Nghiên cứu xây dựng công thức viên nén Molnupiravir 200 mg
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 498.86 KB
Lượt xem: 18
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Nghiên cứu xây dựng công thức viên nén Molnupiravir 200 mg" bước đầu khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của một số tá dược phụ thuộc vào công thức bào chế viên, khắc phục hiện tượng dính chày trong quá trình dập viên; xây dựng công thức cơ bản và bào chế viên nén Molnupiravir 200 mg đạt tiêu chuẩn viên nén theo DĐVN V và độ hòa tan theo WHO ở quy mô phòng thí nghiệm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng công thức viên nén Molnupiravir 200 mg NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC VIÊN NÉN MOLNUPIRAVIR 200 mg Nguyễn Hoàng Anh*, Phạm Hoàng Duy Nguyên, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Hoàng Thiên Phú, Đỗ Nguyễn Thịnh Phú, Trần Hương Thảo Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Phạm Hoàng Duy Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: (i) Bước đầu khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của một số tá dược phụ thuộc vào công thức bào chế viên, khắc phục hiện tượng dính chày trong quá trình dập viên; (ii) Xây dựng công thức cơ bản và bào chế viên nén Molnupiravir 200 mg đạt tiêu chuẩn viên nén theo DĐVN V và độ hoà tan theo WHO ở quy mô phòng thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Bào chế viên nén bằng phương pháp xát hạt khô và đánh giá một số yếu tố chất lượng viên bằng thực nghiệm. Kết quả: Công thức tối ưu gồm: 200 mg Molnupiravir; 57,3 mg lactose DC; 26,3 mg CaCO3; 45,5 mg tinh bột biến tính; 12,3 mg crospovidon; 8,6 mg mg sterat. Các hạt, cốm có đặc tính chảy tốt và khả năng nén đạt nên viên ít bị chêch lệch, có độ đồng nhất cao. Viên nén molnupiravir 200 mg thành phẩm đạt các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo DĐVN V, đạt tiêu chuẩn độ hoà tan theo chuyên luận của WHO (trên 100 % molnupiravir giải phóng sau 30 phút). Từ khoá: phương pháp xát hạt khô, molnupiravir; viên nén 1. ĐẶT VẤN ĐỀ COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm gây ra các hội chứng hô hấp cấp tính từ chủng coronavirus 2 (SARS-Co-V2) (Chu, 2022). Cho đến nay, ước tính khoảng 761.071.836 trường hợp ghi nhận mắc COVID-19, trong đó có đến 6.879.677 ca tử vong (WHO, 2023). Riêng ở Việt Nam có khoảng 11.526.858 ca nhiễm và 43.186 ca tử vong do dịch bệnh (BYT, 2023). Molnupiravir (MOV) là một trong những thuốc kháng virus đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Cho đến nay, ở Việt Nam đã được Bộ Y Tế cấp phép cho 4 chế phẩm chứa Molnupiravir trong điều trị COVID-19 gồm: Molravir 400; Movinavir; Molnupiravir Stella 400 và Molnupiravir Stella 200. Tất cả các thuốc kể trên đều được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Mặt khác, ở Việt Nam và trên thế giới hầu như chưa có nghiên cứu cũng như chế phẩm nào chứa molnupirvir dưới dạng bào chế viên nén. Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài Nghiên cứu xây dựng công thức viên nén Molnupiravir 200 mg với mong muốn góp phần nhỏ vào việc đa dạng hóa dạng bào chế nhằm phục vụ cho quá trình sản thuốc với chất lượng và giá thành hợp lý đồng thời tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng. 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu và thiết bị 406 Nguyên liệu: Dược chất molnupiravir (Ấn Độ - TCCS); lactose DC (Trung Quốc - TCCS); CaCO3 (Trung Quốc - TCCS); tinh bột biến tính (Trung Quốc - TCCS); crospovidon (Trung Quốc - TCCS); mg sterat (Trung Quốc - TCCS) và các hoá chất, dung môi dùng trong phân tích, kiểm nghiệm đều đạt tiêu chuẩn tinh khiết hoá học. Thiết bị: Máy dập viên xoay tròn 8 chày SHAKTI LABPRESS II; máy thử độ hoà tan COPLEY SCIENTIFIC DIS 6000; máy thử độ rã (2 giỏ) DTG 2000 Copley, máy đo độ cứng TBF1000 COPLEY; máy đo độ mài mòn Copley FRV 1000, máy đo quang phổ UV - Vis U-3900. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bào chế: Viên nén Molnupiravir 200 mg được bào chế theo phương pháp xát hạt khô. Thành phần cơ bản của một viên nén bao gồm: molnupiravir, tá dược độn, tá dược dính, tá dược rã, tá dược trơn - bóng, tá dược hút. Các giai đoạn bào chế: cân các thành phần theo công thức và trộn hỗn hợp bộ kép gồm hoạt chất và các tá dược độn, dính, rã, hút. Dập viên tạm thời bằng máy dập viên xoay tròn 8 chày SHAKTI LABPRESS II. Xát hạt lần lượt qua các rây 2,0 mm; 1,5 mm; 1,0 mm và 0,5 mm. Sửa hạt qua rây 0,5 mm và được trộn hoàn tất với tá dược trơn - bóng. Dập viên có khối lượng 350 mg, hình trụ dẹt có đường kính 9 mm với lực gây vỡ viên 50-70 N. Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lượng Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng cốm bán thành phẩm + Độ ẩm: Tiến hành xác định độ ẩm của bột và hạt bằng cân sấy ẩm hồng ngoại OHAUS với khoảng 1g bột, cốm. Ghi nhận kết quả. (DĐVN V, phụ lục 9.6) + Khảo sát độ trơn chảy và khả năng chịu nén Xác định độ trơn chảy thông qua tỷ số Hausner Tỷ số Hausner = Trong đó: dgõ: tỷ trọng biểu kiến của khối hạt sau khi gõ đến thể tích không đổi, d0: tỷ trọng biểu kiến ban đầu của khối hạt. Xác định khả năng chịu nén bằng chỉ số Carr (%) Chỉ số Carr (%) = x 100 % Trong đó: dgõ: tỷ trọng biểu kiến của khối hạt sau khi gõ đến thể tích không đổi, d0: tỷ trọng biểu kiến ban đầu của khối hạt. + Đánh giá phân bố kích thước hạt: Cân 5 g hạt mỗi công thức viên cho lên rây có kích thước khác nhau gồm 0,5 mm; 1 mm; 1,5 mm; 2 mm và đặt một khay inox phía dưới. Tiến hành rây bằng tay, bắt đầu từ cỡ rây lớn nhất, sau đó rây đến khi hạt đã phân chia hoàn toàn. Cân lại khối lượng hạt còn lại trên m ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Nghiên cứu xây dựng công thức viên nén Molnupiravir 200 mg NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG CÔNG THỨC VIÊN NÉN MOLNUPIRAVIR 200 mg Nguyễn Hoàng Anh*, Phạm Hoàng Duy Nguyên, Nguyễn Minh Thành, Nguyễn Hoàng Thiên Phú, Đỗ Nguyễn Thịnh Phú, Trần Hương Thảo Khoa Dược, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.DS. Phạm Hoàng Duy Nguyên TÓM TẮT Mục tiêu: (i) Bước đầu khảo sát và đánh giá ảnh hưởng của một số tá dược phụ thuộc vào công thức bào chế viên, khắc phục hiện tượng dính chày trong quá trình dập viên; (ii) Xây dựng công thức cơ bản và bào chế viên nén Molnupiravir 200 mg đạt tiêu chuẩn viên nén theo DĐVN V và độ hoà tan theo WHO ở quy mô phòng thí nghiệm. Phương pháp nghiên cứu: Bào chế viên nén bằng phương pháp xát hạt khô và đánh giá một số yếu tố chất lượng viên bằng thực nghiệm. Kết quả: Công thức tối ưu gồm: 200 mg Molnupiravir; 57,3 mg lactose DC; 26,3 mg CaCO3; 45,5 mg tinh bột biến tính; 12,3 mg crospovidon; 8,6 mg mg sterat. Các hạt, cốm có đặc tính chảy tốt và khả năng nén đạt nên viên ít bị chêch lệch, có độ đồng nhất cao. Viên nén molnupiravir 200 mg thành phẩm đạt các chỉ tiêu kiểm nghiệm theo DĐVN V, đạt tiêu chuẩn độ hoà tan theo chuyên luận của WHO (trên 100 % molnupiravir giải phóng sau 30 phút). Từ khoá: phương pháp xát hạt khô, molnupiravir; viên nén 1. ĐẶT VẤN ĐỀ COVID-19 là một bệnh truyền nhiễm gây ra các hội chứng hô hấp cấp tính từ chủng coronavirus 2 (SARS-Co-V2) (Chu, 2022). Cho đến nay, ước tính khoảng 761.071.836 trường hợp ghi nhận mắc COVID-19, trong đó có đến 6.879.677 ca tử vong (WHO, 2023). Riêng ở Việt Nam có khoảng 11.526.858 ca nhiễm và 43.186 ca tử vong do dịch bệnh (BYT, 2023). Molnupiravir (MOV) là một trong những thuốc kháng virus đã được Bộ Y Tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam. Cho đến nay, ở Việt Nam đã được Bộ Y Tế cấp phép cho 4 chế phẩm chứa Molnupiravir trong điều trị COVID-19 gồm: Molravir 400; Movinavir; Molnupiravir Stella 400 và Molnupiravir Stella 200. Tất cả các thuốc kể trên đều được bào chế dưới dạng viên nang cứng. Mặt khác, ở Việt Nam và trên thế giới hầu như chưa có nghiên cứu cũng như chế phẩm nào chứa molnupirvir dưới dạng bào chế viên nén. Từ những lý do trên, nhóm nghiên cứu tiến hành đề tài Nghiên cứu xây dựng công thức viên nén Molnupiravir 200 mg với mong muốn góp phần nhỏ vào việc đa dạng hóa dạng bào chế nhằm phục vụ cho quá trình sản thuốc với chất lượng và giá thành hợp lý đồng thời tiết kiệm chi phí cho người tiêu dùng. 2. NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Nguyên liệu và thiết bị 406 Nguyên liệu: Dược chất molnupiravir (Ấn Độ - TCCS); lactose DC (Trung Quốc - TCCS); CaCO3 (Trung Quốc - TCCS); tinh bột biến tính (Trung Quốc - TCCS); crospovidon (Trung Quốc - TCCS); mg sterat (Trung Quốc - TCCS) và các hoá chất, dung môi dùng trong phân tích, kiểm nghiệm đều đạt tiêu chuẩn tinh khiết hoá học. Thiết bị: Máy dập viên xoay tròn 8 chày SHAKTI LABPRESS II; máy thử độ hoà tan COPLEY SCIENTIFIC DIS 6000; máy thử độ rã (2 giỏ) DTG 2000 Copley, máy đo độ cứng TBF1000 COPLEY; máy đo độ mài mòn Copley FRV 1000, máy đo quang phổ UV - Vis U-3900. 2.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp bào chế: Viên nén Molnupiravir 200 mg được bào chế theo phương pháp xát hạt khô. Thành phần cơ bản của một viên nén bao gồm: molnupiravir, tá dược độn, tá dược dính, tá dược rã, tá dược trơn - bóng, tá dược hút. Các giai đoạn bào chế: cân các thành phần theo công thức và trộn hỗn hợp bộ kép gồm hoạt chất và các tá dược độn, dính, rã, hút. Dập viên tạm thời bằng máy dập viên xoay tròn 8 chày SHAKTI LABPRESS II. Xát hạt lần lượt qua các rây 2,0 mm; 1,5 mm; 1,0 mm và 0,5 mm. Sửa hạt qua rây 0,5 mm và được trộn hoàn tất với tá dược trơn - bóng. Dập viên có khối lượng 350 mg, hình trụ dẹt có đường kính 9 mm với lực gây vỡ viên 50-70 N. Phương pháp đánh giá tiêu chuẩn chất lượng Đánh giá tiêu chuẩn chất lượng cốm bán thành phẩm + Độ ẩm: Tiến hành xác định độ ẩm của bột và hạt bằng cân sấy ẩm hồng ngoại OHAUS với khoảng 1g bột, cốm. Ghi nhận kết quả. (DĐVN V, phụ lục 9.6) + Khảo sát độ trơn chảy và khả năng chịu nén Xác định độ trơn chảy thông qua tỷ số Hausner Tỷ số Hausner = Trong đó: dgõ: tỷ trọng biểu kiến của khối hạt sau khi gõ đến thể tích không đổi, d0: tỷ trọng biểu kiến ban đầu của khối hạt. Xác định khả năng chịu nén bằng chỉ số Carr (%) Chỉ số Carr (%) = x 100 % Trong đó: dgõ: tỷ trọng biểu kiến của khối hạt sau khi gõ đến thể tích không đổi, d0: tỷ trọng biểu kiến ban đầu của khối hạt. + Đánh giá phân bố kích thước hạt: Cân 5 g hạt mỗi công thức viên cho lên rây có kích thước khác nhau gồm 0,5 mm; 1 mm; 1,5 mm; 2 mm và đặt một khay inox phía dưới. Tiến hành rây bằng tay, bắt đầu từ cỡ rây lớn nhất, sau đó rây đến khi hạt đã phân chia hoàn toàn. Cân lại khối lượng hạt còn lại trên m ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội nghị khoa học sinh viên Viên nén Molnupiravir 200 mg Xây dựng công thức viên nén Molnupiravir 200 mg Quá trình dập viên Bào chế viên nén Phương pháp xát hạt khô Dược chất molnupiravirGợi ý tài liệu liên quan:
-
6 trang 824 0 0
-
6 trang 644 0 0
-
Nghiên cứu sự hài lòng của sinh viên Hutech khi mua sắm tại cửa hàng GS25 tại Ung Văn Khiêm Campus
6 trang 498 9 0 -
6 trang 469 7 0
-
Nghiên cứu, đề xuất qui trình sản xuất nước rửa chén thân thiện môi trường từ vỏ cam phế thải
7 trang 465 1 0 -
Khảo sát mức độ hài lòng của khách hàng về Nhà hàng Buffet Topokki Dookki chi nhánh D2
5 trang 413 10 0 -
7 trang 355 2 0
-
Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi mua hàng trên TikTok Shop của sinh viên trường Hutech
6 trang 317 1 0 -
Thái độ của giới trẻ đối với người thuộc cộng đồng LGBT
5 trang 316 2 0 -
6 trang 238 4 0