Danh mục

Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung Fructo-Oligosaccharide (FOS) lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và các thông số sinh lý của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798)

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 559.24 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thí nghiệm được tiến hành trong 90 ngày tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản, Viện Hải dương học với 4 nghiệm thức thức ăn có bổ sung các hàm lượng FOS khác nhau là 0,1%, 0,2%, 0,4%, 0,8% và nghiệm thức đối chứng không bổ sung FOS. Xác định tỷ lệ sống, tăng trưởng của tôm sau 30, 60 và 90 ngày nuôi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Ảnh hưởng của thức ăn bổ sung Fructo-Oligosaccharide (FOS) lên tăng trưởng, tỷ lệ sống và các thông số sinh lý của tôm sú (Penaeus monodon Fabricius, 1798) Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3/2014 KEÁT QUAÛ NGHIEÂN CÖÙU ÑAØO TAÏO SAU ÑAÏI HOÏC ẢNH HƯỞNG CỦA THỨC ĂN BỔ SUNG FRUCTO-OLIGOSACCHARIDE (FOS) LÊN TĂNG TRƯỞNG, TỶ LỆ SỐNG VÀ CÁC THÔNG SỐ SINH LÝ CỦA TÔM SÚ (Penaeus monodon Fabricius, 1798) EFFECTS OF FRUCTO-OLIGOSACCHARITE ON GROWTH, SURVIVAL RATE AND PHYSIOLOGICAL PARAMETERS OF BLACK TIGER SHRIMP (Penaeus monodon Fabricius, 1798) Đặng Trần Tú Trâm1, Lục Minh Diệp2, Huỳnh Minh Sang3 Ngày nhận bài: 30/10/2013; Ngày phản biện thông qua: 17/02/2014; Ngày duyệt đăng: 13/8/2014 TÓM TẮT Thí nghiệm được tiến hành trong 90 ngày tại Trạm thực nghiệm nuôi trồng thủy sản, Viện Hải dương học với 4 nghiệm thức thức ăn có bổ sung các hàm lượng FOS khác nhau là 0,1%, 0,2%, 0,4%, 0,8% và nghiệm thức đối chứng không bổ sung FOS. Xác định tỷ lệ sống, tăng trưởng của tôm sau 30, 60 và 90 ngày nuôi. Các chỉ số sinh lý (TMI: chỉ số cơ thịt, HSI: chỉ số gan tụy, HM: độ ẩm gan tụy, TM: độ ẩm cơ thịt) được xác định khi kết thúc thí nghiệm. Kết quả cho thấy, tốc độ tăng trưởng đặc trưng về khối lượng (SRGw) cao nhất ở nghiệm thức thức ăn có bổ sung 0,2% FOS (đạt 3,70 ± 0,045 %/ngày) và thấp nhất ở nghiệm thức thức ăn có bổ sung 0,8% FOS (đạt 3,51 ± 0,045 %/ngày). Mức tăng khối lượng trung bình hàng tuần (AWG) cao nhất ở nghiệm thức 0,2% FOS (0,45 ± 0,017 g/tuần), thấp nhất ở nghiệm thức 0,8% FOS (0,38 ± 0,015 g/tuần. Tôm cho ăn thức ăn có bổ sung 0,4% FOS có HSIw và TMIw cao nhất và thấp nhất ở tôm không được bổ sung FOS vào thức ăn (p < 0,05) nhưng không có sự khác nhau về chỉ số sinh lý khác (TM, HM, HSId và TMId) giữa các nhóm tôm cho ăn các loại thức ăn có bổ sung các hàm lượng FOS khác nhau. Kết quả nghiên cứu cho thấy bổ sung 0,2 - 0,4% FOS vào thức ăn cải thiện sức khỏe của tôm sú nuôi. Từ khóa: tôm sú (P. monodon), prebiotic, fructo-oligosaccharide (FOS) ABSTRACT The experiment was conducted for 90 days at Experimental Station, Institute of Oceanography with treatments: 0.1% FOS, 0.2% FOS, 0.4% FOS, 0.8% FOS and control (0.0% FOS).The growth rate and survival were determined after 30, 60 and 90 days of study. Some physiological parameters (TMI:tail muscle index, HSI: hepatosomatic index, HM: hepatopancreas moisture, and TM: tail muscle moisture) were determined at the end of the experiment.The results showed that specific growth rate (SRGw) was highest in treatment of 0. % FOS (3.70 ± 0.045 % /day) and lowest in treatment of 0.8% FOS (3.51 ± 0.045 %/day). The average weight (AWG) of shrimp was gained maximum value (0.45 ± 0.017 g/week) in treatment of 0.2% FOS and lowest value (0.38 ± 0.015 g/week) in treatment of 0.8% FOS. The HSIw of shrimps fed diets which supplemented with 0.4 % FOS were highest. However, the TMIw showed a lowest value when FOS is added to food (p < 0,05). There were no significant differences in other physiological indicators (TM, HM and TMId HSId) between groups when they fed with different concentrations of FOS. Results showed that the feed which supplemented of 0.2 - 0.4% FOS improved the health of shrimp farming. Keywords: shrimp, prebiotic, fructo-oligosaccharide (FOS) Đặng Trần Tú Trâm: Cao học Nuôi trồng thủy sản 2011 - Trường Đại học Nha Trang TS. Lục Minh Diệp: Viện Nuôi trồng thủy sản - Trường Đại học Nha Trang 3 TS. Huỳnh Minh Sang: Viện Hải dương học Nha Trang 1 2 190 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sử dụng kháng sinh liều lượng thấp trong nuôi trồng thủy sản kích thích sự tăng trưởng, tăng hiệu quả sử dụng thức ăn và tỷ lệ sống của các đối tượng nuôi (Rosen, 1996) nhưng cũng kích thích sự phát triển của vi khuẩn kháng thuốc (Genc và cs, 2007). Luật về cấm hoặc hạn chế sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng thủy sản đã khuyến khích các nghiên cứu nhằm tìm ra các chất bổ sung vào thức ăn làm tăng cường sức khỏe của vật nuôi, có thể thay thế một phần hoặc toàn bộ kháng sinh trong nuôi thủy sản theo hướng thân thiện với môi trường sinh thái (Gatlin và cs, 2006). Các chất bổ sung áp dụng trong nuôi trồng thủy sản được chia thành 2 nhóm là chất bổ sung dinh dưỡng, cải thiện miễn dịch và chất kích thích hệ miễn dịch phụ thuộc vào cơ chế tác dụng của chúng. Một nhóm các chất thuộc chất kích thích miễn dịch đã chứng tỏ hiệu quả trong việc nuôi gia súc, gia cầm và các đối tượng nuôi thủy sản là prebiotic (Sang và Fotedar, 2011). Prebiotic được định nghĩa “là thành phần lên men có chọn lọc làm thay đổi tính đặc trưng về thành phần và hoạt động của hệ vi sinh vật đường ruột nhằm tăng sức khoẻ cho vật chủ một cách gián tiếp” (Gibson và cs, 2004). Thông qua việc cung cấp dinh dưỡng một cách có chọn lọc cho một hoặc một số vi sinh vật trong đường ruột, prebiotic làm thay đổi có chọn lọc hệ vi sinh vật đường ruột của vật chủ (Teitelbaum và Walker, 2002). Trong các loại prebiotic thông dụng được dùng trong nông nghiệp và thủy sản thì Inulin, Fructo-oligosaccharides (FOS), Galacto-oligosaccharides (GOS) và Mannan-oligosaccharide (MOS) đang được chú ý nhiều nhất. Hiện nay, có nhiều nghiên cứu được thực hiện để đánh giá hiệu quả của FOS trên các loài cá nuôi như cá hồi (Rehulka và cs, 2011), cá tầm (Akrami và cs, 2009), cá bơn (Mahious và cs, 2006), cá Hồng Mỹ (Ai và cs, 2011), cá hồi Đại Tây (Grisdale-Helland và cs, 2008), cá tầm Siberia (Mahious, 2006). Tuy nhiên, chưa có kết quả nghiên cứu nào về hiệu quả của FOS trong nuôi giáp xác nói chung và tôm sú nói riêng. Do đó nghiên cứu này bước đầu cung cấp cơ sở khoa học cho việc sử dụng FOS bổ sung vào thức ăn nhằm tăng cường sức khỏe của tôm sú góp phần hạn chế sử dụng kháng sinh và định hướng kỹ thuật nuôi theo hướng bền vững, thân thiện với môi trường. II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 1. Vật liệu nghiên cứu 1.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu này được thực hiện từ tháng 9 năm 2012 đến tháng 12 năm 2012 tại Trạm thực Số 3/ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: