Danh mục

Bài giảng bộ môn Dược lý học: Khái niệm về dược lý học

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 253.07 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 6,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dược lý học (Pharmacology) là một môn khoa học nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống. Môn Dược lý học cung cấp cho sinh viên đại học và một phần cho cả học viên sau đại học những kiến thức cơ bản chung về cơ chế tác dụng của từng nhóm thuốc, từ đó hiểu rõ được chỉ định, chống chỉ định và độc tính của chúng, để dùng thuốc cho đúng. Mời các bạn cùng tham khảo bài giảng sau để biết thêm về những khái niệm cơ bản về dược lý học.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng bộ môn Dược lý học: Khái niệm về dược lý học KHÁI NIỆM VẾ DƯỢC LÝ HỌC Dược lý học (Pharmacology) là một môn khoa học nghiên cứu tác động của thuốc trên cơ thể sống. Thuốc là các chất hoặc các hợp chất có tác dụng phòng và điều trị bệnh cho người và động vật, nhằm khôi phục chức phận của các cơ quan. * Môn Dược động học là môn nghiên cứu về: + Dược lực học (Pharmacodynamics) nghiên cứu tác dụng của thuốc trên cơ thể sống, được dùng để điều trị bệnh, đó là tác dụng chính của thuốc. + Dược động học (Pharmacokinetics) nghiên cứu tác dụng của cơ thể đến thuốc (hấp thu -phân phối, chuyển hoá và thải trừ). Môn Dược lý học không dạy từng vị thuốc, mà sắp xếp chúng theo từng nhóm thuốc, với mục đích cung cấp cho sinh viên đại học và một phần cho cả học viên sau đại học những kiến thức cơ bản chung về cơ chế tác dụng của từng nhóm thuốc, từ đó hiểu rõ được chỉ định, chống chỉ định và độc tính của chúng, để dùng thuốc cho đúng . * Mục tiêu của môn Dược lực học cho sinh viên sau khi học : - Trình bày và giải thích được cơ chế tác dụng, áp dụng điều trị của các thuốc đại diện trong từng nhóm. - Phân tích được tác dụng không mong muốn và độc tính của thuốc để biết cách đề phòng và xử trí. - Kê được các đơn thuốc đúng nguyên tắc, đúng chuyên môn, đúng pháp lý . Người thầy thuốc nên nhớ rằng : + Không có thuốc nào vô hại + Chỉ dùng thuốc khi thật cần thiết, hết sức tránh lạm dụng thuốc + Không phải thuốc đắt tiền luôn luôn là thuốc tốt nhất. + Trong quá trình hành nghề, thầy thuốc phải luôn luôn học hỏi để nắm được các kiến thức dược lý của các thuốc mới, những áp dụng mới của các thuốc cũ 1 PHẦN I: SỐ PHẬN THUỐC TRONG CƠ THỂ. 1. Vận chuyển thuốc qua màng sinh vật . 1.1. Khuyếch tán thụ động (tiêu cực) - Đặc điểm + Tỷ lệ thuận với gradinen nồng độ. từ nơi có nồng độ cao tới nơi có nồng độ thấp + Không tiêu tốn năng lượng. + Không phụ thuộc vào ý muốn, không cần vật mang. - Điều kiện: * Thuốc nào vừa tan trong nước, vừa tan trong lipid (urethan) sẽ khuyếch tán nhanh. + Thuốc tập trung ở nồng độ cao trên bề mặt màng tế bào. Ngược lại những chất chỉ tan trong lipid hoặc chỉ tan trong nước, hoặc không tan trong lipid, cũng như không tan trong nước, sẽ không qua màng dưới hình thức khuyếch tán. + Khuyếch tán của acid và base yếu qua màng cũng theo kiểu này, phụ thuộc vào hằng số phân ly (pKa) của phân tử thuốc và pH của môi trường. Ta tính tỷ số giữa các nồng độ (ính theo molar) của những phân tử ion hoá và không ion hoá theo phương trình của Henderson - Hasselbach, để cho thấy những thuốc có độ ion hoá trong môi trường càng thấp thì càng dễ khuếch tán theo cơ chế này: *Cho 1 acid : Nồng độ phân tử không ion hoá pKa = pH + lg Nồng độ ion hoá * Cho 1 base : Nồng độ phân tử ion hoá pKa = pH + lg Nồng độ không ion hoá Trong đó : pKa : Hằng số phân ly pH : Môi trường trong cơ thể 2 * Biện pháp tăng, giảm : - Dựa vào 3 điều kiện trên ta thấy không thực hiện được : Điều kiện1: phải thay đổi tính chất của thuốc. Điều kiện2: nguy hiểm vì quá liều Điều kiện 3 : pKa : hằng số phân ly, không thay đổi - Vậy chỉ có thể thay đổi pH nghĩa là: Đối với thuốc có tính chất là acid : Độ pH của màng càng thấp thì sự hấp thụ thuốc càng cao, và ngược lại độ pH càng cao thì sự hấp thu thuốc của màng càng thấp. - Đối với thuốc có tính chất là base : Độ pH của màng càng cao thì sự hấp thụ thuốc càng cao và ngược lại, độ pH của màng càng thấp thì sự hấp thụ thuốc qua màng càng thấp. * Đối với thuốc là acid yếu : C không ion hoá lg = pka - pH C ion hoá C không ion hoá = đối lg ( pka - pH) C ion hoá C không ion hoá càng lớn khi ( pKa – pH) càng lớn C ion hoá Thuốc vận chuyển từ nơi pH thấp ---> pH cao Ví dụ : aspyrin, gardenal hấp thu tốt ở dạ dày vì pH thấp, vì vậy có thể dùng đường uống cho tiện lợi, thuốc vẫn có tác dụng tốt. Ngược lại, để giải độc thuốc ngủ bằng cách kiềm hoá máu làm tăng nồng độ ion hoá, giảm hấp thu, tăng thải trừ. 3 * Đối với base yếu : C ion hoá = đối lg (pka - pH) ...

Tài liệu được xem nhiều: