Tập bài giảng Bệnh lý trang bị cho người học các nguyên lý chung về bệnh lý học để giải thích các cơ chế sinh bệnh và các biến đổi bệnh lý cơ bản. Cấu trúc bài giảng gồm có 6 chương với những nội dung chính sau: Khái niệm cơ bản, rối loạn thân nhiệt, tổn thương cơ bản ở tế bào và mô, rối loạn chuyển hoá các chất, rối loạn tuần hoàn cục bộ, viêm và sự tu sửa vết thương. Mời tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Tập bài giảng Bệnh lý 11GIỚI THIỆU MÔN HỌCMục tiêuTrang bị cho người học các nguyên lý chung về bệnh lý học để giải thích các cơ chếsinh bệnh và các biến đổi bệnh lý cơ bản.Nội dung học phần:Bệnh lý học là môn học nghiên cứu về tổn thương. Nó bao gồm cả khoa học đại cươngvà thực hành lâm sàng. Nghiên cứu cả thay đổi về cấu trúc cũng như chức năng của tế bào, môvà các cơ quan bị bệnh.Bệnh lý học quan tâm đến 4 khía cạnh cơ bản của quá trình bệnh là: vai trò của nguyênnhân bệnh, cơ chế phát sinh bệnh, sự thay đổi cấu trúc tế bào, mô và các cơ quan của cơ thểbệnh và hậu quả của các biến đổi hình thái đó (các rối loạn chức năng).Phần bệnh lý học đại cương gồm những khái niệm cơ bản; tổn thương cơ bản chungcho nhiều quá trình bệnh lý như: những biến đổi cơ bản ở tế bào và mô, những tổn thương dorối loạn trao đổi chất (thoái hoá), tổn thương do rối loạn tuần hoàn cục bộ, viêm và tư sửa vếtthương, sốt.Phần bệnh lý chuyên khoa nghiên cứu các quá trình bệnh lý chuyên biệt của các hệ cơquan như: Bệnh ở hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ niệu sinh dục…các tổn thương của cơ thể do cácnguyên nhân khác nhau gây ra như: bệnh do vi khuẩn, bệnh do virus, bệnh do ký sinh trùng,bệnh do độc tố ngoại lai…Tài liệu học tậpa. Tập bài giảng môn bệnh lý họcb. Các tài liệu tham khảo:- Giáo trình sinh lý bệnh thú y- Giáo trình giải phẫu bệnh đại cương- Giáo trình sinh lý bệnh của Đại học Y khoa- Veterinary pathology- Molecular biology cell- Poultry diseases- Cattle diseases- Swine diseases- Canine diseases- Feline diseases- Pathology of domestic animal- Crocker J, Murray PG. 2003. Molecular Biology in Cellular Pathology- Riede UN, Werner M. 2004. Color atlas of Pathology- Các thông tin trên internet (keyword: Veterinary Pathology)2CHƯƠNG 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢNTrong quá trình phát triển của khoa học nói chung, y học và thú y học nói riêngdần dần hình thành nên các khái niệm cơ bản. Đây là những vấn đề lớn, kết quả củanhiều công trình nghiên cứu, khái quát hoá các mối quan hệ giữa các hiện tượng bệnhlý, các quy luật đúc kết từ thấp đến cao. Đó là những vấn đề có liên quan đến triết họctrong y học và là kết quả của các cuộc đấu tranh giữa quan điểm duy vật với quan điểmduy tâm.Những khái niệm cơ bản bao gồm khái niệm về bệnh, về yếu tố bệnh nguyên, vềcơ chế sinh bệnh, tính phản ứng của cơ thể,và bệnh lý của quá trình miễn dịch. Nắmvững các khái niệm cơ bản theo quan điểm duy vật sẽ giúp cho người thày thuốc cóhướng đi đúng đắn trong chẩn đoán và điều trị bệnh.1.1. KHÁI NIỆM VỀ BỆNHNgười thày thuốc muốn chữa khỏi bệnh thì phải hiểu đúng bản chất của bệnh.Vậy bệnh là gì? Câu hỏi này đã được đặt ra từ ngàn xưa, khi con người có mặt trên tráiđất, nhưng câu trả lời lại luôn luôn thay đổi qua các thời đại. Nó phản ánh sự tiến bộcủa khoa học và các quan điểm triết học đương thời, phản ánh trình độ hiểu biết giới tựnhiên của con người.1.1.1. Sơ lược khái niệm về bệnh qua các thời đạiTrong thời đại nguyên thuỷVào buổi sơ khai con người con hoàn toàn bất lực trước sức mạnh của thiênnhiên, mọi thứ đều ghê gớm, thần bí, với ông sấm, bà sét, ông thiện ông ác, với ma tàvà quỷ dữ, với thiên đường và địa ngục. Do đó quan điểm mắc bệnh là do trời đánh,thánh vật, do quỷ tha, ma bắt. Và tất nhiên với quan điểm như vậy thì việc chữa bệnhphải cần đến thày cúng, thày phù thuỷ hoặc phải cầu xin thượng đế phù hộ.Nền văn minh cổ đạiNhân loại đã trải qua những nền văn minh cổ đại phát triển khá cao, đặc biệt làvề lĩnh vực y học như ở Trung Quốc, Ai cập, Ấn Độ, Hy lạp - La mã.Trong thời kỳ cổ Trung Hoa, quan điểm về vũ trụ là vạn vật đều do hai lực âm dương và năm nguyên tố (kim, mộc, thuỷ, hoả và thổ) hình thành. Âm và Dương đãđược coi như 2 lực đối kháng và bổ cứu cho nhau trong sự hình thành vạn vật như đựcvới cái, nóng với lạnh, sống với chết. Ngũ hành tuân theo quy luật tương sinh, tươngkhắc (Tương sinh: Mộc sinh Hoả, Hoả sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thuỷ, Thuỷsinh Mộc, Tương khắc: Thuỷ khắc Hoả, Hoả khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắcThổ, Thổ khắc Thuỷ).Trong vũ trụ và vạn vật, mọi trạng thái đều phụ thuộc vào tình trạng cân bằnggiữa hai lực Âm - Dương và ngũ hành, khi có rối loạn cân bằng Âm - Dương hoặc có3thay đổi trong quy luật tương sinh, tương khắc của ngũ hành sẽ sinh ra bệnh tật. Chínhvì vậy các thuật ngữ âm thịnh dương suy, chân thuỷ, chân hoả, thể hàn thể nhiệt thườngđược dùng trong y học cổ đại.Về mặt triết lý thì khoẻ mạnh là nhờ tình trạng cân bằng hoà hợp của vật chấttrong cơ thể nên quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm duy vật biện chứng, tuycòn thô sơ song quan điểm cổ đại này cũng rất tiến bộ và y học cổ truyền cũng đã tíchluỹ được nhiều kinh nghiệm chữa bệnh quý báu.MộcThuỷKimHoảThổQuan niệm cổ Ai cập cho rằng: sự sống là do chất khí(pneuma) và hô hấp làthu chất khí đó vào trong cơ thể. Khi chất khí trong sạch thì khoẻ mạnh còn khi chấtkhí nhơ bẩn thì sinh ra bệnh tật.Triết lý về sự sống thời cổ của Ấn Độ là ...