Danh mục

Bài giảng Chăn nuôi lợn: Phần 2 - Bùi Trọng Anh

Số trang: 54      Loại file: pdf      Dung lượng: 2.46 MB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí tải xuống: 24,000 VND Tải xuống file đầy đủ (54 trang) 0
Xem trước 6 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

(NB) Đến với phần 2 của "Bài giảng Chăn nuôi lợn" các bạn sẽ tiếp tục được nghiên cứu về chăn nuôi lợn đực giống; chăn nuôi lợn nái; chăn nuôi lợn thịt; kế hoạch chăn nuôi lợn. Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình chăm sóc và chăn nuôi lợn của các bạn.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chăn nuôi lợn: Phần 2 - Bùi Trọng Anh PHẦN II: CHĂN NUÔI CHUYÊN KHOA CHƯƠNG 4: CHĂN NUÔI LỢN ĐỰC GIỐNGMục tiêu: - Nhớ được các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật, các đặc điểm lựa chọn lợn đực làmgiống; Nêu được nhu cầu các chất dinh dưỡng của lợn đực giống. - Thực hiện được các biện pháp nuôi dưỡng, chăm sóc, sử dụng, vệ sinh vàphòng dịch cho lợn đực giống. - Nhanh nhẹn, hoạt bát khi tiếp xúc với lợn đực giống.Nội dung tóm tắt : - Chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật - Chọn lợn đực để làm giống - Nhu cầu dinh dưỡng và thức ăn cho lợn đực giống - Chuồng trại và chăm sóc cho lợn đực giống - Chế độ sử dụng lợn đực giống - Vệ sinh, phòng bệnh cho lợn đực giống4.1. CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT4.1.1. Khả năng tăng trọng: Tuỳ theo giống: Lợn Móng cái: Khả năng tăng trọng 350 g/ngày, tiêu tốn thức ăn: 4 kg/1 kgtăng trọng. Lợn Ngoại: Khả năng tăng trọng: 700 g/ngày, tiêu tốn thức ăn: < 3 kg/kg tăngtrọng - Lợn ngoại: 8 tháng tuổi phải đạt 90-100 kg - Lợn lai: 6 tháng tuổi phải đạt 70 kg - Lợn nội 5 tháng tuổi : phải đạt 30 kg.4.1.2. Chất lượng tinh dịch - Thể tích tinh dịch(V): + Lợn nội: 80-150 ml/lần + Lợn ngoại: 250-300 ml/lần - Hoạt lực của tinh trùng (A): được đánh giá bằng tỷ lệ phân trăm tinh trùngtiến thẳng so với tổng số tinh trùng quan sát được: A ≥ 0,7(≥70%). Nếu hoạt lực củatinh trùng dưới 70% thì tỷ lệ thụ thai sẽ thấp, không nên sử dụng. - Nồng độ (C): lợn nội: 80-100 triệu/1ml; lợn ngoại: 170-250 triệu tinh trùng/ml 43 - Tỷ lệ kỳ hình: là những tinh trùng có hình dạng khác thường so với nhữngtinh trùng bình thường ( 5-10%).4.1.3. Số lượng nái/đực phụ trách - Nhẩy trực tiếp: 50 nái/1 lợn đực giống - Thụ tinh nhân tạo: 300-500 nái/1 đực giống trở lên4.1.4. Thời hạn sử dụng: 3 năm4.1.5. Khả năng phối giống cho lợn nái cơ bản phải đạt: - Tỷ lệ phối giống: 80% - Số con đẻ ra: 8 - 10 con/lứa. - Tỷ lệ nuôi sống đến cai sữa đạt 90%. Ngoài ra cần chú ý đến tốc độ tăng trọng, tỷ lệ nạc và độ dày mỡ lưng 3 cm.4.2. CHỌN LỌC LỢN ĐỰC ĐỂ LÀM GIỐNG4.2. 1. Chọn lọc tổ tiên: - Xem xét ông bà, bố mẹ, anh chị của lợn đực đó có đủ tiêu chuẩn làm giốnghay không: Số con đẻ ra/lứa, khả năng tăng trọng, tiêu tốn thức ăn, tỷ lệ nuôi sống,phẩm chất tinh dịch …v.v..4.2. 2. Chọn lọc đời sau: - Xem xét các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật của đời sau: con gái, con trai, cháu củalợn đực giống đó.4.2. 3. Chọn lọc bản thân - Chọn con của những con nái từ lứa thứ 4 đến lứa thứ 7 và mỗi đàn chỉ chọn 1-2 con. - Ngoại hình: chọn những con có đặc điểm ngoại hình đặc trưng cho từng phẩmgiống. Chọn những con khoẻ mạnh, hiền lành, có tính hăng tốt. Kết cấu ngoại hìnhchắc chắn, đầu cổ kết hợp tốt, không có ngấn vai đai cổ. - Chọn những con có lông da bóng mượt, mình dài, bụng gọn, và đặc biệt phảichọn những con có bốn chân thẳng, chắc và khoẻ, không đi bàn để có thể nhảy giáhoặc lợn nái tốt . Có 12 -14 vú trở lên, khoảng cách các núm vú cách đều nhau, núm vú to nổi rõ,không có vú lép, vú kẹ. Hai bên vú lộ rõ, cân đối. Phải chọn con có hai hòn cà nổi rõ, cân đối, không chọn con có dịch hoàn ẩn.Giai đoạn sử dụng phải có năng lực phối giống tốt. Tiêu tốn thức ăn thấp: 3,2 - 3,5 kg thức ăn/1 kg tăng trọng. Lợn phàm ăn, chịu đựng tốt với điều kiện khí hậu không mắc bệnh truyềnnhiễm. 44 * Đặc điểm sinh lý của lợn đực giống: Lợn đực có giống có quá trình dị hoá lớn hơn quá trình đồng hoá: + Trong suốt quá trình hoạt động sinh dục thì hai hòn dịch hoàn luôn sảnxuất ra tinh trùng, số lượng tinh dịch nhiều hơn các loài gia súc khác. Lợn đực giống nội đạt 80-150 ml tinh dịch/lần xuất. Lợn ngoại đạt 250-300 ml tinh dịch/lần xuất Bò chỉ đạt 3-5 ml/lần xuất tinh + Thần kinh của lợn đực giống luôn luôn hưng phấn và rất mẫn cảm, chỉmột kích thích nhỏ của con cái cũng gây cho con đực một tác động lớn. Vận dụng hiểu biết này để xây dựng chuồng trại lợn đực giống cách xa khuchuồng lợn cái. Chuồng lợn đực đặt ở đầu hướng gió và chuồng lợn cái đặt ở cuốihướng gió.4.3. NHU CẦU DINH DƯỠNG VÀ THỨC ĂN CHO LỢN ĐỰC GIỐNG:4.3.1. Nhu cầu về dinh dưỡnga. Nhu cầu về protein: Mức protein cung cấp cho lợn đực giống tuỳ theo tuổi và giống. - Nhu cầu protein thô (Pr thô) trong khẩu phẩn ăn của lợn đực ngoại cần đảmbảo: + Từ 20-60 kg cần 18% Pr thô + Từ 70-100 kg cần 16% Pr thô + Từ 100 kg trở lên cần 15% Pr thô - Nhu cầu protein thô trong khẩu phần đối với lợn đực nội cần 14-15% Pr thô Protein là thành phần quan trọng tạo nên mọi cơ quan trong cơ thể, là thànhphần tạo nên tinh dịch và tinh trùng. Nếu thiếu protein trong khẩu phần ăn thì mật độ, hoạt lực, và sức đề kháng củatinh trùng giảm và ngược lại. Mặt khác nếu thiếu Pr còn làm cho lợn chóng béo, ảnhhưởng đến khả năng nhảy giá của lợn đực giống.b. Nhu cầu về khoáng: - Các chất khoáng như Ca, P cũng là thành phần cấu tạo của tinh dịch. Nếuthiếu Ca và P thì tinh trùng phát dục không hoàn toàn, tỷ lệ kỳ hình cao, sức hoạtđộng yếu. Thiếu Ca và P còn làm cho con vật còi cọc,xương xốp và dễ gãy, bại liệt. - Nhu cầu Ca và P: Khi cung cấp Ca, P cho lợn đực giống cần chú ý cả về sốlượng và tỷ lệ Ca/P. Trong khẩu phần ăn của lợn đực giống cần đảm bảo 0,75% Ca;0,6% P. - Tỷ lệ Ca/P thích hợp: 1,2-1,8. 45c. Nhu cầu về vitamin: - Vitamin A: 5000UI/kg TĂ - Vitamin D: 300 UI/kg TĂ - Vitamin E: 20 mg/kg TĂ - Vitamin B: 100 mg/kg TĂ. Bảng 4.1: Nhu cầu dinh dường cho lợn đực giống cao sản (Các giống lợn yorshire, Landrace, Duroc …) ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: