Danh mục

Bài giảng Cây công nghiệp - Trường CĐ Cộng đồng Lào Cai

Số trang: 94      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.02 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 10 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Cây công nghiệp gồm 4 chương, cung cấp cho người học những kiến thức như: Cây lạc; Cây chè; Cây cao su; Cây thuốc lá. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm chi tiết nội dung bài giảng!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Cây công nghiệp - Trường CĐ Cộng đồng Lào CaiTRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG LÀO CAI KHOA NÔNG LÂM NGUYỄN THỊ LAN ANH TẬP BÀI GIẢNG CÂY CÔNG NGHIỆP LÀO CAI, 2012 LỜI NÓI ĐẦU Cây công nghiệp là môn học chuyên ngành được dạy ở các Trường có đào tạo Nông-Lâm nghiệp. Bài giảng cây công nghiệp được viết cho học sinh hệ Cao đẳng và Trung cấp ngànhNông Lâm Trường Cao đẳng Cộng đồng Lào Cai. Nội dung cuốn bài giảng cung cấp chohọc sinh một số kiến thức cơ bản về đặc điểm thực vật học, kỹ thuật trồng và chăm sóc, thuhoạch và bảo quản của một số cây công nghiệp phổ biến. Bài giảng gồm các cây được trồng chủ yếu tại tỉnh Lào Cai Chương 1: Cây lạc Chương 2: Cây chè Chương 3: Cây cao su Chương 4: Cây thuốc lá Trong đó, hệ Trung học sẽ học các chương 1, 2, 3. Hệ Cao đẳng học cả 4 chương vàhọc chuyên sâu hơn một số nội dung về cây Cao su. Trong quá trình biên soạn khó tránh khỏi thiếu sót. Tôi mong nhận được ý kiến đónggóp của bạn đọc, đồng nghiệp để lần xuất bản kế tiếp sẽ hoàn chỉnh hơn. Tác giả Nguyễn Thị Lan Anh BÀI MỞ ĐẦU Nước ta nằm ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, lại có nhiều loại đất thích hợp với nhiều loạicây công nghiệp, trong đó có những sản phẩm có giá trị xuất khẩu cao. Việc phát triển câycông nghiệp có ý nghĩa to lớn trong việc sử dụng hợp lý tài nguyên, sử dụng lao động nôngthôn, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp và nguồn hàng cho xuất khẩu, nâng cao đờisống của nhân dân. Nước ta có nhiều cây công nghiệp lâu năm như chè, cà phê, cao su, hồtiêu, dừa, hồi, sơn, quế, mía, bông, đậu tương, lạc... Chè là loại cây công nghiệp quan trọng có giá trị xuất khẩu cao. Bên cạnh đó chè cònlà cây trồng nông nghiệp có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn rửa trôi. Cây chè khỏe,không kén đất nên có thể trồng ở khắp nơi, từ đồng bằng đến miền núi, từ miền Bắc tớimiền Nam. Các vùng chuyên canh chè tâp trung ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hà Giang,Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum,Đắc Lắc, Lâm Đồng. Đối với tỉnh Lào Cai, tình hình sản xuất, kinh doanh chè không ngừngtăng cả về diện tích, năng suất, sản lượng mà còn có những chuyển biến tích cực về giống,kỹ thuật canh tác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Tính đến đầu năm 2010, diện tích chè của toàn tỉnh này là 4.067 ha, trong đó có3.603 ha chè kinh doanh. Diện tích chè của tỉnh Lào Cai phân bổ chủ yếu ở các huyện: BảoThắng, Mường Khương, Bát Xát, Bảo Yên, Bắc Hà và thành phố Lào Cai. Cơ cấu giống chèđã có nhiều thay đổi, từng bước đáp ứng với nhu cầu của thị trường như: Chè Shan chiếm42% diện tích, chè lai chiếm 32,3%, chè chất lượng cao 1,9% và chè trung du chiếm 23,2%.Năng suất bình quân chè kinh doanh đạt 42 tạ/ha/năm. Toàn tỉnh Lào Cai hiện có 7 cơ sởchế biến chè với tổng công suất đạt 100 tấn chè búp tươi/ngày. Cao su là cây ưa trồng ở vùng đất đỏ ba-dan, là cây cho nhựa có giá trị kinh tế cao.Theo các chuyên gia ở Tập đoàn cao su Việt Nam, vào năm 2010, diện tích cao su có thể đạtmức 700.000 ha; trong đó diện tích khai thác từ 420.000 đến 450.000 ha và cho sản lượngtrên 600.000 tấn; kim ngạch xuất khẩu vẫn giữ được ở mức trên 1 tỷ USD. Đến năm 2015,diện tích khai thác đạt 520.000 đến 530.000 ha và sản lượng ước đạt 750.000 - 800.000 tấn,đạt kim ngạch xuất khẩu 1,5 - 1,6 tỷ USD vị thế của ngành cao su Việt Nam trên thế giớingày càng được khẳng định. Trước năm 2005, Việt Nam là nước sản xuất cao su thiên nhiênđứng thứ 6 trên thế giới (sau các nước Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, và TrungQuốc). Một số tỉnh miền Nam là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc trồng cao su, đặc biệt làvùng Đông Nam Bộ với diện tích trồng cao su chiếm 80% diện tích toàn quốc. Ngày naycây cao su đã được đưa vào trồng tại tỉnh Lào Cai với quy mô 15.000 ha cao su trong giaiđoạn 2010-2020. Phát triển cây cao su nhằm mục đích chuyển đổi cơ cấu cây trồng tạo sảnphẩm hàng hoá ổn định, lâu dài, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững. Cây công nghiệp hàng năm (chủ yếu là đay, cói, dâu tằm, bông, mía, lạc, đậu tương,thuốc lá...), thường được trồng ở vùng đồng bằng, một số cây trồng xen trên đất lúa. Đậutương, lạc, thuốc lá được trồng nhiều trên đất bạc màu. Đậu tương được trồng nhiều nhất ởmiền núi, vùng trung du phía Bắc (Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang), chiếm hơn 40% diện tíchđậu tương cả nước, ngoài ra còn được trồng nhiều ở các tỉnh Hà Tây, Đồng Nai, Đắc Lắc vàĐồng Tháp. Cây lạc phù hợp trên đất phù sa cổ ở các tỉnh Tây Ninh, Bình Dương, trên đấtcát pha các đồng bằng duyên hải miền Trung, nhất là ở Bắc Trung Bộ và ở trung du Bắc Bộ.Cây thuốc lá được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và miềnnúi, vùng trung du phía Bắc. Theo ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: