Bài giảng chuyên đề: Sử dụng Corticoid trong lâm sàng thấp khớp học
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng chuyên đề: Sử dụng Corticoid trong lâm sàng thấp khớp họcBÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ:SỬ DỤNG CORTICOID TRONGLÂM SÀNG THẤP KHỚP HỌCBiên soạn: TS.Đoàn Văn Đệ (Học viện Quân Y)1MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ:Sau khi học xong chuyên đề “Sử dụng corticoid trong lâm sàngthấp khớp học”, người học nắm được những kiến thức có liên quan như:Tác dụng sinh lý của cortico-steroid; Dược lý học cortico-steroid; và Cáctác dụng phụ của corticoid trong lâm sàng thấp khớp học.2NỘI DUNGI. ĐẠI CƢƠNGSử dụng corticoid là vấn đề quan trọng và còn nhiều tranh cãi trong lâmsàng thấp khớp học. Tác dụng chống viêm nhanh và mạnh là những căn cứcho việc chỉ định thuốc trong điều trị các bệnh khớp. Phát minh corticosteroid được giải thưởng Nobel năm 1950.Nhưng thực tế cho thấy, khi dùng thuốc kéo dài, liều cao vượt quá liềusinh lí đã gây nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng dẫn đến những quan điểmkhác nhau về vai trò của cortico-steroid trong sinh lý bệnh và điều trị cácbệnh khớp. Tuy vậy việc sử dụng cortico-steroid vẫn là biện pháp quan trọngtrong điều trị một số bệnh khớp, vì tác dụng mạnh của thuốc trong nhiềutrường hợp mà chưa có thuốc chống viêm nào vượt được.II. TÁC DỤNG SINH LÝ CỦA CORTICO-STEROID1. Tác dụng của Hormon cortico-sterroidHormon cortico-sterroid là yếu tố cần thiết cho sự phát triển bìnhthường của cơ thể, giúp cơ thể duy trì hằng định của nội môi trong trạng tháibình thường cũng như trạng thái stress. Các hormon này là sản phẩm của trụcđồi thị-tuyến yên-tuyến thượng thận [Hypothalamic Pituitary-Adrenal (HPA)]đáp ứng với các stress.- Ngoài tác dụng chống viêm nhanh và mạnh, các cortico-steroid còn cóvai trò điều hoà quá trình chuyển hoá các chất, và điều hoà chức năng của hệthần kinh trung ương.- Điều kiện sinh lý bình thường nồng độ cortico-steroid trong huyếttương thay đổi theo nhịp ngày đêm. Nồng độ đạt đỉnh cao từ 8-10 giờ sáng và3giảm dần, thấp nhất vào khoảng 21-23 giờ. Sau đó tăng trở lại từ khoảng 4 giờsáng hôm sau.Trong trạng thái stress có biểu hiện tuyến thượng thận đáp ứng bằngtăng tổng hợp và giải phóng các cortico-steroid vào máu: các kích thích gâyviêm thường kèm với việc giải phóng các cytokin như interleukin 1, 6 (IL1 vàIL6), yếu tố hoại tử u (tumor necrosis factor - TNFα). Các cytokin kích thíchtrục đồi thị - tuyến yên - tuyến thượng thận tăng tổng hợp cortico-steroid kếtquả là gây ức chế ngược quá trình giải phóng cytokin do đó giảm quá trìnhviêm.Khi tổng hợp không đủ cortico-steroid sẽ dẫn đến không kiểm soátđược phản ứng viêm gây tổn thương tổ chức lan rộng-tiếp tục gây giải phóngnhiều chất trung gian hoá học có tác dụng gây viêm. Mất khả năng thông tinngược (Feed back) giữa hệ thần kinh trung ương và các cơ chế gây viêm ởngoại vi có thể là yếu tố quan trọng trong cơ chế bệnh sinh của một số bệnhkhớp.2. Một số tác dụng sinh lýCortico-steroid có nhiều tác dụng sinh lý. Một số tác dụng sinh lý chủyếu gồm:- Làm tăng khả năng thức tỉnh và sảng khoái.- Làm tăng glucose máu và tăng glycogen ở gan.- Làm tăng khả năng kháng insulin.- Ức chế chức năng tuyến giáp.- Ức chế chức năng tái tổng hợp và bài tiết hormon.- Làm tăng quá trình dị hoá ở cơ.- Làm tăng hoạt tính các men giải độc.- Làm chậm liền vết thương.4- Kiềm chế phản ứng viêm cấp tính.- Kiềm chế phản ứng quá mẫn cảm muộn qua trung gian tế bào (phảnứng typ 4) và kiềm chế phản ứng miễn dịch dịch thể (týp 2).3. Tác dụng trên tế bào.- Thay đổi hoạt tính của tế bào thần kinh ở nhiều vùng của não do thayđổi các Neuropeptit, do tổng hợp và giải phóng nhiều chất dẫn truyền thầnkinh (đặc biệt là các cathecholamine , axit α aminobutyric và prostaglandine).- Ức chế sự tổng hợp và ức chế giải phóng các hormon kích thích bàitiết tuyến thượng thận và tuyến sinh dục (corticotropin, gonadotropin) từ vùngdưới đồi thị.- Ức chế sự tổng hợp và ức chế bài tiết các hormon kích thích tuyếnthượng thận, kích thích tuyến giáp và hormon tăng trưởng của vùng tuyếnyên.- Ức chế sự tổng hợp và ức chế bài tiết các hormon cortisol và androgencủa tuyến thượng thận.- Ức chế sự tổng hợp estrogen của buồng trứng, ức chế tổng hợptestosteron của tinh hoàn, giảm hoạt tính của các hormon này tại cơ quanđích.- Ức chế sự phát triển của các tạo cốt bào.- Làm tăng loạn dưỡng cơ của khối cơ vân.- Làm thay đổi hoạt tính của tế bào mỡ do biến đổi phân bố mỡ trong tổchức mỡ.- Làm giảm quá trình tăng sinh các tế bào sợi xơ, giảm tổng hợp ADN,và giảm tổng hợp các sợi collagen.- Ức chế tế bào sợi non sản xuất phospholipase A2, cyclooxygenase,prostaglandin và metalloproteinase.5 ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Bài giảng chuyên đề Sử dụng Corticoid Lâm sàng thấp khớp học Tác dụng sinh lý của cortico steroid Dược lý học cortico steroid Tác dụng phụ của corticoidGợi ý tài liệu liên quan:
-
11 trang 131 0 0
-
Bài giảng chuyên đề: Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật của đảng
73 trang 68 0 0 -
Bài giảng chuyên đề: Lập dự toán ngân sách nhà nước
37 trang 52 0 0 -
Bài giảng chuyên đề: Giao tiếp trong quản lý hành chính nhà nước
23 trang 41 0 0 -
Bài giảng Chuyên đề: Thị trường bất động sản
159 trang 29 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Phù phổi cấp trong sản khoa
19 trang 29 0 0 -
Bài giảng chuyên đề: Sinh lý học về máu
30 trang 29 0 0 -
Bài giảng Chuyên đề: Xây dựng đội ngũ đảng viên của đảng
61 trang 26 0 0 -
Bài giảng chuyên đề: Sinh lý bệnh hô hấp - Đỗ Hoàng Dung
16 trang 22 0 0 -
28 trang 22 0 0
-
Bài giảng chuyên đề Sản khoa: Nhiễm khuẩn hậu sản
11 trang 22 0 0 -
Bài giảng Chuyên đề: Chương trình GDPT mới môn Sinh học - Bảo Thắng
26 trang 17 0 0 -
Bài giảng chuyên đề: Sinh lý bệnh thần kinh
30 trang 17 0 0 -
Bài giảng chuyên đề: Tâm thần học
15 trang 16 0 0 -
Bài giảng chuyên đề: Giải phẫu và sinh lý não
8 trang 16 0 0 -
Bài giảng chuyên đề: Thi đua, khen thưởng trong quản lý nhà nước
19 trang 15 0 0 -
Bài giảng Chuyên đề Vận dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực
72 trang 15 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Thần kinh học: Hội chứng tiền đình
20 trang 15 0 0 -
Bài giảng chuyên đề Bệnh học: Bong võng mạc
15 trang 15 0 0 -
Bài giảng chuyên đề: Dược lý - dược động học
12 trang 15 0 0