Danh mục

Bác Sĩ riêng của Mao - Chương 10

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 140.99 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (7 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Chương 10Vốn tránh xa chính trị, nên tôi không hề hay biết sự căng thẳng giữa Mao và ban lãnh đạo trung ương đảng ngày càng tăng. Nhưng vào đầu năm 1956 tôi nhận thấy, Chủ tịch bị một sự bất an nào đó về chính trị ám ảnh. Sau này tôi mới biết, năm 1956 là thời điểm xảy ra một biến cố. Chính lúc đó, mầm mống của cuộc Cách mạng văn hóa, của sự xáo trộn chính trị ghê gớm đã được gieo, mà sau này nó đã làm chao đảo cả đất nước suốt một thập...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bác Sĩ riêng của Mao - Chương 10 Chương 10Vốn tránh xa chính trị, nên tôi không hề hay biết sự căng thẳng giữa Mao và banlãnh đạo trung ương đảng ngày càng tăng. Nhưng vào đầu năm 1956 tôi nhận thấy,Chủ tịch bị một sự bất an nào đó về chính trị ám ảnh. Sau này tôi mới biết, năm1956 là thời điểm xảy ra một biến cố. Chính lúc đó, mầm mống của cuộc Cáchmạng văn hóa, của sự xáo trộn chính trị ghê gớm đã được gieo, mà sau này nó đãlàm chao đảo cả đất nước suốt một thập kỷ liền.Bản tường trình bí mật của Khơ-rút-xốp tố cáo Stalin tại Đại hội lần thứ XX củađảng cộng sản Liên xô vào tháng hai năm 1956 đã đưa đến biến cố đó.Mao không tham dự Đại hội đảng ở Mát-xcơ-va. Đoàn đại biểu Trung quốc doChu Đức, người đã cùng với Mao thành lập Hồng Quân và chỉ huy đội quân dukích đó trong chiến tranh, dần đầu. Khi đó, Chu Đức khoảng 70 tuổi, đẹp lão vớimái tóc đen dày và có nụ cười hiền hậu. Ông không hề có tham vọng chính trị. Saugiải phóng, ít nhiều ông đã co về cuộc sống riêng tư và đã từng giữ những vụ quantrọng: Phó Chủ tịch Chính phủ trung ương nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa(từ năm 1949 đến năm l954), phó Chủ tịch nước cộng hoà nhân dân Trung hoa vàphó chủ tịch Hội đồng Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung hoa (từ năm1954 đến năm 1959). Khi ông không chính thức đi thị sát tình hình, thì ông dànhthời gian chăm sóc những giò phong lan trong nhà vườn của ông ở Trung Nam Hải,nơi ông trồng tới hơn một nghìn giò. Chúng tôi thường gọi ông là Tổng tư lệnh vàông được nhân dân Trung quốc kính trọng, vì ông đã góp phần đưa đảng cộng sảnTrung quốc lên nắm chính quyền.Chu Đức đã không được chuẩn bị trong cuộc công kích của Khơ-rút-xốp. Ông đãđánh điện hỏi Mao về việc đó và xin chỉ thị ông nên phản ứng như thế nào. Đồngthời, ông đề nghị Trung quốc nên ủng hộ việc chỉ trích của Khơ-rút-xốp.Đặng Tiểu Bình, lúc đó cũng ở Moskva, đã tán thành đề nghị của Chu Đức. Maoliền tỏ thái độ. Ông nổi giận nói: Chu Đức là kẻ dốt nát. Đồng chí ấy muốn chúngta chỉ trích Stalin và quên sạch những nguyên tắc đạo đức cơ bản của cách mạng.Cả Khơ-rút-xốp và Chu Đức đều không thể chấp nhận được.Thêm vào đó, Mao lại có lòng tin huyền bí vào vai trò của người lãnh đạo. Ôngkhông hề băn khoăn khi cho rằng, chỉ có sự lãnh đạo duy nhất của ông mới cứuvãn và thay đổỉ được đất nước Trung hoa. Ông chính là Stalin của Trung quốc vàai cũng biết điều đó. Mao hình dung, ông là đấng Cứu thế của đất nước. Việc Khơ-rút-xốp chỉ trích Stalin đã buộc Mao phải đề phòng rồi có lúc quyền lực của ông bịxới mòn và địa vị lãnh đạo của ông gàp trắc trở. Có lẽ, Mao chỉ tán thành việc chỉtrích Stalin, một khi việc đó mang lại cơ hội cho chính cá nhân ông. Sau khi Stalinchết và Khơ-rút-xốp lên thay vào năm 1953, Mao đã chúc mừng việc bổ nhiệmnày. Nhưng khi Stalin bị chỉ trích, thì Mao trở thành đối thủ không đội trời chungđối với Khơ-rút-xốp. Dưới con mắt của ông, người lãnh đạo mới của Liên xô đãphạm một nguyên tắc cơ bản của cách mạng. Đó là nguyên tắc trung quân bất dibất dịch. Mặc dù Khơ-rút-xốp chịu ơn Stalin về tất cả mọi việc, nhưng ông ta lạichống Stalin.Hơn nữa, theo Mao, bằng việc chỉ trích của mình, Khơ-rút-xốp đã bắt tay với Mỹ,tức là bất tay với tên đế quốc đầu sỏ. Ông tố cáo: Ông ta đã trao gươm cho ngườikhác để bầy cọp có thể nuốt chửng chúng ta. Nếu họ không muốn giữ thanh gươmđó, thì chúng ta sẽ giữ nó. Chúng ta có thê sử dụng nó hữu hiệu. Liên xô muốn chỉtrích Stalin, nhưng chúng ta sẽ không làm điều đó. Nhưng không chỉ có vậy,chúng ta sẽ kiên định đi theo đường lối của Stalin.ấy thế, khi Mao kể cho tôi về thái độ của ông đối với vị lãnh tụ Xô viết đã quá cố,tôi mới sửng sốt nhận ra rằng, Stalin và ông không bao giờ có thể đồng hành vớinhau được. Sự cừu địch của Mao đối với vị lãnh tụ Liên-xô này thật ghê gớm, hệtnhư thời kỳ chính phủ Xô Viết ở tỉnh Giang Tăy vào đầu những năm 1930.Năm 1924, khi đảng cộng sản Trung quốc mới gần ba tuổi, Quốc tế cộng sản đãchỉ thị cho tổ chức đảng còn non trẻ này cùng với Quốc dân đảng thành lập mộtliên minh chính trị. Vì ở Trung quốc đang xảy ra loạn lạc và không có một chínhphủ trung ương nào, nên Quốc tế cộng sản muốn những người cộng sản Trungquốc hợp tác với những người quốc gia để đánh đổ các thủ lĩnh ở những vùngkhác và thống nhất đất nước do một chính phủ lãnh đạo. Một mặt trận thống nhấtđã được hình thành. Tuy nhiên, nàm 1927, Tưởng Giới Thạch đã dồn hết sứcchống lại những người cộng sản ở đô thị làm cho số đảng viên giảm đi mau chóng.Khi đó, Mao đã trở về quê ông ở Hồ Nam, nơi ông đã chứng kiến những cuộc nôidậy của nông dân. Theo kinh nghi ệm, những cuộc nổi dậy ở Trung quốc thườngxuất phát từ nông thôn. Bởi vậy Mao hiểu rằng, nếu có một cuộc cách mạng xảy raở đất nước này trong thế kỷ 20, thì khởi điểm của nó chính là từ nông dân và họ sẽlà lực lượng nòng cốt trong cuộc cách mạng đó. Ông đã đưa ra một chiến lược táobạo, mặc dù nó không tuân theo học thuyết Mác-Lê nin chính thống. N ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: