Bài giảng Bệnh lý thú y - Chương 2 cung cấp những kiến thức cơ bản về cân bằng thân nhiệt, rối loạn thân nhiệt và sốt (febris). Những nội dung chính được trình bày trong chương này gồm có: Quá trình sản nhiệt (Điều hoà hoá học), quá trình thải nhiệt (Điều hoà vật lý), trung khu điều hoà nhiệt, thân nhiệt giảm (Nhiễm lạnh), thân nhiệt tăng,.... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Bệnh lý thú y (Chuyên ngành Thú y): Chương 2 - TS. Nguyễn Hữu Nam• CHƯƠNG 2: RỐI LOẠN THÂN NHIỆT• I. ĐẠI CƯƠNG VỀ CÂN BẰNG THÂN NHIỆT• Sự ổn định thân nhiệt là điều kiện vô cùng quan trọngcho sự hoạt động bình thường của các men tham giavào quá trình chuyển hoá tạo ra năng lượng trong cơthể động vật.• Động vật máu lạnh - biến nhiệt: Động vật khôngxương sống và có xương sống cấp thấp: cá, ếch, bòsát v.v...• - Thân nhiệt hoàn toàn phụ thuộc vào sự thay đổi củanhiệt độ môi trường, chúng không có khả năng điềuhoà nhiệt.• Động vật máu nóng - đẳng nhiệt: chim và ĐV có vú Thân nhiệt tương đối ổn định và độc lập với nhiệt độcủa môi trường.•••••Nhưng cũng tuỳ theo sự phát triển của hệ thần kinhmà khả năng điều hoà nhiệt trở nên phức tạp, tinh vihơn, khả năng này ở người hoàn chỉnh và đầy đủnhấtĐV máu nóng duy trì thân nhiệt nhờ hai quá trình:sản nhiệt (điều hoà hoá học) và thải nhiệt (điều hoàvật lý). Hai quá trình này hoạt động đối lập nhaunhưng lại liên quan chặt chẽ với nhau, ảnh hưởng lẫnnhau, cân bằng nhau. Rối loạn sự cân bằng này thìthân nhiệt của cơ thể cũng rối loạn theo.Thân nhiệt của mỗi loài động vật là một hằng số riêng:- Ngựa 37,5 – 38,5 0C; Bò 37,5 – 39,5 0C;- Trâu 38,0 – 38,50C; Nghé 38,5 – 39,0 0C;- Lợn 39,0 – 39,50C; chó 37,5 – 39,0 0C; Thỏ 38,5 –39,50C- Gà 40,5 - 42,00C; Vịt 41,0 – 43,0 0C• 1.1. Quá trình sản nhiệt (Điều hoà hoá học)• Quá trình sản nhiệt là quá trình điều hoà hoá học dochuyển hoá các chất tạo nên.• Khi nhiệt độ của môi trường giảm thì sản nhiệt tăng,khi nhiệt độ môi trường tăng thì sản nhiệt giảm.• Nguồn gốc sản nhiệt chủ yếu là do chuyển hoá, dovận động co cơ rồi đến những hoạt động có chu kỳcủa đường tiêu hoá. Nhờ có quá trình điều hoà sảnnhiệt mà mức độ chuyển hoá tại tế bào và mô đượctiến hành phù hợp với nhu cầu hoạt động của cơ thểvà nhiệt độ của môi trường.• L. G. P. khi bị oxy hoá sẽ sản sinh ra nhiệt lượng;1gL. - 9,3Kcal, 1gP - 4,1 Kcal, 1g G - 4,1 Kcal.• Nhiệt lượng sinh ra được sử dụng trong hoạt độngsống của cơ thể và một phần nhiệt lượng đó được sửdụng để duy trì thân nhiệt.• 1.2. Quá trình thải nhiệt (Điều hoà vật lý)• Quá trình thải nhiệt là quá trình mất nhiệt của cơ thểra môi trường bên ngoài.• Truyền nhiệt: là sự mất nhiệt của cơ thể bởi các vậtcó nhiệt độ thấp hơn khi tiếp xúc với cơ thể nhưkhông khí, thức ăn...• Khuếch tán nhiệt còn gọi là toả nhiệt, là khả năngmất nhiệt cho các vật ở xa có nhiệt độ thấp hơn (hoặcthu nhiệt từ những vật có nhiệt độ cao hơn).• Mất nhiệt do truyền nhiệt và khuếch tán nhiệt phụthuộc vào nhiệt độ của môi trường và chiếm 65% tổngsố nhiệt lượng thải ra hàng ngày của cơ thể (ở gia súccó lông dày, mỡ dày thải nhiệt ít hơn.• Bốc nhiệt là mất nhiệt do bốc hơi nước qua da vàniêm mạc đường hô hấp.• Mất nhiệt theo cách bốc nhiệt qua mồ hôi và hơi thởrất quan trọng trong khi nhiệt độ môi trường quá cao.• Bốc hơi qua da chủ yếu nhờ sự bài tiết mồ hôi, dotrung tâm điều hoà nằm ở hành tuỷ và tuỷ sống.Những trung tâm này bị hưng phấn hay ức chế là dotác dụng của nóng hay lạnh trên bề mặt của da.• Còn khi cơ thể bị bệnh thì nó lại chịu tác dụng trựctiếp của máu. Các xung động được dẫn truyền quasợi thần kinh giao cảm, đến chi phối các tuyến mồ hôi.• Bốc nhiệt phụ thuộc vào tốc độ chuyển động củakhông khí, độ ẩm, bề mặt của lớp mỡ dưới da, tínhchất của lông.• Ngoài ra cơ thể còn thải nhiệt qua phân vànước tiểu (chiếm 2%), mất nhiệt để hâm nóngthức ăn và hơi thở (3%)...• 1.3. Trung khu điều hoà nhiệt• Trung tâm điều hoà nhiệt nằm ở hạ khâu não,ở 1/3 phía sau của nhân xám. Nó gồm haiphần:• Phần trước điều hoà những phản xạ mà nóngtăng cường, khi bị kích thích thì gây giãn mạchvà tăng tiết mồ hôi, khi tổn thương thì gây thânnhiệt cao.• Phần sau, ngược lại, điều hoà những phản xạtăng hoạt động khi lạnh như run rẩy và khi bịtổn thương thì thân nhiệt giảm.• 2- RỐI LOẠN THÂN NHIỆT• Rối loạn thân nhiệt là hậu quả của mất cân bằng giữahai quá trình sản nhiệt và thải nhiệt, sự mất cân bằngnày có thể gây nên hai trạng thái khác nhau:Thânnhiệt giảm và Thân nhiệt tăng.• 2.1. Thân nhiệt giảm (Nhiễm lạnh): thân nhiệt giảmlà tình trạng mất nhiều nhiệt của cơ thể gây rối loạncân bằng giữa thải nhiệt và sản nhiệt làm cho thânnhiệt giảm xuống và tỷ số SN/TN < 1.• Người ta chia ra làm ba loại giảm thân nhiệt.• Giảm thân nhiệt sinh lý: gặp ở động vật ngủ đông• Giảm thân nhiệt bệnh lý: do nhiệt độ môi trường thấphoặc trạng thái bệnh lý của cơ thể.• Giảm thân nhiệt nhân tạo•••••••••••••Trong điều kiện nhiệt độ môi trường như nhau, mứcđộ nhiễm lạnh phụ thuộc vào các yếu tố:- Thời gian chịu tác dụng của lạnh dài hay ngắn.- Độ ẩm và tốc độ chuyển động của không khí: độ ẩmcao làm tăng thải nhiệt.- Tốc độ vận chuyển của không khí càng nhanh thìlượng nhiệt mất càng nhiều, cơ thể bị nhiễm lạnh.- Trạng thái của cơ thể, tuổi tác…động vật già và nonthì sức chịu đựng với lạnh rất kém.Co ...