Mời các bạn tham khảo bài giảng Chăm sóc người bệnh thuỷ đậu sau đây để nắm bắt những kiến thức về dịch tễ học, triệu chứng, biến chứng của người bệnh thủy đậu; các nhu cầu cần chăm sóc của người bệnh thủy đậu; nhận định và thực hiện được kế hoạch chăm sóc cho người bệnh thủy đậu.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chăm sóc người bệnh thuỷ đậu
CHĂM SÓC NGƯỜI
BỆNH THUỶ ĐẬU
MỤC TIÊU
. Trình bày được dịch tễ
học, triệu chứng, biến
chứng của người bệnh
thủy đậu
. Xác định được các nhu
1. Đại cương:
• Là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể gây dịch do
virus thuỷ đậu (varicella zoster hay còn gọi là herpes
varicella).
• Lây theo đường hô hấp, với biểu hiện bệnh là sốt
phát ban dạng nốt phỏng ở da và niêm mạc.
• Biểu hiện lâm sàng là phát ban nhiều lứa tuổi: hồng
ban dát → hồng ban sẩn → phỏng nước trên nền
hồng ban → vảy tiết
• Hay gặp biến chứng bội nhiễm tổn thương da. Có
thể có viêm não và viêm phổi
• Điều trị triệu chứng và thuốc kháng virus acyclovir
2. Tác nhân gây bệnh
Bệnh do virut Varicella Zoster (VZV) thuộc họ
virut Herpesviridae gây ra
Trên lâm sàng Varicella Zoster gây 2 loại bệnh
cảnh khác nhau là thuỷ đậu và Zona.
3. Dịch tễ học:
• Bệnh rất dễ lây.
• Lây trực tiếp: Qua đường hô hấp (các giọt chất
tiết li ti ở đường hô hấp).
Tiếp xúc tổn thương da .
• Gián tiếp: Qua các đồ vật.
Có thể theo luồng gió đi xa.
• Có thể qua rau thai.
• Hay bị ở trẻ nhỏ bắt đầu tuổi đến trường.
• Hiếm bị ở người lớn hơn nhưng nếu bị thì nặng
hơn.
4. Triệu chứng lâm sàng:
4.1. Thời kỳ ủ bệnh: Trung bình khoảng 14 17 ngày.
Không có triệu chứng.
4.2. Thời kỳ khởi phát: Kéo dài từ 24 – 48 giờ
Sốt nhẹ, mệt mỏi, nhức đầu, chán ăn. Có thể
không sốt hoặc sốt cao 3940oC gây mê sảng, co
giật
Có thể có phát ban, kích thước vài mm, màu hồng,
nổi trên mặt da, có thể có ngứa
4. Triệu chứng lâm sàng:
4.3. Thời kỳ toàn phát:
Sốt có xu hướng thuyên giảm,
Xuất biện ban phỏng nước, sau 48 – 72h, các nốt
phỏng vỡ để lại vết loét trợt nông trên mặt da sau
đó khô và đóng vẩy xuất hiện hết đợt này đến đợt
khác.
+ Ban có thể kèm theo ngứa, khi gãi dễ gây bộ
nhiễm
+. Thời gian ban mọc kéo dài từ 5 – 7 ngày.
4. Triệu chứng lâm sàng:
2.3.4. Thời kỳ hồi phục:
Người bệnh hồi phục nhanh chóng nếu không có
bội nhiễm
Các nốt vảy bong liền da, không để lại sẹo.
5. Triệu chứng cận lâm sàng:
Xét nghiệm:
+ Xét nghiệm ELISA tìm kháng thể
+ Phản ứng ngăn ngưng kết hồng cầu
+ Chẩn đoán bằng kỹ thuật PCR
+ Nuôi cấy tế bào,phân lập virus tại nốt phỏng,
máu khi bệnh nhân sốt
+ Kỹ thuật miễn dịch huỳnh quang.
6. Biến chứng:
Viêm da bội nhiễm:do liên cầu hoặc tụ cầu, có
thể gây nhiễm khuẩn huyết.
Viêm phổi: Thường gặp ở người lớn
Viêm não, viêm màng não, có thể có hội chứng
Guillain – Barre
Xuất huyết nội tạng, viêm cơ tim, viêm giác mạc,
viêm khớp, viêm thận, cầu thận, hôn mê
Phụ nữ có thai mắc thủy đậu có thể sinh ra trẻ
mắc thuỷ đậu bẩm sinh hoặc thủy đậu chu sinh tùy
thuộc vào thời kỳ thai nghén
7. Chẩn đoán:
+ Yếu tố dịch tễ học
Khu vực cư trú có các trường hợp thuỷ đậu
+ Bệnh cảnh lâm sàng
Phát ban phỏng nước trên nền ban đỏ
Ban nhiều lứa tuổi
Sốt nhẹ.
+ Xét nghiệm cận lâm sàng
8. Điều trị:
Nguyên tắc:
Điều trị triệu chứng
Chăm sóc dinh dưỡng và phòng bội nhiễm
Điều trị bằng acyclovir khi có chỉ định
8. Điều trị:
8.1. Điều trị triệu chứng
Dùng paracetamol 1015mg/kg/6giờ để hạ sốt, giảm
đau. Tuyệt đối không được dùng thuốc Aspirin để hạ
sốt.
Có thể dùng kháng sinh histamin để giảm ngứa
Cách ly, hạn chế lây lan
8.2. Điều trị bằng Acyclovir
Với người lớn: 800mg/24h, chia 5 lần
Với trẻ em 9. Chăm sóc:
9.1. Nhận định:
9.1.1.Hỏi bệnh:
Lý do vào viện
Tiền sử bệnh cá nhân, dị ứng, dùng thuốc
Diễn biến bệnh:mắc bệnh từ bao giờ, nhiệt độ
cao nhất khi sốt, sự xuất hiện của ban.
9.1.2.Quan sát:
+ Toàn trạng:ý thức của người bệnh.
+ Tình trạng hô hấp (nhịp thở).
+ Tình trạng da, niêm mạc (ban).
9. Chăm sóc:
9.1.3.Thăm khám:
Đo: Mạch, nhiệt độ, huyết áp, nhịp thở
Kiểm tra tính chất ban(dày hay thưa)
Sờ nắn hạch ngoại biên.
9.1.4.Tham khảo hồ sơ bệnh án
+ Tiền sử cá nhân
+ Chẩn đoán
+ Chỉ định dùng thuốc
+ Các xét nghiệm cơ bản
9. Chăm sóc:
9.2.Chẩn đoán điều dưỡng:
Nguy cơ suy hô hấp do biến chứng viêm phổi
Tăng thân nhiệt
Nguy cơ viêm da do bội nhiễm
Nguy cơ rối loạn tiêu hóa do nhiễm khuẩn
Nguy cơ thiếu dinh dưỡng do ăn kém
Nguy cơ viêm phổi, viêm não, màng não...
Người bệnh và người nhà thiếu kiến thức về
9. Chăm sóc:
9.3. Lập kế hoạch chăm sóc:
Đảm bảo thông khí
Duy trì tuần hoàn
Hạ sốt
Chăm sóc cơ bản, vệ sinh thân thể, đảm bảo dinh
dưỡng
Thực hiện y lệnh
Theo dõi ngăn ngừa và phát hiện các biến chứng
Giáo dục sức khoẻ, tư vấn cách phòng bệnh
9. Chăm sóc:
9.4. Thực hiện kế hoạch:
9.4.1. Đảm bảo thông khí:
Đếm nhịp thở, quan sát kiểu thở
Cho thở oxy theo y lệnh khi khó thở
Trợ giúp bác sỹ đặt nội khí quản khi người bệnh
có suy hô hấp, hôn mê
Hút đờm rãi đảm bảo thông thoáng đường hô hấp
cho bệnh nhân nằm nghỉ ngơi ở phòng thoáng ...