Ảnh hưởng của phát triển công nghiệp dịch vụ lên lợi nhuận của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 223.86 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này nhằm phân tích vai trò của phát triển công nghiệp và dịch vụ trong hiệu quả hoạt động nông nghiệp ở Việt nam theo phương pháp tiếp cận của kinh tế lượng không gian. Tác giả sử dụng bộ số liệu trong giai đoạn 2006-2012 từ điều tra Khảo sát mức sống hộ gia đình, chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và một số điều tra khác được thực hiện bởi Tổng cục thống kê. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của phát triển công nghiệp dịch vụ lên lợi nhuận của ngành nông nghiệp Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ẢNH HƯỞNG CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP-DỊCH VỤ LÊN LỢI NHUẬN CỦA NGÀNH NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ IMPACTS OF INDUSTRIAL AND SERVICE DEVELOPMENT ON THE PROFIT OF VIETNAM’S AGRICULTURAL SECTOR IN THE CONTEXT OF INTERNATIONAL ECONOMIC INTEGRATION ThS. NCS. Phùng Minh Đức Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Bài viết này nhằm phân tích vai trò của phát triển công nghiệp và dịch vụ trong hiệu quả hoạt động nông nghiệp ở Việt nam theo phương pháp tiếp cận của kinh tế lượng không gian. Tác giả sử dụng bộ số liệu trong giai đoạn 2006-2012 từ điều tra Khảo sát mức sống hộ gia đình, chỉ số Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh và một số điều tra khác được thực hiện bởi Tổng cục thống kê. Các kết quả nghiên cứu cho thấy sự gia tăng trong tỉ trọng RGDP của khu vực công nghiệp-dịch vụ tác động tích cực đến lợi nhuận bình quân mỗi mét vuông đất canh tác trong nông nghiệp. Nghiên cứu cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của các nguồn vốn đầu tư, chính sách đào tạo nghề, cũng như vai trò của chính quyền địa phương trong nỗ lực cải thiện hiệu quả hoạt động của ngành nông nghiệp ở Việt nam. Từ khóa: Nông nghiệp Việt nam, mối quan hệ nông nghiệp và công nghiệp-dịch vụ, lợi nhuận nông nghiệp. Abstract: This paper attempts to analyze the role of industrial and service development in agricultural productivity in Vietnam by using the spatial econometric approach. The author uses the datasets in 2006-2012 period taken from Vietnam Household Living Standard Survey, Provincial Competitiveness Index and other surveys conducted by the General Statistics Office. The results indicate that the increase in the RGDP proportion of industrial-service zones impacts positively on the average profit per square meter of farmland in each province. The output also points out the importance of the investment capitals, vocational training policies and the local government in improving the performance of the agricultural sector in Vietnam. Keywords: Agricultural profit, Agricultural and industrial-service relation, Vietnam’s Agriculture. 1. Giới thiệu Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đem lại nhiều cơ hội cũng như những thách thức lớn đối với ngành nông nghiệp ở Việt nam. Những lợi thế truyền thống về sản xuất và cung ứng nông sản giá rẻ với số lượng lớn đang dần bị lấn át bởi các đối thủ đến từ các quốc gia tiên tiến trên thế giới với những ưu thế vượt trội, cả về số lượng và chất lượng sản 855 phẩm. Công nghệ sản xuất lạc hậu, cơ cấu sản xuất còn bất hợp lý, cùng với sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường tiêu thụ trong nước và quốc tế là những nguyên nhân chính đẩy ngành nông nghiệp lún sâu vào tình trạng “được mùa-rớt giá” trong một số năm gần đây. Căn bệnh dai dẳng này không những làm giảm thu nhập mà hơn thế, nó còn gây ra sự thua lỗ triền miên trong các hoạt động sản xuất nông nghiệp. Đói nghèo có thể sẽ tiếp tục đeo bám người nông dân, ảnh hưởng xấu đến sinh kế và tăng thêm những bất ổn về mặt xã hội. Để cải thiện năng lực cạnh tranh và tận dụng được những cơ hội của quá trình hội nhập, ngành nông nghiệp đứng trước nhiệm vụ tái cấu trúc sản xuất và kiến tạo động lực nhằm tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững. Là một quốc gia đang trong quá trình chuyển đổi một cách nhanh chóng từ sản xuất nông nghiệp truyền thống sang phát triển công nghiệp hiện đại, nông nghiệp Việt nam đã và đang đón nhận những tác động mạnh mẽ từ tốc độ phát triển cao ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp không thể chỉ dựa trên sự nỗ lực của riêng ngành nông nghiệp, mà phụ thuộc nhiều vào mức độ gắn kết của nó với công nghiệp-dịch vụ thông qua các mối liên kết sản xuất cũng như quá trình dịch chuyển cơ cấu kinh tế. Lewis (1954) đã cho rằng, công nghiệp với đặc trưng là quá trình tích lũy vốn nhanh chóng sẽ đạt được mức tăng trưởng cao, tạo nhiều việc làm và mức thu nhập nhập hấp dẫn ở khu vực này sẽ kích thích quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động từ khu vực nông nghiệp và tạo nên chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Các nguồn lực được dịch chuyển về những nơi mà nó đóng góp được năng suất biên cao nhất sẽ là chìa khóa tạo nên tăng trưởng của toàn bộ nền kinh tế nói chung và từng khu vực kinh tế nói riêng. Đối với nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu giúp đẩy mạnh quá trình tích tụ vốn, đất đai và làm tăng năng suất lao động. Hơn nữa, tăng trưởng công nghiệp-dịch vụ nói chung, đặc biệt là tăng trưởng của các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp nói riêng sẽ làm tăng cầu nông sản, mang lại những cơ hội để thực hiện tái cấu trúc sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, tiến bộ khoa học và công nghệ không ngừng được tạo ra từ khu vực công nghiệp và dịch vụ cũng hình thành nên những động lực tăng trưởng mới đối với nông nghiệp. Ở giai đoạn nền kinh tế “cất cánh”, tăng trưởng nhanh chóng ở một số ngành trọng điểm thuộc khu vực công nghiệp- dịch vụ sẽ trở thành động lực kích thích tăng trưởng ở các khu vực còn lại. Cơ cấu nông nghiệp trong lực lượng lao động và trong tổng GDP có xu hướng giảm dần, song năng suất và tăng trưởng nông nghiệp sẽ tiếp tục tăng lên (Rostow, 1960). Bên cạnh mặt tích cực, quá trình theo đuổi công nghiệp hóa cũng bộc lộ những tác động tiêu cực đối với sản xuất nông nghiệp tại một số quốc gia đang chuyển đổi, trong đó có Việt nam. Môi trường bị ô nhiễm nặng nề, sự thu hẹp dần của quỹ đất nông nghiệp cũng như áp lực giải quyết việc làm cho lao động thất nghiệp là những vấn đề gây cản trở tăng trưởng nông nghiệp. Sự trì trệ trong hoạt động của các ngành công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp cũng tạo nên những rủi ro tiềm ẩn trong vấn đề tiêu thụ nông sản đầu ra, ảnh hưởng trực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: