Danh mục

Bài giảng Bào chế và công nghiệp dược (Tập 2): Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản

Số trang: 162      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.90 MB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nối tiếp phần 1, phần 2 của tập bài giảng Bào chế và công nghiệp dược (Tập 2) với mục tiêu nhằm giúp sinh viên trình bày được nguyên tắc bào chế bột kép; giải thích được phương pháp bào chế một số bột kép đặc biệt; nói được tính chất, ưu nhược điểm và cách dùng của các tá dược hay dùng trong viên nén; trình bày được ba phương pháp bào chế viên nén tạo hạt ướt, tạo hạt khô và dập thẳng;... Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bào chế và công nghiệp dược (Tập 2): Phần 2 - Trường ĐH Võ Trường Toản Chương 9. THUỐC BỘT - THUỐC CỐMMỤC TIÊU 1. Trình bày được định nghĩa, ưu nhược điểm của thuốc bột 2. Nêu được một số đặc điểm của tiểu phân vận dụng trong bào chê 3. Trình bày được nguyên tắc bào chế bột kép 4. Giải thích được phương pháp bào chế một số bột kép đặc biệt 5. Nêu được phương pháp bào chế thuốc cốm và pellet.NỘI DUNGI. ĐẠI CƯƠNG1. Định nghĩa DĐVN II, tập 3 định nghĩa về thuốc bột như sau: Thuốc bột là dạng thuốc rắn khôtơi, để uống hoặc dùng ngoài, được bào chế từ một hoặc nhiều loại bột thuốc có kíchthước xác định bằng cách trộn đều thành hỗn hợp đồng nhất. Như vây, cấu trúc cơ bản của thuốc bột là tiểu phân dược chất rắn đã được phânchia đến kích thước xác định (tức là bột thuốc). Trong thuốc bột kép, ngoài tiểu phândược chất rắn, có thể có các dược chất lỏng hay mềm nhưng không được vượt quá tỷ lệcho phép gây ảnh hưởng đến thể chất khô tơi của thuốc bột. Trong y học cổ truyền, thuốc bột được gọi là thuốc tán. Thuốc bột là một trong những dạng thuốc được dùng sớm nhất trong bào chế.Nhưng gần đây, do sự ra đời của nhiều dạng thuốc mới đi từ thuốc bột như viên nén,nang cứng... nên việc sử dụng thuốc bột đã giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, vê thực chât, cấutrúc của các dạng thuốc rắn (như viên nén, nang thuốc...) đêu đi từ tiêu phân dược chấtrắn. Do đó, hiện nay người ta nghiên cứu khá nhiều về bột thuốc đê nâng cao SKD củacác dạng thuốc rắn.2. Phân loại Có nhiều cách phân loại thuốc bột2.1. Dựa vào thành phẩn Người ta chia thành 2 loại ; thuốc bột đơn và thuốc bột kép.2.1.1. Thuốc bột đơn Trong thành phần chỉ có một dược chất. Ví dụ:2.1.2. Thuốc bột képTrong thành phần có từ hai dược chất trở lên. Ví dụ: Lục nhất tán: Trong thành phần của thuốc bột, ngoài dược chất, còn có thể có tá dược. Trong 146 thuốc bột thường gặp các loại tá dược sau: - Tá dược độn hay pha loãng: Thường gặp trong bột nồng độ, dùng để pha loãng các dược chất độc hay tác dụng mạnh. Trong đó hay dùng nhất là lactose. -Tá dược hút: Dùng cho các bột kép có chất lỏng, mềm, chất háo ẩm tham gia vào thành phần của thuốc bột. Hay dùng các loại như calci carbonat, magnesi carbonat, magnesi oxyd,... Lượng dùng tùy theo tỷ lệ các chất lổng, mềm có trong công thức thuốc bột. - Tá dược bao: Dùng để cách ly các dược chất tương kỵ trong bột kép. Thường dùng các bột trơ như magnesi oxyd, magnesi carbonat, ... Lượng dùng bằng một nửa cho đến đồng lượng với các chất cần bao. - Tá dược màu: Thường dùng cho bột kép chứa các dược chất độc hay tác dụng mạnh, chiếm tỷ lệ nhỏ trong hỗn hợp bột kép, để kiểm tra sự phân tán đồng nhất của các dược chất này trong khối bột. Hay dùng nhất là đỏ carmin với tỷ lệ từ 25% đến 100% so với dược chất cần kiểm tra sự phân tán. - Tá dược điều hương vị: Thường dùng bột đường, đường hoá học, các loại tinh dầu hoặc các chất thơm tổng hợp như với các dạng thuốc khác. - 2.2. Dựa vào cách phân liều, đóng gói Có 2 loại : bột phân liều và bột không phân liều. 2.2.1. Bột phân liều Là thuốc bột sau khi điều chế xong, được chia sẵn thành liều một lần dùng (thường là gói trong giấy gói thuốc bột) để cấp phát cho người dùng. Thuốc bột phân liều thường dùng để uống. Có 2 cách kê đơn thuốc bột phân liều pha chế theo đơn: - Ghi tổng lượng dược chất cần lấy và số liều phải chia. Ví dụ: Rp. Natri hydrocarbonat 20g M.f.p D.in.p.acq. N°x - Ghi liều dùng của dược chất và số liều phải điều chế.Ví dụ: Rp. Natri hydrocarbonat 2g M.f.p. D.t.d. N°x Cả 2 cách kê đơn đều bao hàm một nội dung bào chế như nhau. 2.2.2. Bột không phân liều Là thuốc bột sau khi bào chế xong, người bào chế đóng gói toàn bộ lượng thuốc bột vào một dụng cụ thích hợp rồi cấp phát cho bệnh nhân, để bệnh nhân tự phân liêu lấy khi dùng. Bột không phân liều thường là bột dùng ngoài được đựng trong các lọ rộng miệng để người bệnh tiện dùng. Bột không phân liều bào chê theo đơn, trong đơn thuốc không có chỉ định phân liều mà thường ghi hướng dân cách dùng đê người bệnh tự sử dụng . Ví dụ: Rp. Acid boric 50g 147 M.f.p. DS: hoà một thìa cà phê bột vào một cốc nước đun sôi để nguội (khoảng 200 ml),súc miệng nhiều lần trong ngày.2.3. Dựa vào kích thuớc tiểu phân (KTTP) DĐVN II, tập 3 chia bột thành 5 loại: - Bột thô (2000/355): Là bột mà tất cả các tiếu phân qua được rây số 2000 vànhiều nhất là 40% qua được rây số 355. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: