông dân với liều lượng 100 % N, P như khuyến cáo, khôngbón phân hữu cơ vi sinh chứa nấm Trichoderma và không phun nấm Trichoderma, (ii) Bón 100 % N, P và bổsung nấm Trichoderma Đại học Cần Thơ (Trichoderma ĐHCT) dưới dạng PHCVS và phun qua lá theokhuyến cáo, (iii) Bón 100 % N, P và bổ sung PHCVS có trên thị trường, (iv) Bón 50 % N, P kết hợp phânhữu cơ vi sinh chứa hỗn hợp nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 phân hủy cellulose và phun nấmTrichoderma sp. TF3 đối kháng nấm Fusarium spp. (NPB), (v) Bón 75 % N, P kết hợp PHCVS và phun NPBvà (vi) Bón 100 % N, P kết hợp PHCVS và phun NPB. Kết quả cho thấy nghiệm thức bổ sung 3 tấn/haPHCVS và phun NPB kết hợp bón 50 % N, P đạt số lá, đường kính trái và năng suất khóm tương đươngnghiệm thức đối chứng dương và cao hơn nghiệm thức đối chứng âm. Năng suất khóm cao nhất là 28,8tấn/ha ở nghiệm thức bổ sung 3 tấn/ha PHCVS và phun NPB ở mức bón 100 % N, P theo khuyến cáo, caohơn 7,68 tấn/ha so với nghiệm thức bón phân theo nông dân. Từ khóa: Đất phèn, nấm Trichoderma spp., năng suất khóm, phân hữu cơ vi sinh. 1. MỞ ĐẦU Khóm (Ananas comosus (L.) Merr.) là loại cây ăn trái nhiệt đới có giá trị kinh tế cao [1], cótiềm năng phát triển trên thị trường nội địa và xuất khẩu [2]. Ở Việt Nam, tổng diện tích canh táckhóm năm 2019 là 39,1 nghìn hecta, với tổng sản lượng 707,8 nghìn tấn và năng suất khóm trungbình khoảng 18 tấn/ha [3]. Tuy nhiên, canh tác khóm vẫn còn gặp nhiều khó khăn như bón phânkhông cân đối dẫn đến nhiều rủi ro về bệnh hại. Một số bệnh hại phổ biến như thối trái, thối rễ, thốithân và khô đầu lá [4]. Trong đó, bệnh thối trái và bệnh đốm lá trên khóm do nấm Fusariumproteratum, F. fujikuroi, F. verticillioides, F. sacchari và Fusarium sp. gây hại [5]. Ngoài ra, F.ananatum cũng là tác nhân gây thối thịt trái trên khóm [6]. 155Nguyễn Quốc Khương và cs. Trong nông nghiệp, Trichoderma spp. là các loài cộng sinh trong cây giúp cây trồng tăng khảnăng kháng lại mầm bệnh như nấm, tuyến trùng và vi khuẩn. Song song, Trichoderma spp. cũng cókhả năng phân hủy cellulose từ dư thừa thực vật và cây trồng sử dụng chất dinh dưỡng từ chất hữucơ đã phân hủy. Một số kết quả nghiên cứu cho thấy nấm Trichoderma góp phần cải thiện quá trìnhphát triển, tăng năng suất cây trồng, thúc đẩy sự hấp thu dưỡng chất và tăng hiệu quả sử dụng phânbón [7, 8, 9]. Do đó, nấm Trichoderma spp. có thể được sử dụng làm phân bón sinh học và đốikháng sinh học để thay thế phân bón hóa học cũng như thuốc trừ bệnh. Chính vì vậy, nghiên cứuđược thực hiện nhằm tìm ra lượng phân hóa học phù hợp kết hợp nấm Trichoderma spp. để cảithiện sinh trưởng và năng suất khóm trồng trên đất phèn tại Hậu Giang. 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP2.1. Vật liệu Địa điểm và thời gian: Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 1 năm 2020 đến tháng 6 năm 2021tại vườn của ông Trần Trung Trọng, ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Giống khóm: Chồi cuống của khóm Queen Cầu Đúc có nguồn gốc tại địa phương. Nấm: Nấm Trichoderma spp. TC1, TC2, TC3 có khả năng phân hủy cellulose và nấmTrichoderma sp. TF3 có khả năng đối kháng nấm Fusarium spp. được tuyển chọn từ đất trồngkhóm tại Hậu Giang (Số liệu chưa công bố). Nấm Trichoderma Đại học Cần Thơ (ĐHCT) và phânhữu cơ vi sinh (PHCVS) thị trường được sử dụng phổ biến. Phân hữu cơ được ủ theo quy trình củaDương Minh Viễn và cs. [10], với mật số nấm vào thời điểm sử dụng là 1 x 108 bào tử/g. Đất thí nghiệm: Đất phèn tiềm tàng. Thuốc kích thích ra hoa: Acetylene (C2H2). Phân bón: Urê (46 % N), supe lân (16 % P2O5, 15 % CaO) và kali clorua (60 % K2O).2.2. Phương pháp Thí nghiệm được bố trí khối hoàn toàn ngẫu nhiên, gồm 6 nghiệm thức với 4 lần lặp lại, mỗilặp lại tương ứng với diện tích 25 m2. Trong đó, nghiệm thức (i) đối chứng, bón theo nông dân vớiliều lượng N, P theo khuyến cáo, không bón PHCVS chứa nấm Trichoderma và không phun nấmTrichoderma, (ii) bón 100 % phân hóa học theo khuyến cáo và bổ sung PHCVS chứa nấmTrichoderma sp. ĐHCT phân hủy cellulose và phun nấm Trichoderma sp. ĐHCT để phòng bệnh,(iii) bón 100 % phân hóa học theo khuyến cáo và bổ sung PHCVS có trên thị trường, (iv) bón50 % N, P theo khuyến cáo kết hợp bổ sung PHCVS chứa h ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nấm Trichoderma spp. Năng suất khóm Phân hữu cơ vi sinh Phân hủy cellulose Vi sinh chứa nấm TrichodermaGợi ý tài liệu liên quan:
-
109 trang 38 0 0
-
5 trang 34 0 0
-
Báo cáo chuyên đề: Ứng dụng vi sinh vật trong sản xuất phân hữu cơ vi sinh
45 trang 24 0 0 -
8 trang 22 0 0
-
Nấm Trichoderma - một chiến binh xử lý môi trường
5 trang 20 0 0 -
Nghiên cứu sử dụng chế phẩm vi sinh để xử lý rác thải sinh hoạt thành phân hữu cơ vi sinh
7 trang 19 0 0 -
Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn: Số 417/2021
204 trang 19 0 0 -
11 trang 18 0 0
-
6 trang 18 0 0
-
5 trang 17 0 0
-
5 trang 16 0 0
-
118 trang 16 0 0
-
Bài thuyết trình: Các biện pháp cải thiện pH đất
11 trang 15 0 0 -
Nghiên cứu xử lý chất thải trang trại nuôi lợn rừng làm phân bón tại huyện Thạch Thất, Hà Nội
6 trang 14 0 0 -
9 trang 14 0 0
-
9 trang 13 0 0
-
9 trang 13 0 0
-
12 trang 12 0 0
-
Nghiên cứu ảnh hưởng của đất và phân bón đến chất lượng cây sưa trong giai đoạn vườn ươm
8 trang 12 0 0 -
9 trang 12 0 0