Bài giảng Chọn tạo giống cây trồng ngắn ngày: Chương 7 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Số trang: 22
Loại file: pdf
Dung lượng: 1.10 MB
Lượt xem: 11
Lượt tải: 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài giảng Chọn tạo giống cây trồng ngắn ngày - Chương 7 cung cấp những kiến thức về chọn giống khoai môn, sọ. Những nội dung chính được trình bày trong chương này gồm: Nguồn gốc, phân loại và đa dạng của môn sọ; đặc điểm thực vật và sinh sản của khoai môn sọ; đặc điểm di truyền một số tính trạng;...và những nội dung liên quan khác. Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chọn tạo giống cây trồng ngắn ngày: Chương 7 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ Chương 7 CHỌN GIỐNG KHOAI MÔN, SỌ Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 4.4.1 Mở đầuhttps://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ Khoai môn sọ, Colocasia esculenta (L.) Schott rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam cây rất thân thuộc với 3 đại diện khoai môn, khoai sọ và khoai nước. Khoai môn sọ là cây thực phẩm quan trọng, đứng hàng thứ 5 trong số các cây trồng lấy củ (khoai tây, sắn, khoai lang và củ từ). Ở Việt Nam, khoai môn sọ được thuần hoá trước cả cây lúa, đã có thời gian nó là nguồn lương thực quan trọng trong bữa ăn của cư dân các vùng đồng bằng Sông Hồng và sông Cửu Long. Trong tương lai gần, khoai môn sọ sẽ được phát triển trong những điều kiện sinh thái mà những cây trồng khác rất khó cạnh tranh như đất trũng, đất ngập và cả đất lúa. Trong công tác phát triển khoai môn sọ hiện nay, có một số vấn đề cần phải được tiếp cận giải quyết: •Môn sọ có thời gian sinh trưởng dài, chiếm đất lâu; •Chưa thực sự có thị trường tiêu thụ. •Khả năng chế biến còn hạn chế do thiếu công nghệ phù hợp. b. Phân loại Môn sọ thuộc chi Colocasia, trong họ phụ Colocasioideae của họ một lá mầm Araceae. Môn sọ trồng được phân vào lớp Colocasia esculenta, nhưng loài này được xác định là có tính đa hình. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng có tính đa dạng di truyền cao. Có thể phân ra thành ít nhất hai nhóm hình thái đối với cây môn sọ Colocasia esculenta (Purseglove, 1972): 1-Colocasia esculenta (L.) Schott var. esculenta; 2- Colocasia esculenta (L.) Schott var. antiquorum Nhóm C. esculenta var. esculenta được đặc trưng bởi củ trung tâm tròn và lớn với ít củ con. Nó thường được gọi là dạng dasheen. Nhóm C. esculenta var. antiquorum thì ngược lại có củ trung tâm tròn với một vài củ con lớn phát triển từ củ trung tâm. Hầu hết các giống môn sọ trồng ở vùng châu Á, Thái Bình Dương có dạng dasheen. 4.4.2 Nguồn gốc, phân loại và đa dạng a. Nguồn gốc Khoai sọ có nguồn gốc từ trung tâm Indo-Malayan, cũng như giữa vùng miền Đông Ấn Độ và Bangladesh hoặc miền Nam Trung Quốc. Nguồn gốc hoang dại cũng như họ hàng hoang dại của loài thuần hóa, ba giả thuyết: 1.Nó phát tán từ Indo - Malay gợi ý rằng khoai sọ có nguồn gốc từ Nam châu Á; 2.Nó cũng được phát tán do di thực và các vector mang hạt; 3.Nó có thể là kết quả của một trung tâm độc lập. Khoảng 100 năm trước công nguyên, môn sọ đã được trồng ở Trung Quốc và Ai Cập. Nó đến bờ phía đông của châu Phi khoảng 2000 năm trước, sau đó được chuyển đến bờ tây bởi các nhà thám hiểm xuyên lục địa, sau đó di chuyển đến vùng Carribe trên các thuyền buôn nô lệ. Ngày nay môn sọ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống canh tác và trong bữa ăn của các đảo ở Thái Bình Dương. Hình 5.20. So sánh hình dạng củ giữa hai nhóm giống C. esculenta var. esculenta và C. esculenta var. antiquorum. (nguồn Masalkar and Keskar, 1998) c. Đa dạng Khoai sọ biến động về hình thái là một cơ sở chính phân loại thực vật học khác nhau, nhưng còn rất ít biết về đa dạng di truyền của loài. Purseglove (1979) hệ thống hóa gồm một loài nhưng hai giống thực vật học: C. esculenta var. esculenta (đặt tên là dasheen) và C. esculenta var. antiquorum (đặt tên là eddoe), sự khác nhau chính là đoạn thừa bất dục của bông mo. Đỉnh bất dục của bông mo của antiquorum thường dài hơn esculenta. Mẫu các giống nguồn gen thu thập ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Papua New Guinea và Vanuatu, đại diện cho đa dạng di truyền ở các nước đã đưa vào phân tích hình thái và isozyme. Trên cơ sở tiếp cận này xây dựng vốn gen và phân nhóm khác nhau (hình 5.20). Hình 5.21. Phương pháp phân nhánh sử dụng các mẫu nguồn gen khoai sọ thu thập Ghi chú : KPC = không phân cành, PC = phân cành (nguồn Ramanatha Rao và cs., 2010). 5.4.3 Đặc điểm thực vật và sinh sản a. Đặc điểm hình thái Khoai môn sọ là cây thân thảo, thường có những lá lớn gắn trên một thân ngầm nằm dưới đất (thường gọi là củ). Phiến lá rộng mỏng nằm trên một cuống lá dài và thẳng. Phiến lá có thể dài từ 25 - 80 cm và rộng từ 20 - 60 cm. Phiến lá có hình oval đầy đặn có chiều cao từ 1 - 2 mét. Cây gồm một thân ngầm ở trung tâm (thường nằm dưới mặt đất), từ đó có các lá mọc hướng lên trên và các rễ hướng xuống dưới. Các thân con, thân cháu mọc ra sau đó. Hệ thống rễ dạng chùm và tập trung chủ yếu trên tầng đất mặt. Dạng cây dasheen, thân ngầm thường có hình trụ và lớn. Nó có thể dài tới 30cm với đường kính 15cm, chiếm hầu hết phần ăn được của cây. Đối với dạng eddoe, thân ngầm thường nhỏ, tròn và được bao bởi một vài củ con, củ cháu. Củ con và củ cháu đóng góp đáng kể vào phần ăn được của môn sọ dạng eddoe. b. Sinh sản Đơn vị hoa ở cây khoai môn sọ là bông mo. Mỗi cụm hoa nằm trên một cuống hoa thẳng. Ở gốc của mỗi cuống hoa, trừ cuống đầu tiên, có một lá bao kéo dài tương tự như lá đòng. Số lượng bông mo trong một cây phụ thuộc vào cấu trúc di truyền và giống. Tuy nhiên, số lượng lớn nhất ghi nhận được đến nay là 5 bông mo cho một gốc môn sọ. Khoai môn là cây đơn tính cùng gốc. Các hoa chét nhỏ và xuất hiện trên mỗi cụm hoa kéo dài. Cụm hoa được chia thành nhiều phần: phần cái (bên dưới), phần đai bất dục, phần đực và đầu mút bất dục. Các hoa chét không có cuống. Hoa cái, thường lẫn với một số hoa bất dục, có thể được phân biệt với hoa cái hữu dục (màu xanh) với vòi nhuỵ phát triển tốt. Hoa chét đực không có cuống, hoa đực có từ 2-6 bao phấn nhưng không có cuống, hợp sinh lại thành dạng tháp. Tỷ lệ hoa cái bất dục nằm rải rác giữa những hoa cái hữu dục, phụ thuộc vào kiểu gen, vị trí của cụm hoa so với các cụm hoa khác và một số yếu tố môi trường, như dinh dưỡng đất, đất, độ ẩm, bóng râm, mật độ và vĩ độ. Đặc điểm nở hoa của khoai môn sọ: Dấu hiệu đầu tiên của quá trình nở hoa là sự xuất hiện của lá bao. Lá bao n ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Chọn tạo giống cây trồng ngắn ngày: Chương 7 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam https://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ Chương 7 CHỌN GIỐNG KHOAI MÔN, SỌ Lớp Học Phần VNUA ( Khoa Nông Học ) - Học Viện Nông Nghiệp Việt Nam 4.4.1 Mở đầuhttps://sites.google.com/site/lophocphank57vnua/ Khoai môn sọ, Colocasia esculenta (L.) Schott rất phổ biến ở các vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam cây rất thân thuộc với 3 đại diện khoai môn, khoai sọ và khoai nước. Khoai môn sọ là cây thực phẩm quan trọng, đứng hàng thứ 5 trong số các cây trồng lấy củ (khoai tây, sắn, khoai lang và củ từ). Ở Việt Nam, khoai môn sọ được thuần hoá trước cả cây lúa, đã có thời gian nó là nguồn lương thực quan trọng trong bữa ăn của cư dân các vùng đồng bằng Sông Hồng và sông Cửu Long. Trong tương lai gần, khoai môn sọ sẽ được phát triển trong những điều kiện sinh thái mà những cây trồng khác rất khó cạnh tranh như đất trũng, đất ngập và cả đất lúa. Trong công tác phát triển khoai môn sọ hiện nay, có một số vấn đề cần phải được tiếp cận giải quyết: •Môn sọ có thời gian sinh trưởng dài, chiếm đất lâu; •Chưa thực sự có thị trường tiêu thụ. •Khả năng chế biến còn hạn chế do thiếu công nghệ phù hợp. b. Phân loại Môn sọ thuộc chi Colocasia, trong họ phụ Colocasioideae của họ một lá mầm Araceae. Môn sọ trồng được phân vào lớp Colocasia esculenta, nhưng loài này được xác định là có tính đa hình. Nguyên nhân chủ yếu là do chúng có tính đa dạng di truyền cao. Có thể phân ra thành ít nhất hai nhóm hình thái đối với cây môn sọ Colocasia esculenta (Purseglove, 1972): 1-Colocasia esculenta (L.) Schott var. esculenta; 2- Colocasia esculenta (L.) Schott var. antiquorum Nhóm C. esculenta var. esculenta được đặc trưng bởi củ trung tâm tròn và lớn với ít củ con. Nó thường được gọi là dạng dasheen. Nhóm C. esculenta var. antiquorum thì ngược lại có củ trung tâm tròn với một vài củ con lớn phát triển từ củ trung tâm. Hầu hết các giống môn sọ trồng ở vùng châu Á, Thái Bình Dương có dạng dasheen. 4.4.2 Nguồn gốc, phân loại và đa dạng a. Nguồn gốc Khoai sọ có nguồn gốc từ trung tâm Indo-Malayan, cũng như giữa vùng miền Đông Ấn Độ và Bangladesh hoặc miền Nam Trung Quốc. Nguồn gốc hoang dại cũng như họ hàng hoang dại của loài thuần hóa, ba giả thuyết: 1.Nó phát tán từ Indo - Malay gợi ý rằng khoai sọ có nguồn gốc từ Nam châu Á; 2.Nó cũng được phát tán do di thực và các vector mang hạt; 3.Nó có thể là kết quả của một trung tâm độc lập. Khoảng 100 năm trước công nguyên, môn sọ đã được trồng ở Trung Quốc và Ai Cập. Nó đến bờ phía đông của châu Phi khoảng 2000 năm trước, sau đó được chuyển đến bờ tây bởi các nhà thám hiểm xuyên lục địa, sau đó di chuyển đến vùng Carribe trên các thuyền buôn nô lệ. Ngày nay môn sọ đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống canh tác và trong bữa ăn của các đảo ở Thái Bình Dương. Hình 5.20. So sánh hình dạng củ giữa hai nhóm giống C. esculenta var. esculenta và C. esculenta var. antiquorum. (nguồn Masalkar and Keskar, 1998) c. Đa dạng Khoai sọ biến động về hình thái là một cơ sở chính phân loại thực vật học khác nhau, nhưng còn rất ít biết về đa dạng di truyền của loài. Purseglove (1979) hệ thống hóa gồm một loài nhưng hai giống thực vật học: C. esculenta var. esculenta (đặt tên là dasheen) và C. esculenta var. antiquorum (đặt tên là eddoe), sự khác nhau chính là đoạn thừa bất dục của bông mo. Đỉnh bất dục của bông mo của antiquorum thường dài hơn esculenta. Mẫu các giống nguồn gen thu thập ở Việt Nam, Thái Lan, Indonesia, Philippines, Papua New Guinea và Vanuatu, đại diện cho đa dạng di truyền ở các nước đã đưa vào phân tích hình thái và isozyme. Trên cơ sở tiếp cận này xây dựng vốn gen và phân nhóm khác nhau (hình 5.20). Hình 5.21. Phương pháp phân nhánh sử dụng các mẫu nguồn gen khoai sọ thu thập Ghi chú : KPC = không phân cành, PC = phân cành (nguồn Ramanatha Rao và cs., 2010). 5.4.3 Đặc điểm thực vật và sinh sản a. Đặc điểm hình thái Khoai môn sọ là cây thân thảo, thường có những lá lớn gắn trên một thân ngầm nằm dưới đất (thường gọi là củ). Phiến lá rộng mỏng nằm trên một cuống lá dài và thẳng. Phiến lá có thể dài từ 25 - 80 cm và rộng từ 20 - 60 cm. Phiến lá có hình oval đầy đặn có chiều cao từ 1 - 2 mét. Cây gồm một thân ngầm ở trung tâm (thường nằm dưới mặt đất), từ đó có các lá mọc hướng lên trên và các rễ hướng xuống dưới. Các thân con, thân cháu mọc ra sau đó. Hệ thống rễ dạng chùm và tập trung chủ yếu trên tầng đất mặt. Dạng cây dasheen, thân ngầm thường có hình trụ và lớn. Nó có thể dài tới 30cm với đường kính 15cm, chiếm hầu hết phần ăn được của cây. Đối với dạng eddoe, thân ngầm thường nhỏ, tròn và được bao bởi một vài củ con, củ cháu. Củ con và củ cháu đóng góp đáng kể vào phần ăn được của môn sọ dạng eddoe. b. Sinh sản Đơn vị hoa ở cây khoai môn sọ là bông mo. Mỗi cụm hoa nằm trên một cuống hoa thẳng. Ở gốc của mỗi cuống hoa, trừ cuống đầu tiên, có một lá bao kéo dài tương tự như lá đòng. Số lượng bông mo trong một cây phụ thuộc vào cấu trúc di truyền và giống. Tuy nhiên, số lượng lớn nhất ghi nhận được đến nay là 5 bông mo cho một gốc môn sọ. Khoai môn là cây đơn tính cùng gốc. Các hoa chét nhỏ và xuất hiện trên mỗi cụm hoa kéo dài. Cụm hoa được chia thành nhiều phần: phần cái (bên dưới), phần đai bất dục, phần đực và đầu mút bất dục. Các hoa chét không có cuống. Hoa cái, thường lẫn với một số hoa bất dục, có thể được phân biệt với hoa cái hữu dục (màu xanh) với vòi nhuỵ phát triển tốt. Hoa chét đực không có cuống, hoa đực có từ 2-6 bao phấn nhưng không có cuống, hợp sinh lại thành dạng tháp. Tỷ lệ hoa cái bất dục nằm rải rác giữa những hoa cái hữu dục, phụ thuộc vào kiểu gen, vị trí của cụm hoa so với các cụm hoa khác và một số yếu tố môi trường, như dinh dưỡng đất, đất, độ ẩm, bóng râm, mật độ và vĩ độ. Đặc điểm nở hoa của khoai môn sọ: Dấu hiệu đầu tiên của quá trình nở hoa là sự xuất hiện của lá bao. Lá bao n ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chọn tạo giống cây trồng Chọn tạo giống cây trồng ngắn ngày Cây trồng ngắn ngày Khoai môn sọ Chọn giống khoai môn sọ Đặc điểm hình tháiGợi ý tài liệu liên quan:
-
13 trang 58 0 0
-
Tiểu luận: Công nghệ sinh học trong chọn giống cây trồng
30 trang 20 0 0 -
Giáo trình Chọn tạo giống cây trồng: Phần 2 - PGS. TS Nguyễn Đức Lương
153 trang 17 0 0 -
Khoa học trồng trọt (Tập 1): Phần 1
210 trang 17 0 0 -
15 trang 16 0 0
-
7 trang 15 0 0
-
8 trang 14 0 0
-
Tìm hiểu một vài đặc điểm về hình thái - giải phẩu và sinh trưởng của cây hương bài ở Thừa Thiên Huế
0 trang 14 0 0 -
Bài giảng Chọn tạo giống cây trồng ngắn ngày: Chương 8 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
67 trang 13 0 0 -
Bài giảng Bảo vệ thực vật - Bài: Tìm hiểu về đặc tính sinh thái của loài Keo lai
22 trang 12 0 0