Danh mục

Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ấm lên sự sinh trưởng và phát triển của chủng nấm mốc Aspergillus flavus OM5451

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 847.17 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trình bày vấn đề: Việt Nam là nước đang phát triển, nông nghiệp có vai trò quan trọng. Gạo không chỉ là cây lương thực chính mà còn là sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, khí hậu nóng-ẩm ở Việt Nam lại là điều kiện thuận lợi cho các loài nấm mốc sinh trưởng và phát triển gây ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượng gạo, đặc biệt là loài Aspergillus flavus.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ấm lên sự sinh trưởng và phát triển của chủng nấm mốc Aspergillus flavus OM5451Tạp chí khoa học công nghệ và Thực phẩmẢNH HƯỞNG CỦA NHIỆT ĐỘ VÀ ĐỘ ẤM LÊN SỰ SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦNG NẤM MỐC ASPERGILLUS FLAVUS OM5451 Phạm Hồ Yến Nhi, Nguyễn Thị Kiều Nga, Nguyễn Cẩm Tiên, Phan Kim Liên* Khoa Công nghệ thực phẩm, Trường đại học Công Nghệ Thực Phẩm Thành phố Hồ Chí Minh * Email: phamhoyennhi291996@gmail.com & lienptk@cntp.edu.vn Ngày nhận: 7/7/2018; Ngày chấp nhận đăng: 12/7/2018 TÓM TẮT Việt Nam là nước đang phát triển, nông nghiệp có vai trò quan trọng. Gạo không chỉ là cây lươngthực chính mà còn là sản phẩm xuất khẩu. Tuy nhiên, khí hậu nóng-ẩm ở Việt Nam lại là điều kiệnthuận lợi cho các loài nấm mốc sinh trưởng và phát triển gây ảnh hưởng đến sản lượng và chất lượnggạo, đặc biệt là loài Aspergillus flavus. Aspergillus flavus là nguyên nhân chính gây ung thư gan ởngười và động vật do khả năng sinh độc tố aflatoxin B1 và có mặt hầu hết ở các loại nông sản. Nghiêncứu này nhằm khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên sự sinh trưởng và phát triển của chủngnấm mốc Aspergillus flavus OM5451 được phân lập từ mẫu lúa ở Đồng Tháp. Nghiên cứu được tiếnhành trên môi trường PDA và gạo được điều chỉnh độ ẩm về 90%, 85%, 80%, 75%, 70%, 65%, 60%,55%, 50% và nhiệt độ 30oC, 35oC, 40oC. Kết quả cho thấy rằng trên cả hai môi trường PDA và gạo,nấm mốc Aspergillus flavus OM5451 phát triển tốt ở khoảng nhiệt độ 30oC÷35oC độ ẩm từ 80%÷90%,phát triển tối ưu ở 35oC độ ẩm 90% và ngừng phát triển ở độ ẩm 50%. Tuy nhiên, Aspergillus flavusOM5451 sinh trưởng và phát triển tốt trên môi trường PDA hơn so với môi trường gạo.Keywords: Aspergillus flavus OM5451, Đồng Tháp, gạo, độ ẩm, nhiệt độ… 1. GIỚI THIỆU Gạo là một trong những loại lương thực quan trọng trên thế giới, là nguồn cung cấp lương thựcchính cho hầu hết các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới khu vực Châu Á và Châu Phi. Tuy nhiên, gạo làmột chất lý tưởng cho sự phát triển của nấm mốc, đặc biệt là Aspergillus flavus [1]. Theo nhữngnghiên cứu gần đây, gạo ở vùng nhiệt đới châu Á chủ yếu bị nhiễm độc tố aflatoxin cao do nhiễmAspergillus flavus trước và sau thu hoạch [2,3,4]. Hơn nữa, một số công trình nghiên cứu đã báo cáorằng gạo nhập khẩu từ châu Á vào châu Âu thường bị nhiễm độc tố aflatoxin [2,5].Đặc biệt, Gummertvà cộng sự (2009) [6] đã báo cáo rằng sự tái nhiễm nấm mốc trên các sản phẩm gạo Châu Á là mộtvấn đề đáng lo ngại vì các sản phẩm này có chất lượng thấp và được phân phối rộng rãi trên thị trườngđịa phương. Tại Việt Nam, nhiều công trình nghiên cứu đã phân lập được một số chủng nấm mốc từgạo, trong đó Aspergillus flavus và Penicillium islandium là 2 loài thường xuyên được phân lập Aspergillus flavus là loài nấm mốc thường xuất hiện rộng rãi trong tự nhiên và được tìm thấy hầuhất trên các loại ngũ cốc và cây họ đậu như: đậu phộng, bắp, gạo. Aspergillus flavus có thể xâm nhiễmvà phát triển trên cây trồng trước khi thu hoạch hoặc trong quá trình bảo quản [7]. Aspergillus flavus 194 Phạm Hồ Yến Nhi, Nguyễn Thị Kiều Nga, Nguyễn Cẩm Tiên, Phan Kim Liêngiết chết hàng nghìn gia cầm (gà Tây) ở một vài trang trại ở Anh [8]. Aspergillus flavus và aflatoxin đãtác động kinh tế và sức khỏe trên toàn thế giới [9].Aflatoxin có bốn dạng là aflatoxin B1, aflatoxin B2,aflatoxin G1, aflatoxin G2 và được sinh ra chủ yếu bởi hai loài là Aspergillus flavus và Aspergillusparasiticus. Aspergillus parasiticus thường sinh cả 4 loại độc tố, trong khi Aspergillus flavus chỉ sinhđược độc tố aflatoxin B1 và aflatoxin B2. Hơn nữa, Aspergillus flavus được xem là loài có khả năngsinh độc tố aflatoxin B1 cao. Aspergillus flavus là loài có tác động tiêu cực đến kinh tế và sức khỏe.Tại Mỹ, ô nhiễm aflatoxin gây thiệt hại kinh tế khoảng 1 tỷ USD mỗi năm [10] trong khi các nướcchâu Phi mất khoảng 670 triệu USD do không đạt tiêu chuẩn xuất khẩu của châu Âu [11]. Ngộ độcaflatoxin đã xảy ra nghiêm trọng ở các nước Kenya, India và Thái Lan (CAST,2003), trong đó tạiKenya, nước trải qua đợt bùng phát tồi tệ nhất năm 2004 với 317 ca và 125 ca tử vong [12] Ngoài khảnăng gây bệnh mãn tính là ung thư gan, trong những năm gần đây Aspergillus flavus còn được biết đếnvới khả năng gây giảm miễn dịch trên người và động vật [13]. Ở người, A. flavus là nguyên nhân phổbiến thứ hai gây các bệnh nhiễm trùng (chiếm từ 10–20%) sau A. fumigatus chiếm (80-90%)[14]. Ởnhững vùng nóng và khô như châu Phi và Trung Đông, Aspergillus flavus gây ra một số trường hợpviêm xoang, viêm giác mạc và nhiễm trùng da [15]. Động vật bao gồm thỏ, gà và gà tây là những vậtnuôi rất dễ bị nhiễm độc tố của Aspergillus flavus. Sự sinh trưởng và sinh ...

Tài liệu được xem nhiều: